Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 22/06/2023 - 09:28:19
370
Mục lục
Xem thêm
Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không là một vấn đề còn nhiều bất cập. Bài viết này hãy cùng Kiddihub giải đáp về việc trẻ tự kỷ có được coi là khuyết tật không nhé!
Trẻ tự kỷ là tật hay bệnh? Đây là một câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm và lo lắng.
Tự kỷ ở trẻ em là một bệnh của não do rối loạn phát triển thần kinh bao gồm những thay đổi cấu trúc ở tiểu não, thùy trán và thùy thái dương, những bất thường sinh hóa thần kinh,...) do có gen bất thường. Tuy nhiên những vấn đề này đều vẫn là giả thuyết, chưa có một kết luận cụ thể về nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh tự kỷ ở trẻ em, tuy nhiên có một số nhận định trẻ bị tự kỷ là do:
Sự phát triển thiếu hài hòa não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não của trẻ.
Khi mang thai, người mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… sẽ làm tăng nguy cơ trẻ mắc chứng tự kỷ sau khi sinh. Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khác như người mẹ mắc virus Rubella hoặc bệnh lý tuyến giáp gây thiếu hụt tyroxin,... trong quá trình mang thai.
Các yếu tố có hại xung quanh môi trường sống của trẻ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, khói thuốc,...
Gia đình không quan tâm chăm sóc hay giáo dục cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ. Các thành viên trong gia đình là người tiếp xúc với trẻ hằng ngày, kích thích trẻ phát triển về ngôn ngữ, các quan hệ xã hội, kĩ năng nhận biết về thế giới xung quanh. Vậy nên nếu ba mẹ, người lớn trong gia đình không quan tâm hoặc quan tâm không đúng cách cũng được cho là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ.
Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội… thậm chí nhiều trẻ không có khả năng tự chăm sóc bản thân.
Trước khi xác định trẻ tự kỷ có được coi là khuyết tật không thì cần phải tìm hiểu một số quy định của pháp luật về vấn đề này. Theo Điều 3 của Luật Người khuyết tật năm 2010, có các dạng tật gồm: khuyết tật vận động, nghe, nói, nhìn, thần kinh, tâm thần, trí tuệ và dạng khuyết tật khác.
Còn theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, khuyết tật về thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn nhận thức, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và biểu hiện hành vi, lời nói bất thường.
Vì vậy xem xét trẻ tự kỷ với những quy định trên thì có thể hiểu trẻ em tự kỷ là người khuyết tật về thần kinh, tâm thần. Khi đã có đủ yếu tố công nhận trẻ tự kỷ là một dạng khuyết tật thì vẫn đòi hỏi cần giấy xác nhận trẻ tự kỷ được các đơn vị có thẩm quyền chứng mình thì mới có thể nhận được các chính sách xã hội hỗ trợ.
Việc xác định trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không để đảm bảo quyền lợi cá nhân của trẻ tự kỷ và đời sống của gia đình. Theo căn cứ vào Nghị định 20/2021/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật và tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ sẽ được hưởng các chính sách tương ứng như bảng sau:
Bên cạnh được nhận trợ cấp hàng tháng thì trẻ khuyết tật còn được nhận các hỗ trợ đặc biệt như: hỗ trợ về giáo dục, trợ cấp, miễn giảm học phí, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập, chăm sóc sức khỏe, đào tạo công việc để có thể tự nuôi sống bản thân,...
Song song với các chính sách của nhà nước thì hiện nay có nhiều đơn vị, nhà hảo tâm dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ tự kỷ. Các đơn vị tổ chức các chương trình giáo dục, khám sức khỏe miễn phí, hỗ trợ đào tạo và tìm việc cho người tự kỷ.
Việc chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà khó hơn nhiều so với chăm sóc trẻ phát triển bình thường. Một đặc điểm của trẻ tự kỷ là trẻ chỉ tập trung vào những gì trẻ thích và không bao giờ lắng nghe những gì cha mẹ đang cố gắng nói.
Vì vậy, cha mẹ của trẻ tự kỷ cần phải thực sự kiên nhẫn khi giáo dục và chăm sóc con tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà mà ba mẹ cần biết:
21 độ C – 23 độ C là nhiệt độ lý tưởng phù hợp với trẻ tự kỷ. Đồng thời ba mẹ cũng nên tránh cho trẻ tự kỷ đi đến nơi có áp suất không khí thấp (những khu vực cao nguyên, vùng núi), việc này sẽ khiến tình trạng thiếu oxy trong não của trẻ trở nên nặng hơn và có thể gây ra những ảnh hưởng tới tình trạng bệnh của trẻ.
Thường xuyên gọi tên con sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ nhận biết đó là tên của bạn và từ đó tăng khả năng đáp ứng các cuộc gọi của cha mẹ. Việc lặp đi lặp lại điều này hàng ngày này sẽ dần trở thành thói quen và phản xạ của bạn sẽ dễ dàng tăng lên trong những lần tiếp theo.
Ba mẹ nên giúp trẻ tự kỷ tương tác với sự vật, sự việc xung quanh như ba mẹ hỏi con về các sự vật trên đường, đi bộ, dẫn bé tới công viên, khu vui chơi,... Ngoài ra, ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ những việc cơ bản để phục vụ bản thân như tự ăn uống, mang giày, tự mặc quần áo, tự lấy quần áo,...
Đối với trẻ tự kỷ, ba mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé:
Trẻ tự kỷ khi trưởng thành sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có sự trợ giúp của cha mẹ. Bởi vậy nên ngay từ bé, khi nói chuyện với trẻ tự kỷ, ba mẹ nên nói chuyện bằng lời nói đơn giản, kết hợp những cử chỉ, điệu bộ để trẻ chú ý hơn và tránh la mắng trẻ. Ba mẹ nên tập giao tiếp với trẻ bằng mắt vì trẻ tự kỷ thường ít giao tiếp bằng mắt. Từ đó sẽ giúp trẻ tạo thói quen tương tác với người xung quanh và mở rộng mối quan hệ hội.
Hy vọng qua những chia sẻ trên của Kiddihub đã giúp các ba mẹ có được đáp án dạy con cho câu hỏi "trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không" và có được những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề tự kỷ và khuyết tật cùng những cách phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ. Và ba mẹ đừng quên theo dõi website của Kiddihub để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích khác về căn bệnh này nhé!
Có thể bạn quan tâm: Khám trẻ tự kỷ ở đâu thì tốt?
Đăng bởi: ThuHuong
23/04/2025
66
Đọc tiếp
22/04/2025
54
Đọc tiếp
19/04/2025
91
Đọc tiếp
12/04/2025
175
Đọc tiếp
12/04/2025
184
Đọc tiếp
12/04/2025
152
Đọc tiếp
12/04/2025
135
Đọc tiếp
12/04/2025
179
Đọc tiếp