Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

20+ thực đơn cho trẻ mầm non dinh dưỡng, ngon nhất 2025

Đăng vào 23/03/2025 - 01:34:43

93

Mục lục

Xem thêm

20+ thực đơn cho trẻ mầm non dinh dưỡng, ngon nhất 2025

Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Một thực đơn trường mầm non khoa học, cân đối không chỉ giúp bé có đủ năng lượng hoạt động mỗi ngày mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện. Với sự kết hợp hài hòa giữa các nhóm thực phẩm, thực đơn trường mầm non đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phát triển chiều cao, cân nặng và trí não một cách tối ưu.

Vai trò của thực đơn tại trường mầm non

Dinh dưỡng là nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Thực đơn tại trường không chỉ cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ phát triển thể chất, tinh thần, tăng cường sức khỏe và khả năng tập trung. Một thực đơn khoa học thể hiện sự quan tâm của nhà trường và giúp phụ huynh yên tâm. Đồng thời, đây là cơ hội để trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, tạo nền tảng cho lối sống tích cực.

Thực đơn tại trường mầm non còn giúp trẻ nhận thức được giá trị của dinh dưỡng và thói quen ăn uống tốt. Bằng cách cung cấp thực phẩm cân đối, đa dạng, trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và ít ốm vặt. Bữa ăn chung cũng là dịp để trẻ học cách chia sẻ và giao tiếp, phát triển kỹ năng xã hội và tự lập.

Vai trò của thực đơn tại trường mầm non
Vai trò của thực đơn tại trường mầm non

Tóm lại, thực đơn tại trường mầm non không chỉ là công cụ cung cấp dinh dưỡng mà còn là một phần quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tiêu chí đảm bảo của thực đơn mầm non

Để tiến hành lên thực đơn cho trẻ ở trường mầm non cần đảm bảo thực hiện 6 tiêu chí sau:

Tiêu chí đảm bảo của thực đơn mầm non
Tiêu chí đảm bảo của thực đơn mầm non
  • Thực phẩm sạch – An toàn – Nguồn gốc rõ ràng: 100% thực phẩm tươi sạch, hữu cơ, có nguồn gốc minh bạch. Không sử dụng chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm biến đổi gen (GMO). Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói, không dùng rau củ trái mùa.
  • Bữa ăn đa dạng – Đầy đủ dinh dưỡng: bữa trưa gồm tối thiểu 10 loại thực phẩm, cân bằng từ 4 nhóm chính (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất). Thực phẩm được phối hợp phong phú giữa. Được chuyên gia từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn, đảm bảo bữa ăn cân bằng, phù hợp với từng độ tuổi.
  • Chế biến an toàn: Không lặp lại cách chế biến trong cùng một bữa ăn (ấp – Luộc – Hầm – Kho – Xào – Sốt/Om…). Món ăn được cắt nhỏ, nấu mềm, dễ nhai. Hạn chế gia vị và dầu mỡ (Không sử dụng mì chính, hạt nêm, giảm thiểu đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ, không dùng thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội…)
  • Rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh: Hướng dẫn trẻ kỹ năng tự phục vụ, tác phong ăn uống đúng cách. Giáo dục dinh dưỡng thông qua các hoạt động ẩm thực thực tế. Khuyến khích trẻ chủ động khám phá, thưởng thức món ăn một cách vui vẻ và tự nhiên.
  • Đội ngũ đầu bếp tận tâm: Đầu bếp giàu kinh nghiệm, chuyên nấu ăn cho trẻ em.  Liên tục đổi mới thực đơn, cách chế biến, cách trình bày đẹp mắt. Các loại bánh mì, bánh ngọt, bánh kem… được làm thủ công, đảm bảo an toàn và dinh dưỡng.
  • Bữa ăn – Không chỉ là dinh dưỡng, mà còn là trải nghiệm: Mỗi bữa ăn là một “bữa tiệc” đầy màu sắc, giúp trẻ khám phá và học hỏi. Không gian ăn uống vui vẻ, thoải mái, khuyến khích trẻ thưởng thức tự nguyện. Tạo nền tảng vững chắc để trẻ phát triển thể chất, trí tuệ và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ sớm.

Nhóm thành phần dưỡng chất trong thực đơn cho trẻ đạt chuẩn

Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Một thực đơn mầm non đa dạng không chỉ giúp bé ăn ngon miệng mà còn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch và sự phát triển toàn diện.

Chất đạm (Protein)

Chất đạm là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển não bộ và cơ thể của trẻ. Để đảm bảo bé nhận đủ lượng protein cần thiết, thực đơn nên kết hợp đa dạng các thực phẩm như tôm, cá, thịt, trứng và sữa. Đặc biệt, thịt động vật còn bổ sung các vi chất quan trọng như kẽm và vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.

Nhóm thành phần dưỡng chất - Chất đạm (Protein)
Nhóm thành phần dưỡng chất - Chất đạm (Protein)

Chất béo (Lipid)

Chất béo không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp trẻ hấp thụ tốt hơn các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Các nguồn chất béo tốt có thể kể đến dầu thực vật, mỡ cá, mỡ gà và mỡ lợn. Đặc biệt, các axit béo không no như axit linoleic và axit arachidonic có trong chất béo động vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của trẻ.

Chất khoáng

Chất khoáng như canxi, sắt, kẽm đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển xương, răng và duy trì chức năng sinh lý của cơ thể. Trẻ nhỏ cần khoảng 400-500 mg canxi mỗi ngày, có thể bổ sung thông qua thực phẩm như sữa, tôm, cua… Ngoài ra, việc cân bằng tỷ lệ canxi và photpho cũng giúp trẻ hấp thu tối ưu, đặc biệt khi kết hợp với vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Nhóm thành phần dưỡng chất - Chất khoáng
Nhóm thành phần dưỡng chất - Chất khoáng

Sắt

Sắt là vi chất quan trọng giúp hình thành hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ. Để đảm bảo trẻ hấp thụ đủ lượng sắt cần thiết (khoảng 6-7 mg/ngày), thực đơn nên có gan, tim, cật và thịt đỏ. Tuy nhiên, các thực phẩm này cần được chế biến kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vitamin

Vitamin, đặc biệt là vitamin A và C, rất cần thiết cho hệ miễn dịch và sự phát triển toàn diện của trẻ. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin A gồm gan, trứng và sữa, trong khi vitamin C có nhiều trong rau xanh và trái cây như cam, ổi, cà rốt… Để đảm bảo bé hấp thu tốt nhất, phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen ăn rau củ và uống nước ép trái cây hằng ngày.

Nhóm thành phần dưỡng chất - Vitamin
Nhóm thành phần dưỡng chất - Vitamin

Protein – Lipid – Glucid: Sự cân bằng hoàn hảo

  • Protein: Giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, có nhiều trong thịt, cá, đậu, vừng, lạc…
  • Lipid: Cung cấp năng lượng cần thiết, giúp bé duy trì hoạt động vui chơi suốt cả ngày.
  • Glucid: Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phát triển trí não, có trong ngũ cốc, đậu và bột mì.

Việc cân bằng ba nhóm chất này trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Đồng thời, sự đa dạng trong khẩu phần ăn cũng giúp trẻ tránh cảm giác nhàm chán, tạo sự hứng thú mỗi khi đến bữa.

Thực đơn cho trẻ mầm non xây dựng theo tháp dinh dưỡng từ các chuyên gia

Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, thực đơn cho trẻ mầm non cần được xây dựng dựa trên nguyên tắc cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng. Mỗi bữa ăn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất béo, đường, vitamin, đạm và khoáng chất theo tỷ lệ hợp lý, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Thực đơn cho trẻ mầm non xây dựng theo tháp dinh dưỡng
Thực đơn cho trẻ mầm non xây dựng theo tháp dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ trẻ phát triển thể chất lẫn trí tuệ. Đối với trẻ từ 3-5 tuổi, lượng dinh dưỡng mỗi ngày cần phân bổ hợp lý: đường dưới 3 đơn vị, muối không quá 3g, dầu mỡ khoảng 5 đơn vị, sữa 4 đơn vị, protein từ thịt, cá, trứng, đậu khoảng 3,5 đơn vị, rau quả 2 đơn vị, ngũ cốc từ 5-6 đơn vị và nước uống ít nhất 1,3 lít/ngày.

Lượng calo hàng ngày cũng cần được điều chỉnh theo độ tuổi: trẻ 1-3 tuổi cần 1.200-1.400 calo/ngày, trong khi trẻ 4-6 tuổi cần 1.500-1.750 calo/ngày. Một thực đơn khoa học không chỉ giúp trẻ hấp thụ đủ dưỡng chất mà còn hình thành thói quen ăn uống lành mạnh từ sớm.

Thực đơn xây dựng cho trẻ mầm non theo chuẩn khoa học

Thực đơn xây dựng cho trẻ mầm non theo chuẩn khoa học
Thực đơn xây dựng cho trẻ mầm non theo chuẩn khoa học

Thực đơn cho trẻ nhỏ:

 

7h30 - 8h

Bữa sáng

9h - 9h10

Tráng miệng

10h30 - 10h45

Bữa trưa

14h15 - 14h45

Bữa xế

16h10 - 16h30

Bữa chiều

T2

Cháo sườn cải bó xôiTrái cây (dưa hấu)Cháo cá rau củCháo thịt rau củSữa chua 

T3

Cháo bò bí đỏ Trái cây (cam tươi)Cháo ngao rau củCháo gà ngô nonSữa chua

T4

Cháo tôm rau cải Trái cây (thanh long)Cháo bò súp lơCháo thịt cà rốtSữa chua 

T5

Cháo gà đậu xanh Trái cây (bưởi)Cháo thịt bí xanh

Cháo thịt rau củ

 

Sữa chua 

T6

Cháo cá rau xanh Trái cây (xoài chín)Cháo sườn rau củCháo bò rau ngót Sữa chua 

 

Dành cho trẻ đã quen với cơm, thực đơn dưới đây được thiết kế phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng và cân bằng bữa ăn hàng ngày:

 

8h - 8h30

Bữa sáng

9h - 9h10

Tráng miệng

11h - 11h30

Bữa trưa

14h15 - 14h45

Bữa xế

16h - 16h15

Bữa chiều

T2

Bánh giò,  Sữa chuaTrái cây (dưa hấu)Chả cá thu,  Canh cải ngọt, Rau củ hấpBánh mousse xoàiSữa chua 

T3

Bún thịt, Sữa chua Trái cây (cam tươi)Thịt kho trứng, Canh ngao mồng tơi, Su hào xàoChè ngô nước cốt dừaSữa chua

T4

Cháo trai hành răm, Sữa chuaTrái cây (thanh long)Thịt bò sốt vang, Canh chua, Khoai tây hấpBún thịt bằmSữa chua 

T5

Phở gà hành mùi, Sữa chua Trái cây (bưởi)Tôm sú rim thịt, Canh bầu nấu tôm, Bắp cải luộc

Bánh su kem

 

Sữa chua 

T6

Bún cá rau cải, Sữa chua Trái cây (xoài chín)Thịt bò hầm sốt cà chua, Canh rau ngót nấu thịt, Cải thảo xàoSúp bò bí đỏSữa chua 

 

20 món cho thực đơn mỗi buổi của trường mầm non

Để đảm bảo trẻ có đủ năng lượng và phát triển toàn diện, thực đơn mỗi ngày cần phong phú và cân bằng dinh dưỡng. Dưới đây là 20 món ăn được lựa chọn kỹ lưỡng, phù hợp cho các bữa ăn chính và phụ của bé.

20 món cho thực đơn mỗi buổi của trường mầm non
20 món cho thực đơn mỗi buổi của trường mầm non

Bữa sáng giàu năng lượng:

  • Bún mọc
  • Phở bò
  • Cháo sườn củ dền
  • Cháo cá hồi rau ngót
  • Cháo tôm thịt rau cải

Bữa trưa cân bằng dinh dưỡng:

  • Thịt bò xào rau củ + canh rau dền + cơm
  • Cá phi lê kho tộ + canh thịt rau ngót + cơm
  • Thịt đậu phụ sốt cà chua + canh tôm bí xanh + cơm
  • Thịt trứng xào cà chua + canh thịt xà lách xoong + cơm
  • Thịt gà xào nấm + canh cá rô nấu cải xanh + cơm

Bữa tối ấm bụng, dễ tiêu hóa:

  • Sườn rim mè + canh nấm đậu phụ + cơm
  • Tôm thịt rim dứa + canh xương hầm đu đủ + cơm
  • Thịt gà hầm củ quả + canh tôm rau dền + cơm
  • Thịt bò xào nấm + canh cá rau ngót + cơm
  • Cá phi lê rán sốt cà chua + canh mọc rau ngót + cơm

Bữa phụ, bữa xế giàu vitamin:

  • Trái cây trộn sữa chua
  • Khoai lang nấu táo
  • Súp gà trứng
  • Bánh quy ăn, nước cam, táo, váng sữa
  • Bánh cơm kiểu Nhật

Để kích thích vị giác và giúp trẻ ăn ngon hơn, hãy thường xuyên thay đổi thực đơn, bày trí món ăn hấp dẫn và tạo không gian ăn uống vui tươi, thoải mái. Với thực đơn này, bé không chỉ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất mà còn phát triển toàn diện, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng mỗi ngày!

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non xây dựng theo mùa

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non xây dựng theo mùa
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non xây dựng theo mùa

Thực đơn dinh dưỡng mùa hè:

Tuần chẵn:

 

T2

T3

T4

T5

T6

Buổi sáng Sữa công thức hoặc sữa tươiSữa công thức hoặc sữa tươiSữa công thức hoặc sữa tươiSữa công thức hoặc sữa tươiSữa công thức hoặc sữa tươi
Buổi trưa

- Cơm trắng

- Thịt gà, lợn sốt gia vị.

- Canh bí xanh nấu thịt lợn.

- Rau bắp cải xào

- Cơm trắng

- Thịt lợn luộc, đậu phụ sốt cà chua

- Canh cá rô nấu rau cải xanh.

- Bí đỏ xào

- Cơm tẻ

- Tôm nõn rim thịt lợn.

- Canh tôm nấu bầu (hoặc bí xanh).

- Cải ngọt xào

- Cơm tẻ

- Thịt bò hầm khoai tây, cà rốt.

- Canh thịt lợn nấu chua thả giá

- Cơm tẻ

- Trứng gà (hoặc vịt) chiên cùng hành lá.

- Canh rau mồng tơi nấu thịt.

- Đậu cove (hoặc đỗ đũa) xào.

Buổi chiềuBún riêu cua đồngCháo xương - thịt, bí đỏPhở thịt bòCháo gà ta hầm hạt sen, nấm hươngMỳ xương - thịt lợn.
Bữa xếChuối tiêuSữa chuaSữa chuaBánh cáDưa hấu

 

Tuần lẻ: 

 

T2

T3

T4

T5

T6

Buổi sáng Sữa công thức hoặc sữa tươiSữa công thức hoặc sữa tươiSữa công thức hoặc sữa tươiSữa công thức hoặc sữa tươiSữa công thức hoặc sữa tươi
Buổi trưa

- Cơm trắng

- Tôm rim thịt ba chỉ

- Canh bí đỏ nấu thịt

- Cải thìa xào tỏi

- Cơm trắng

- Thịt gà kho - nấm

- Canh rau dền nấu tôm

- Đậu bắp xào bơ

- Cơm trắng

- Trứng chiên thịt lợn

- Canh chua cá lóc

- Su su xào trứng

- Cơm trắng

- Cá thu sốt cà chua

- Canh mồng tơi nấu cua

- Cà rốt xào thịt bò

- Cơm trắng

- Thịt bò xào súp lơ

- Canh cải xanh nấu thịt

- Ngô non xào bơ

Buổi chiềuCháo gà hầm hạt senPhở bòBún chả cá sốt càMì gà nấu rau cảiCháo cá hồi bí đỏ
Bữa xếChuối tiêuSữa chuaDưa hấuBánh quyCam tươi

Thực đơn dinh dưỡng mùa đông:

Tuần chẵn:

 

T2

T3

T4

T5

T6

Buổi trưa

- Cơm trắng

- Trứng hấp thịt băm

- Cải xanh xào thịt gà

- Canh bí đỏ nấu thịt lợn

- Cơm trắng

- Thịt viên sốt cà chua

- Đậu cove xào tỏi

- Canh rau ngót nấu tôm

- Cơm trắng

- Gà xào nấm hương

- Bí đỏ xào thịt bò

- Canh cải thảo nấu thịt nạc

- Cơm trắng

- Tôm rim nước mắm

- Su hào xào thịt lợn

- Canh bầu nấu ngao

- Cơm trắng

- Cá thu sốt me

- Bắp cải xào dầu hào

- Canh cải cúc nấu thịt

Bữa xếSữa tươiChuối tiêuSữa chuaDưa hấuSữa tươi
Buổi chiềuPhở bòCháo thịt bò hầm bí đỏMì nấu thịt gàCơm nắm thịt bămBánh bao nhân thịt

Tuần lẻ:

 

T2

T3

T4

T5

T6

Buổi trưa

- Cơm trắng

- Trứng hấp thịt băm

- Cải xanh xào thịt gà

- Canh bí đỏ nấu thịt lợn

- Cơm trắng

- Gà sốt mật ong

- Đậu cove xào tỏi

- Canh rau cải nấu tôm

- Cơm trắng

- Ruốc lạc vừng

- Su hào, cà rốt xào thịt bò

- Canh rau ngót nấu thịt

- Cơm trắng

- Cá thu sốt cà chua

- Bí đỏ xào thịt bò

- Canh cà chua trứng

- Cơm trắng

- Đậu sốt thịt bằm

- Su su xào thịt bò

- Canh cải cúc nấu thịt

Bữa xếSữa tươiChuối tiêuSữa chuaChuối tiêuDưa hấu
Buổi chiềuSúp gà ngô ngọtCháo thịt bằm rau củPhở bòXôi gấc đậu xanhMì thịt heo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lợi ích của thực đơn khoa học

Một thực đơn bài bản mang lại nhiều lợi ích cho trẻ mầm non, không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản. Lợi ích cụ thể của thực đơn khoa học gồm:

Lợi ích của thực đơn khoa học
Lợi ích của thực đơn khoa học
  • Cung cấp năng lượng và dưỡng chất thiết yếu: Canxi, sắt, vitamin D giúp hệ xương chắc khỏe. Hỗ trợ tăng trưởng chiều cao và cân nặng hài hòa, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn “vượt ngưỡng” thể chất.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Cung cấp vi chất như kẽm, vitamin A, C. Giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, nhiễm trùng trong môi trường tập thể.
  • Hình thành khẩu vị phong phú: Đa dạng thực phẩm từ rau củ, thịt cá đến ngũ cốc. Giúp trẻ tránh kén ăn, rèn luyện thói quen ăn uống cân bằng từ sớm.
  • Thúc đẩy sự phát triển toàn diện: Một cơ thể khỏe mạnh giúp trẻ năng động hơn trong học tập, sáng tạo và giao tiếp xã hội.

Thực đơn khoa học chính là món quà vô giá cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ trong những năm đầu đời.

Những lưu ý khi thiết kế thực đơn

Khi lên thực đơn cho trẻ, phụ huynh và nhà trường cần lưu ý những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc xây dựng một thực đơn khoa học không chỉ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà còn tạo ra thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ. Dưới đây là những điều cần đặc biệt quan tâm khi thiết lập thực đơn cho trẻ tại trường mầm non:

Những lưu ý khi thiết kế thực đơn
Những lưu ý khi thiết kế thực đơn
  • Loại bỏ hoặc hạn chế thực phẩm có nguy cơ dị ứng: Tránh tôm, cua, đậu phộng đối với trẻ có cơ địa nhạy cảm. Hạn chế món nhiều dầu mỡ, gia vị nặng để bảo vệ hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.
  • Điều chỉnh khẩu phần linh hoạt theo từng bé: Tăng protein cho trẻ nhẹ cân. Giảm tinh bột với bé thừa cân. Bổ sung thực phẩm mềm cho trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốt.
  • Quan sát phản ứng của trẻ sau mỗi bữa ăn: Ghi nhận sở thích món ăn để điều chỉnh thực đơn hấp dẫn hơn.
  • Sử dụng nguyên liệu tươi sạch, chế biến trong ngày: Đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Lắng nghe ý kiến phụ huynh: Điều chỉnh thực đơn theo sở thích và tình trạng sức khỏe của trẻ. Đảm bảo thực đơn vừa khoa học vừa mang tính cá nhân hóa.

Vai trò của nhà trường và phụ huynh khi xây dựng thực đơn cho trẻ

Đối với nhà trường 

Khi lên thực đơn cho trẻ nhà trường cần:

  • Lựa chọn nguyên liệu chất lượng cao: Ưu tiên thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng rau củ theo mùa, thực phẩm hữu cơ để giảm nguy cơ tồn dư hóa chất. Đa dạng hóa thực phẩm, cân đối giữa các nhóm dinh dưỡng (đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất).
  • Xây dựng thực đơn khoa học, phù hợp với trẻ: Thực đơn đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Thiết kế khẩu phần ăn hợp lý theo từng độ tuổi, giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. Định kỳ thay đổi thực đơn để tạo sự hấp dẫn, tránh nhàm chán.
  • Chế biến món ăn an toàn, hấp dẫn: Đội ngũ đầu bếp được đào tạo về dinh dưỡng và kỹ thuật chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhỏ. Hạn chế muối, đường, dầu mỡ, sử dụng phương pháp chế biến lành mạnh như hấp, luộc, nấu chín mềm. Giữ nguyên hương vị tự nhiên, giúp trẻ phát triển khẩu vị lành mạnh từ sớm.
  • Giám sát bữa ăn của trẻ: Giáo viên quan sát thái độ của trẻ khi ăn để kịp thời điều chỉnh. Theo dõi trẻ có ăn đủ khẩu phần không, có biểu hiện biếng ăn hay kén chọn không. Khuyến khích trẻ tự lập trong ăn uống, tập làm quen với các loại thực phẩm mới.
  • Tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng: Dạy trẻ về lợi ích của thực phẩm thông qua trò chơi, truyện tranh, thực hành nấu ăn đơn giản. Hướng dẫn trẻ ăn uống đúng cách, nhai kỹ, không vừa ăn vừa chơi. Tạo môi trường ăn uống vui vẻ, khuyến khích trẻ ăn đa dạng thực phẩm.
Vai trò của nhà trường và phụ huynh khi xây dựng thực đơn cho trẻ
Vai trò của nhà trường và phụ huynh khi xây dựng thực đơn cho trẻ

Đối với phụ huynh

Khi trường mầm non lên thực đơn cho trẻ phía phụ huynh cần:

  • Cung cấp thông tin cần thiết cho nhà trường: Chia sẻ về thói quen ăn uống, tình trạng sức khỏe, dị ứng thực phẩm của trẻ. Góp ý về thực đơn, giúp nhà trường hiểu rõ hơn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
  • Tạo sự đồng nhất giữa ăn uống ở nhà và tại trường: Rèn luyện thói quen ăn uống đúng giờ, không ăn vặt quá nhiều trước bữa chính. Định hướng trẻ ăn đa dạng thực phẩm, không quá nuông chiều sở thích ăn uống một chiều của bé. Không ép trẻ ăn quá mức, thay vào đó động viên và tạo tâm lý vui vẻ khi ăn.
  • Hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục dinh dưỡng: Tham gia các buổi họp phụ huynh, hội thảo về dinh dưỡng do nhà trường tổ chức. Đồng hành cùng con trong các hoạt động tìm hiểu về thực phẩm lành mạnh. Làm gương cho trẻ bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh trong gia đình.

Bài viết đã đưa ra những gợi ý thực đơn trường mầm non trên đây, hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm ý tưởng để chuẩn bị bữa ăn phong phú, giàu dinh dưỡng cho bé. Thường xuyên đổi mới thực đơn, chọn nguyên liệu tươi ngon và bày trí hấp dẫn sẽ giúp bé hứng thú hơn với bữa ăn, từ đó ăn ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày!

Đăng bởi:

Ngoc tram

Bài viết liên quan

Trại hè là gì? Mô hình trại hè nào phù hợp nhất với trẻ?

25/04/2025

94

Trại hè là gì? Mô hình trại hè nào phù hợp nhất với trẻ?
Trại hè là gì? Các mô hình trại hè phổ biến: Trại hè tiếng Anh, trại hè quân đội, trại hè công nghệ, trại hè thể thao, trại hè nghệ thuật, trại hè kỹ năng sống

Đọc tiếp

Trại hè quân đội, học kỳ quân đội 2025: Thông tin đầy đủ từ A-Z phụ huynh cần biết

23/04/2025

405

Trại hè quân đội, học kỳ quân đội 2025: Thông tin đầy đủ từ A-Z phụ huynh cần biết
Trại hè quân đội là gì, học phí bao nhiêu, có nên cho trẻ tham gia? Khám phá toàn bộ sự thật về học kỳ quân đội: nội dung đào tạo, lợi ích, rủi ro và nơi học uy tín

Đọc tiếp

Hoạt động hè cho trẻ mầm non: Hành trang lý tưởng cho một mùa hè bổ ích và trọn vẹn

22/04/2025

124

Hoạt động hè cho trẻ mầm non: Hành trang lý tưởng cho một mùa hè bổ ích và trọn vẹn
Khám phá hoạt động hè cho trẻ mầm non giúp bé phát triển toàn diện, vui chơi sáng tạo và rèn luyện kỹ năng sống. Gợi ý chi tiết từ KiddiHub

Đọc tiếp

Cách tính lương giáo viên mầm non mới nhất từ 01/7/2024

19/04/2025

179

Cách tính lương giáo viên mầm non mới nhất từ 01/7/2024
Cách tính lương giáo viên mầm non đối với viên chức, giáo viên hợp đồng. Trường hợp được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non? Cùng tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết

12/04/2025

221

10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết
10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết. Những câu hỏi thường gặp giúp phụ huynh nuôi dạy con đúng cách. Cùng Kiddihub tìm hiểu thêm nhé!

Đọc tiếp

Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì"

12/04/2025

199

Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì"
Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì". Phân tích và giải thích câu tục ngữ "Con dại cái mang" (5 Mẫu). Hãy cùng Kđihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có

12/04/2025

170

15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có
15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có. Nuôi con theo dư luận – Cha mẹ dễ đánh mất chính mình. Hãy cùng Kiddihu tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết

12/04/2025

161

Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết
Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết. Những sai lầm phổ biến trong việc nuôi dạy con theo khoa học. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu thêm nhé !

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp