Đăng vào 01/08/2023 - 09:24:35
496
Mục lục
Xem thêm
Một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non hiện nay như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm thanh quản, viêm tai giữa, đau mắt đỏ và các bệnh về đường tiêu hóa,….
Một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non hiện nay như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm thanh quản, viêm tai giữa, đau mắt đỏ và các bệnh về đường tiêu hóa,…. Do đó, cha mẹ cần trang bị các phương pháp phòng tránh hợp lý, đúng cách cho con.
Theo đó, các vấn đề vệ sinh cá nhân, môi trường xung quanh, tiêm vắc xin đúng lịch,… là phương pháp phụ huynh cần làm cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Mời bạn theo dõi ngay nội dung Kiddihub chia sẻ bên dưới để hiểu rõ hơn về vấn đề.
Các bệnh ở trẻ em hiện nay thường gặp nhất là viêm thanh quản, đau mắt đỏ, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp,… Bạn hãy theo dõi bảng mẫu dưới đây để biết rõ hơn:
Các căn bệnh | Chi tiết |
---|---|
✅ Căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ mầm non | Đây là căn bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo. Khi mắc bệnh, bé sẽ có các dấu hiệu như hắt hơi, sốt cao - vừa, chảy mũi, nghẹt mũi, khàn giọng,… Trên thực tế, khi thời tiết lạnh, có nhiều trẻ lại bị ho dù ba mẹ có chăm kỹ đến đâu. Nguyên nhân một phần cũng do bé nhỏ nên có hối mũi hẹp. Do đó, khi bị viêm nhiễm, chất nhầy sẽ tăng tiết hơn và việc thở bằng mũi trở nên khó khăn hơn. |
✅ Các bệnh về tiêu hóa | Trẻ nhỏ vốn có hệ tiêu hóa non nớt nên dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa. Ví dụ cụ thể về rối loạn tiêu hóa – Đây là một trong các bệnh thường gặp nhất ở trẻ mầm non hoàn toàn có thể được điều trị. Tuy nhiên, bệnh này sẽ mang đến cho bé nhiều phiền toái đồng thời làm cản trở trực tiếp sự phát triển thể chất – trí não. Thêm vào đó, quá trình hấp thụ và tiêu hóa các chất dinh dưỡng cũng bị giảm sút trầm trọng. |
✅ Bệnh viêm thanh quản | Căn bệnh lý viêm cấp tại niêm mạc màng nhầy thanh quản có biểu hiện đặc trưng bởi khản tiếng hoặc do mất hiện tượng viêm tại dây thanh âm. Bệnh viêm thanh quản thường xảy ra phổ biến ở trẻ trong giai đoạn từ 7-36 tháng, đặc biệt là thời điểm lạnh. Ngoài đau họng, khàn tiếng hoặc mất tiếng cũng là dấu hiệu nhưng lại khiến trẻ bị nặng hơn. Do đó, bậc cha mẹ cần chú ý rằng nếu như con bị đau họng, sốt, thở rít, sưng hạch cổ,… là lúc căn bệnh đã chuyển biến nặng. |
✅ Viêm tai giữa | Bệnh viêm tai giữa thường xảy ra khi tai bị sưng tấy do sự hình thành các chất nhầy phía sau màng nhĩ. Khi mắc bệnh, trẻ có thể sẽ mắc những triệu chứng sau: - Sốt lên tới hơn 39 độ C. - Khó ngủ, hay quấy khóc. - Tiêu chảy và nôn ói. - Chảy mủ từ ống tai ngoài. - Kém phản ứng với âm thanh. - Đau đầu - tai hoặc giảm thính lực. |
✅ Đau mắt đỏ | Đây là bệnh trẻ dễ mắc phải nhất và có khả năng lây lan rất nhanh chóng. Bên cạnh đó, bệnh đau mắt đỏ là tình trạng kết mạc che phủ bề mặt nhãn cầu bị viêm khiến mắt bị đỏ - ửng đỏ. Đau mắt đỏ trung bình kéo dài từ 4 tới 7 ngày là sẽ khỏi nếu như được điều trị hợp lý, đúng cách, một số biểu hiện có thể kể đến như: - Cảm thấy khó chịu, cộm ở mắt, đồng thời hay bị chảy nước mắt. - Sáng dậy khó mở mắt, nhiều gỉ. |
Xem thêm: Top trung tâm kỹ năng sống tốt nhất cho trẻ tại Hà Nội
Thông thường, các bệnh thường gặp ở trẻ em mầm non và cách xử lý không quá khó nhưng cha mẹ cần phải thực hiện nghiêm ngặt, tránh tình trạng để bệnh trở nên nặng hơn. Dưới đây là nguyên nhân và phương pháp điều trị, phụ huynh không nên bỏ qua:
Khi các bé bước vào độ tuổi mầm non sẽ là lúc con thay đổi môi trường sinh hoạt. Tại nơi này, trẻ sẽ bắt đầu tiếp xúc với bạn bè, thầy cô đồng thời được vui chơi, học hỏi trong không gian rộng lớn hơn.
Chính vì thế, nguy cơ con bị virus tấn công cũng sẽ cao hơn đồng thời dễ mắc một số bệnh thường gặp. Có thể kể đến vài nguyên nhân chính dưới đây:
- Tiếp xúc gần gũi với trẻ nhỏ khác, bỏ đồ vào miệng, chơi chung đồ chơi.. làm tăng nguy cơ lây nhiễm rồi gây bệnh.
- Hệ thống miễn dịch ở bé chưa thực sự hoàn thiện nên khiến con khó chống lại các bệnh chưa được tiếp xúc trước đó và nói lắp khi căng thẳng. Thêm vào đó, lứa tuổi nhà trẻ cũng chưa hoàn thành tất cả các mũi tiêm phòng ngừa.
- Do bé chưa ý thức được việc bảo vệ bản thân và giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Có thể nói rằng, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng ở nước ta khá cao nhưng vẫn chưa đạt 100%. Điều đó đã dẫn đến tình trạng mắc bệnh của trẻ nhỏ.
Khi con nhỏ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, viêm thanh quản, viêm tai giữa hay đau mắt đỏ,… cha mẹ cần thực hiện các phương pháp dưới đây để giúp trẻ an toàn:
Đầu tiên, bạn cần vệ sinh mũi, miệng cho trẻ bằng nhỏ từng giọt nước muối sinh lý vào từng bên mũi để làm loãng dịch mũi, sau đó loại bỏ dịch bằng dụng cụ.
Sau đó, cha mẹ nên vỗ lưng cho trẻ giúp con bớt ho và loại bỏ đờm hiệu quả. Điều này nên làm trước bữa ăn hoặc 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn.
Tuy nhiên, nếu bệnh biến chuyển nặng, mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời vì có thể sẽ chuyển sang viêm phổi.
Nếu bậc phụ huynh thấy trẻ có các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường, rối loạn tiêu hóa thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán bệnh.
Bạn không nên tự ý cho con em mình dùng thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Thông thường, căn bệnh viêm thanh quản ở mức độ nhẹ sẽ thuyên giảm sau 3 – 4 ngày. Cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm, tránh sử dụng các gia vị kích thích như ớt, tiêu trong thức ăn.
Nếu phát hiện con có chuyển biến nặng như khó thở, sốt cao trên 39 độ cùng cảm giác mệt mỏi, bạn nên đưa đi khám ngay.
Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa bao gồm điều trị chứng đau tai, chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh rồi theo dõi.
Theo đó, bạn cần làm giảm đau, hạ sốt cho con rồi dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Trong vòng từ 1 – 4 tuần, phụ huynh nên đưa bé đi kiểm tra lại để kiểm tra xem đã hết nhiễm trùng chưa.
Khi bé bị đau mắt đỏ, mẹ cần rửa mắt cho con 2 ngày/lần bằng nước muối sinh lý chuyên dụng hay nhân tạo nhằm giúp loại bỏ cảm giác cộm và rát mắt.
Tiếp theo đó, bạn nên dạy con đeo kính để tránh bụi bẩn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn. Nếu trường hợp con chỉ bị đau một bên, mẹ không nên dùng một lọ thuốc cho cả 2 bên mắt mà phải giữ gìn vệ sinh tuyệt đối không để lây lan sang mắt còn lại.
Tham khảo ngay: Đồ chơi giáo dục cho bé 5 tuổi giúp ích cho sự phát triển của trẻ
Để phòng tránh các bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, bậc cha mẹ cần thực hiện theo các biện pháp phòng tránh dưới đây để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như hạn chế tình trạng viêm nhiễm bệnh cho bé. Cụ thể như sau:
- Tiêm vắc xin đúng lịch, đầy đủ cho con.
- Dạy bé về những thói quen lành mạnh, tránh tình trạng gây khủng hoảng tâm lý ở trẻ.
- Mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho con bằng cách lên đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu: Đạm – xơ – tinh bột – chất béo để trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thụ tốt hơn.
- Vệ sinh cơ thể bao gồm: Rửa tay chân, vệ sinh tai – mũi – họng, làm sạch tay chân, tay,…. thường xuyên cho bé để tránh tình trạng nhiễm bệnh.
- Vệ sinh môi trường xung quanh trẻ như giúp phòng ngủ luôn thông thoáng, sạch sẽ, đồ chơi sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho con.
Có thể nói, một số căn bệnh phổ biến như đã nói ở trên rất dễ gặp ở trẻ. Do đó, bạn nên chú ý hơn đến sức khỏe cũng như vệ sinh an toàn cho bé cùng để tránh tình trạng lây nhiễm xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Top trung tâm kỹ năng sống tốt nhất cho trẻ tại Hồ Chí Minh
Như vậy, KiddiHub đã chia sẻ về nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe của con lành mạnh khi đến trường đồng thời khám phá học hỏi được nhiều điều hay.
Đăng bởi: PhamMai
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
24/12/2024
100
Đọc tiếp
20/12/2024
154
Đọc tiếp
19/12/2024
168
Đọc tiếp
19/12/2024
172
Đọc tiếp
12/12/2024
151
Đọc tiếp
12/12/2024
189
Đọc tiếp
11/12/2024
159
Đọc tiếp
11/12/2024
174
Đọc tiếp