Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Nhóm chữ cái cho trẻ mầm non luyện đọc, viết hiệu quả

Đăng vào 22/08/2023 - 23:30:46

9787

Mục lục

Xem thêm

Nhóm chữ cái cho trẻ mầm non luyện đọc, viết hiệu quả

Các nhóm chữ cái cho trẻ mầm non cung cấp cho bé nền tảng vững chắc. Không những vậy qua đó còn góp phần tăng khả năng tư duy, suy luật trong tương lai của con. Vậy các nhóm chữ cái cho trẻ mầm non là gì? Để biết được thứ tự các nhóm chữ cái dạy trẻ mầm non bạn hãy tham khảo ngay bài viết này.

12 nhóm chữ cái tiếng Việt cho bé tập đọc

Trong tiếng Việt, các chữ 

12 nhóm chữ cái tiếng Việt cho bé tập đọc

cái được phân loại thành các nhóm dựa trên cách phát âm, cấu trúc âm thanh, và cách chúng kết hợp với nhau trong các từ. 

Dưới đây là giải thích chi tiết hơn về 12 nhóm chữ cái tiếng Việt:

Nhóm nguyên âm đơn

Nguyên âm đơn là những âm thanh mà khi phát ra, miệng không thay đổi hình dạng nhiều và không có âm phụ kèm theo. Đây là những nguyên âm cơ bản trong tiếng Việt.

  • Nguyên âm đơn trong tiếng Việt:
    • a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y

Các nguyên âm này có thể đứng một mình trong từ mà không cần kết hợp với phụ âm khác.

Nhóm nguyên âm đôi

Nguyên âm đôi là sự kết hợp của hai nguyên âm khác nhau trong một âm tiết. Khi phát âm nguyên âm đôi, miệng sẽ thay đổi trong suốt quá trình phát âm, tạo ra một âm thanh kép.

  • Nguyên âm đôi trong tiếng Việt:
    • ai, ao, au, ay, oi, ôi, uo, ua, ue, ui, ưi, ia, ie, iu, oa, oe, ua, uy

Ví dụ:

  • "ai" trong từ "mai"
  • "ao" trong từ "bao"
  • "ui" trong từ "hủi"

Nhóm phụ âm đầu

Phụ âm đầu là những phụ âm xuất hiện ở đầu của âm tiết. Các phụ âm này được phát âm rõ ràng khi bắt đầu từ.

  • Phụ âm đầu trong tiếng Việt:
    • b, c, ch, d, đ, g, gh, h, k, kh, l, m, n, nh, p, ph, q, r, s, t, th, tr, v, x

Ví dụ:

  • "b" trong từ "bao"
  • "ch" trong từ "chó"
  • "t" trong từ "táo"

Nhóm phụ âm cuối

Phụ âm cuối là những phụ âm xuất hiện ở cuối âm tiết, sau nguyên âm. Phụ âm cuối trong tiếng Việt thường được phát âm nhẹ, đôi khi không rõ ràng.

  • Phụ âm cuối trong tiếng Việt:
    • p, t, c, ch

Ví dụ:

  • "t" trong từ "cái tát"
  • "c" trong từ "lóc"

Nhóm dấu thanh

Tiếng Việt có 6 dấu thanh (5 dấu thanh điển hình và dấu không dấu). Dấu thanh giúp phân biệt nghĩa của các từ có cùng âm tiết.

  • Các dấu thanh trong tiếng Việt:
    • Dấu sắc (́): ví dụ "má"
    • Dấu huyền (̀): ví dụ "mà"
    • Dấu hỏi (̉): ví dụ "mả"
    • Dấu ngã (̃): ví dụ "mã"
    • Dấu nặng (̣): ví dụ "mạ"
    • Không dấu: ví dụ "ma"

Nhóm phụ âm lỏng

Phụ âm lỏng là những phụ âm khi phát âm, không bị nghẹt khí, tạo ra âm thanh "mềm mại" hơn so với phụ âm căng. Đây là những âm có thể phát ra mà không cần sự tắc nghẽn khí mạnh mẽ trong miệng.

  • Phụ âm lỏng trong tiếng Việt:
    • b, d, đ, g, h, k, m, n, p, t, v, x

Nhóm phụ âm căng

Phụ âm căng là những phụ âm được phát âm với sự tắc nghẽn khí mạnh mẽ. Âm này nghe "căng" hơn và có sự nén khí khi phát âm.

  • Phụ âm căng trong tiếng Việt:
    • c, ch, gh, kh, ph, qu, th, tr

Ví dụ:

  • "ch" trong từ "chó"
  • "ph" trong từ "phở"

Nhóm nguyên âm mở rộng

Nguyên âm mở rộng là những nguyên âm không giống như nguyên âm đơn mà có phần mở rộng trong miệng khi phát âm. Các nguyên âm này thường có âm thanh "mở" và kéo dài hơn.

  • Nguyên âm mở rộng trong tiếng Việt:
    • ă, â, ê, ô, ơ, ư

Nhóm nguyên âm đóng

Nguyên âm đóng là những nguyên âm có âm thanh phát ra từ miệng với một độ khép lại nhất định, âm thanh nhẹ nhàng và không kéo dài.

  • Nguyên âm đóng trong tiếng Việt:
    • i, e, o, u, y

Nhóm âm đơn

Âm đơn là những âm được phát ra một cách độc lập, không có sự kết hợp giữa các âm khác. Đây là những nguyên âm không thay đổi hình dạng khi phát âm.

  • Các âm đơn trong tiếng Việt:
    • a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y

Nhóm âm đôi

Nhóm âm đôi là sự kết hợp của hai âm đơn lại với nhau, giúp tạo ra các âm tiết phức tạp hơn trong tiếng Việt.

  • Các âm đôi trong tiếng Việt:
    • ai, ao, au, ay, oi, ôi, uo, ua, ue, ui, ưi, ia, ie, iu, oa, oe, ua, uy

Nhóm âm đệm

Âm đệm là những âm được thêm vào để kết hợp với nguyên âm chính, tạo thành một âm tiết hoàn chỉnh. Đây là các âm phát ra như là một phần của nguyên âm.

  • Nhóm âm đệm trong tiếng Việt:
    • i, e, o, u

Thứ tự các nhóm chữ cái dạy trẻ mầm non cho bé tập viết

Chữ cái in hoa thường được sử dụng ở đầu câu, trong các tên riêng và thường được viết lớn hơn các chữ cái in thường. Thứ tự các chữ cái in hoa thường được dạy cho trẻ mầm non là A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.

Thứ tự các nhóm chữ cái dạy trẻ mầm non cho bé tập viết

Bảng chữ cái tiếng Việt dành cho trẻ mầm non in hoa được phân chia thành 6 nhóm để thuận tiện trong việc giảng dạy các kỹ năng nghe, đọc và viết. Các chữ cái có hình dạng và cấu tạo tương tự nhau sẽ được nhóm lại với nhau như sau:

  • Nhóm 1: Bao gồm các chữ cái A, Ă, Â, N, M.
  • Nhóm 2: Gồm các chữ cái P, R, B, D, Đ.
  • Nhóm 3: Chứa các chữ cái C, G, S, J, L, E, Ê, T.
  • Nhóm 4: Gồm các chữ cái I, K, V, H.
  • Nhóm 5: Bao gồm các chữ cái O, Ô, Ơ, Q.
  • Nhóm 6: Chứa các chữ cái U, Ư, Y, X.

Cách phân nhóm này giúp trẻ dễ dàng nhận diện khi viết và học chữ cái theo đặc điểm tương đồng.

Mỗi câu trong văn bản đều bắt đầu bằng một chữ cái in hoa. Đây là quy tắc cơ bản giúp trẻ hiểu được cấu trúc của một câu.

  • Ví dụ: "Hôm nay là ngày đẹp trời."

Chữ cái in hoa được dùng cho các tên riêng như tên người, địa danh, tổ chức, v.v. Điều này giúp trẻ nhận biết những danh từ đặc biệt.

  • Ví dụ: "Hà Nội", "Minh", "Trường Mầm Non Hoa Mai".

Cách nhóm chữ cái cho trẻ mầm non theo viết hóa viết thường

Để giúp quá trình luyện viết đạt kết quả tốt, người ta đã chia các nhóm chữ cái cho trẻ mầm non. Bạn đã biết những nhóm chữ này chưa? Chắc chắn gợi mở bên dưới sẽ giúp quý phụ huynh đỡ vất vả hơn đấy.

Bảng chữ cái tiếng Việt có tất cả 29 chữ, nếu bạn chú ý sẽ thấy rất nhiều chữ cái có hình thức khá giống nhau. Dựa vào đó, người ta đã gộp những chữ đồng dạng về một nhóm. Cụ thể:

Nhóm chữ cái viết thường

Đối với chữ cái tiếng Việt viết thường, người ta sẽ được chia thành 4 nhóm bao gồm:

cac-nhom-chu-cai-cho-tre-mam-non-1
Các nhóm chữ cái cho trẻ mầm non – nhóm chữ cái tiếng Việt viết thường

Nhóm chữ cái

Chi tiết

🔰️Nhóm nét móci, u, ư, t, p, n, m.
🔰️Nhóm nét thắtv, r, s.
🔰️Nhóm nét khuyếtl, h, b, k, y, g
🔰️Nhóm nét congo, ô, ơ, a, ă, â, c, d, đ, q, e, ê, x.

Xem thêm: Top 25 trường mầm non được ba mẹ review tốt nhất

Nhóm chữ cái viết hoa

Đối với chữ cái tiếng Việt viết hoa được chia thành 5 nhóm sau:

Nhóm chữ cái

Chi tiết

🔰️Nhóm 1U, Ư, Y, V, X, N, M.
🔰️Nhóm 2A, Ă, Â, N, M.
🔰️Nhóm 3C, G, E, Ê, T.
🔰️Nhóm 4P, R, B, Đ, D, I, H, K, S, L, V.
🔰️Nhóm 5O, Ô, Ơ, Q, A.

Những lợi ích của việc học các nhóm chữ cái cho trẻ mầm non

Việc dạy con học chữ cái không những giúp bé phát triển được kỹ năng viết, đọc mà còn có nhiều lợi ích khác như:

Phát triển ngôn ngữ cùng với khả năng đọc hiểu của bé

Các nhóm chữ cái cho trẻ mầm non giúp con hiểu được cấu trúc tiếng Việt. Qua đó phát triển khả năng viết, đọc cũng như xử lý thông tin. Không những vậy bé cũng dễ dàng liên kết âm với chữ và cải thiện khả năng đọc hiểu, ngôn ngữ.

cac-nhom-chu-cai-cho-tre-mam-non-2
Việc học các nhóm chữ cái giúp trẻ triển ngôn ngữ cùng với khả năng đọc hiểu 

Ngoài ra, khi dạy trẻ học chữ cái o ô ơ theo từng âm thanh, bé sẽ phải tập trung cho việc luyện phát âm chuẩn. Qua đó việc giao tiếp của con sau này sẽ được cải thiện đáng kể.

Nâng cao khả năng tư duy logic, suy luận của trẻ

Trong quá trình học các nhóm chữ cái, bé sẽ được rèn luyện khả năng tư duy logic và suy luận. Khi đó, bé phải học cách liên kết những ký tự, các chữ lại với nhau để tạo thành từ hoàn chính. Chính điều này đã giúp con phát triển khả năng suy nghĩ.

Tạo cho bé niềm đam mê trong học tập

Việc luyện viết các nhóm chữ cái sẽ giúp bé phát hiện được học tập không nhàm chán và đem đến nhiều niềm vui.

Khi còn ghi nhớ được những ký tự, từ mới thì sự tự tin cũng tăng lên. Đồng thời, bé còn có động lực hơn để học tiếp.

Nói tóm lại, việc học các nhóm chữ cái cho trẻ mầm non đem lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của con. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất ba mẹ cần có phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái phù hợp. Tất cả sẽ được Kiddihub chia sẻ trong nội dung tiếp theo cùng theo dõi bạn nhé!

Các phương pháp dạy trẻ mầm non làm quen với chữ cái

Để bé làm quen với chữ cái nhanh chóng, hiệu quả các bậc phụ huynh nên áp dụng những phương pháp sau:

Sử dụng các bài hát có liên quan đến từng nhóm chữ cái

Dạy trẻ học chữ cái qua bài hát là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả. Qua đó bé sẽ học thuộc ký tự trong các nhóm chữ cái một cách dễ dàng hơn.

cac-nhom-chu-cai-cho-tre-mam-non-3
Sử dụng các bài hát có liên quan đến từng nhóm chữ cái

Phụ huynh có thể tìm kiếm bài hát vui nhộn dành riêng cho việc học chữ cái. Khi nghe và hát theo những bài này, con sẽ ghi nhớ và ứng dụng được vào thực tế.

Dùng flashcards để giúp bé tăng khả năng ghi nhớ

Flashcards là phương pháp giúp trẻ học thuộc những ký tự trong từng nhóm chữ cái mầm non nhanh chóng. 

Ba mẹ hãy dùng flashcard để ghi chép những ký tự, ví dụ minh họa và âm thanh liên quan đến từng nhóm chữ cái. Khi dùng flashcard con sẽ tiếp cận thông tin theo các hình ảnh. Điều này giúp tăng khả năng ghi nhớ, án dụng vào thực tế của bé.

Xem thêm: Cách dạy con phát âm chuẩn tiếng Việt, giúp bé nói tốt hơn

Sử dụng các trò chơi giúp bé làm quen với các nhóm chữ cái hiệu quả

Ngoài ra việc dạy các nhóm chữ cái cho trẻ mầm non qua trò chơi cũng được nhiều người chọn lựa. Đây được đánh giá là cách dạy trẻ ghép vần, học chữ cái vô cùng hiệu quả. Bạn hãy note ngay một số trò chơi sau:

Tìm chữ cái còn thiếu 

Trò này thích hợp chơi theo nhóm từ 5 – 6 bé. Bạn hãy chuẩn bị những bức tranh về động vật, cây cối... Cùng với đó là những thẻ chỉ tên gọi những sự vật trên bức tranh. Sau đấy, bạn treo 1 bức tranh lên gọi gọi bé tìm ra chữ cái đã được học.

Ngoài ra, phụ huynh có thể treo 2 bức tranh giống nhau rồi gọi 2 bé lên để xem ai tìm nhanh hơn. Việc này giúp trẻ thêm phần thích thú với bài học hơn. 

Tìm chữ theo hiệu lệnh 

Bạn cần chuẩn bị cho mỗi bé từ 5 – 6 thẻ từ đã được học. Cách chơi khá đơn giản, bạn phát âm 1 chữ cái trong thẻ chữ bất kỳ.

cac-nhom-chu-cai-cho-tre-mam-non-4
Dạy các nhóm chữ cái cho trẻ mầm non qua trò chơi tìm chữ theo hiệu lệnh

Nhiệm vụ của con là tìm thẻ có chữ cái đó rồi giơ lên cao. Bé nào tìm đúng và nhanh sẽ được nhận thưởng. Ngược lại trẻ tìm sai chữ bạn hãy điều chỉnh để con nhớ chuẩn xác, lâu hơn.

Trò chơi cướp cờ 

Đây là trò được biến tấu dựa vào trò dân gian khá quen thuộc. Trước hết bạn cần chuẩn bị cây cờ dán chữ cái con đã học qua và những lon bia cắm cờ.

Sau đó chia trẻ thành 2 đội có thành viên bằng nhau. Tiếp đến bạn cho bé đếm số thứ tự và yêu cầu nhớ số thứ tự mình vừa đếm. Khi chuẩn bị xong, bạn hãy gọi số thứ tự của từng bé để con lên cướp cờ. 

Ví dụ: Các bé 2, 4, 8 lấy chữ cái “a” và bé số 1, 3, 5 lấy chữ “b”. Bé nào cướp cờ nhanh và đúng sẽ giành chiến thắng.

Tìm từ tương ứng với hình 

Trò này giúp con nhận biết và tìm được các chữ tương ứng với hình ảnh. Để chơi bạn cần chuẩn bị bài thơ với từ diễn tả qua hình ảnh. Cùng với đó là các thẻ có từ tương ứng với ảnh. 

Sau đó bạn hãy đọc thơ và yêu cầu con tìm thẻ từ ứng hình ảnh của bài thơ. Với trò này chúng ta có thể tổ chức chơi theo đội nhóm hoặc cá nhân đều được.

Kéo co

Đối với trò chơi này bạn hãy chuẩn bị sẵn dây thừng đính những chữ cái ở giữa. Tiếp đến chia các con thành 2 nhóm với thành viên như nhau để thi kéo co lấy chữ đã đính sẵn trên dây.

Bạn có thể sắp xếp các ký tự đó theo các nhóm chữ cái cho trẻ mầm non để con dễ làm quen, tiếp thu và ghi nhớ. Đội nào lấy nhiều chữ hơn sẽ giành chiến thắng và nhận thưởng.

Hy vọng qua chia sẻ vừa rồi bạn đã biết được các nhóm chữ cái cho trẻ mầm non và phương pháp dạy con luyện viết hiệu quả. Đừng quên theo dõi KiddiHub để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé!

Đăng bởi: PhamMai

PhamMai PhamMai

Bài viết liên quan

Bí quyết rút ngắn khoảng cách giữa cha mẹ và con cái hiện nay

04/05/2025

18

Bí quyết rút ngắn khoảng cách giữa cha mẹ và con cái hiện nay
Bí quyết rút ngắn khoảng cách giữa cha mẹ và con cái hiện nay. Một số ảnh hưởng tiêu cực của khoảng cách giữa cha mẹ và con cái

Đọc tiếp

5 cách đặt tên con theo tên cha mẹ hay, dễ nhớ nhất 2025

04/05/2025

11

5 cách đặt tên con theo tên cha mẹ hay, dễ nhớ nhất 2025
5 cách đặt tên con theo tên cha mẹ hay, dễ nhớ nhất 2025. Cách đặt tên con hợp tuổi với bố mẹ năm 2025. Hãy cung Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Những câu nói của cha mẹ làm con buồn hiện nay

04/05/2025

11

Những câu nói của cha mẹ làm con buồn hiện nay
Những câu nói của cha mẹ làm con buồn hiện nay. Cách thay đổi những câu nói của cha mẹ để truyền đạt hiệu quả hơn mà không gây tổn thương con

Đọc tiếp

Bài phát biểu của phụ huynh ngày 20 11 hay nhất 2025

04/05/2025

13

Bài phát biểu của phụ huynh ngày 20 11 hay nhất 2025
Bài phát biểu của phụ huynh ngày 20 11 hay nhất 2025. Những nội dung cần có trong bài phát biểu 20/11 của phụ huynh là gì?

Đọc tiếp

Cách nói chuyện với phụ huynh học sinh chuẩn nhât hiện nay

04/05/2025

19

Cách nói chuyện với phụ huynh học sinh chuẩn nhât hiện nay
Cách nói chuyện với phụ huynh học sinh chuẩn nhât hiện nay. Những cách nói chuyện với phụ huynh thông qua những tình huống

Đọc tiếp

Áp lực học tập từ cha mẹ mang lại những hệ lụy khó lường nào?

04/05/2025

24

Áp lực học tập từ cha mẹ mang lại những hệ lụy khó lường nào?
Áp lực học tập từ cha mẹ mang lại những hệ lụy khó lường nào?. Thực trạng áp lực của trẻ thời 4.0 về gia đình học tập và từ cha mẹ

Đọc tiếp

Con cái nên làm gì khi bố mẹ cãi nhau?

04/05/2025

18

Con cái nên làm gì khi bố mẹ cãi nhau?
Con cái nên làm gì khi bố mẹ cãi nhau?. Ba điều cần làm để tránh tổn thương cho trẻ khi bố mẹ cãi nhau. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Hậu quả của việc cha mẹ áp đặt con cái hiện nay

04/05/2025

24

Hậu quả của việc cha mẹ áp đặt con cái hiện nay
Hậu quả của việc cha mẹ áp đặt con cái hiện nay. Tạo sự cân bằng giữa quyền tự do và tinh thần trách nhiệm. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp