Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

CẢNH BÁO BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ NHỎ

Đăng vào 11/12/2022 - 23:11:08

3457

Mục lục

Xem thêm

CẢNH BÁO BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ NHỎ

Bệnh tay chân miệng là bệnh dễ lây lan, có khả năng tự khỏi sâu 5 7 ngày. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách thì bệnh tình sẽ có những hậu quả nghiêm trọng. Vậy bệnh tay chân miệng là gì? Cách chữa trị nhu thế nào? Biểu hiện của bệnh là gì để nhập viện kịp thời? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là dạng bệnh lây nhiễm do nhóm virus đường ruột gây ra, thường xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh có 2 thể:

Thứ nhất, bệnh tay chân miệng ở trẻ do virus Coxsackievirus A16 gây ra. Đây là bệnh ở dạng nhẹ, có thể tự khỏi sau 7-10 ngày mà không cần điều trị.

Thứ hai, bệnh chân tay miệng ở trẻ do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Đây là bệnh ở dạng nặng, rất nguy hiểm. Trẻ có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus 71, một số chủng virus nhóm A như: Coxsackie A4-A7, A9, A10 virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Chính vì có nhiều loại virus gây bệnh nên người đã mắc bệnh hoàn toàn có thể bị lại.

Do 2 bệnh có cách chữa trị cũng như cách điều trị khác nhau nên biểu hiện cũng khác biệt cơ bản.

Dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh

bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Phần lớn khi nghe về bệnh tay chân miệng, ai cũng nghĩ ngay bệnh chỉ xuất hiện ở tay, chân, miệng nên thấy xuất hiện những nốt ở vị trí đó là biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên, còn có rất nhiều triệu chứng của bệnh khác nữa.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ở dạng nhẹ nhận biết khá dễ, biểu hiện như sau:

  1. Bi sốt: trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao nhưng dễ hạ sốt (trên 38°C)
  2. Đau họng
  3. Loét miệng
  4. Tổn thương da xuất hiện: xuất hiện những mẩn đỏ, mụn nước ở các vị trí: quanh miệng, lòng bàn tay, đầu gối, lòng bàn chân,…
  5. Bỏ ăn
  6. Bị tiêu chảy
  7. Quấy khóc nhiều

Dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở dạng nặng, biểu hiện:

  1. Sốt cao và không hạ sốt: nhiệt độ trên 38,5 độ, kéo dài quá 48h mà không hạ dù đã cho uống thuốc hạ sốt. Cha mẹ cần chú ý đây không phải là phản ứng của trẻ do bị sốt mà do tình trạng nhiễm độc thần kinh ỏ giai đoạn sớm.
  2. Giật mình: đây là biểu hiện của nhiễm độc thần kinh, ngay cả khi đang chơi cũng biểu hiện. Chú ý quan sát xem tình trạng này có xuất hiện tăng lên theo thời gian không.

Bệnh tay chân miệng do EV71 gây ra rất nguy hiểm, khi thấy có những biểu hiện trên cha mẹ cần đưa con tới ngay bệnh viện để được kiểm tra, chữa trị kịp thời. Bởi bệnh rất nguy hiểm nên nguy cơ tử vong là rất cao, Cha mẹ cần tuyệt đối lưu ý vấn đề này nhé.

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng

Bệnh sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời cũng như không được phát hiện sớm. Một số biến chứng bao gồm:

  • Viêm màng não virus: triệu chứng sốt, đau đầu, cúng cổ,… Trong trường hợp này cần cho trẻ nhập viện để điều trị.
  • Bại liệt, tê liệt hoặc viêm não: triệu chứng quấy khóc, khó ngủ, thường xuyên giật mình, nói lảm nhảm, tay chân run, co giật, méo miệng, sốt cao,… Nếu không đưa nhập viện chữa trị kịp thời, trẻ có thể bị tử vong.
  • Bội nhiễm các nốt mụn trên da
  • Rung giật nhãn cầu
  • Yếu, liệt chi
  • Co giật, hôn mê dẫn tới suy hô hấp, tuần hoàn
  • Biến chứng tim mạch, hô hấp: viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.

Nguyên nhân trẻ mắc bệnh ?

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng là do tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh thì mới bị bệnh. Bệnh này không truyền từ các loài động vật sang người và ngược lại. Nhưng thực chất, nguyên nhân phổ biến của bệnh tay chân miệng đó là do nhiễm trùng COXSACKIEVIRUS A16, thuộc nhóm virus gọi là nonovio enterovirus. Nguồn lây bệnh là do tiếp xúc với:

  • Dịch tiết mũi họng của người bị bệnh
  • Tiếp xúc với nước bọt của người bệnh
  • Do ăn phải thức ăn nhiễm bệnh
  • Tiếp xúc với chất lỏng từ mụn nước bị vỡ của người bệnh.

Phân biệt bệnh tay chân miệng với bệnh thủy đậu ở trẻ

Nhiều cha mẹ nhầm lẫn bệnh tay chân miệng ở trẻ với bệnh thủy đậu nên trẻ không được chữa trị kịp thời cũng như đúng cách nên có những biến chứng bất thường.

Thời gian mắc bệnh: bệnh thủy đậu thường chỉ mắc vào mùa xuân, còn bệnh tay chân miệng thường mắc vào giai đoạn từ tháng 3 -5 và tháng 9 – 11.

Độ tuổi: Bệnh thủy đậu chủ yếu ở trẻ có độ tuổi từ 1 – 14 tuổi, trong đó 2 – 8 tuổi là hay gặp nhất. Bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ trên 5 tuổi.

Đường lây nhiễm: đều lây nhiễm trực tiếp từ những người bệnh tay chân miệng

Các nốt trên da:

+ Bệnh thủy đậu: gây ngứa khó chịu, nốt ban đỏ thường mọc ở thân người, sau đó lan toàn thân, mặt, tay, chân,…

+ Bệnh tay chân miệng: không gây ngứa, nốt mụn thường mọc ở miệng, họng làm loét miệng khiến trẻ sợ ăn, bỏ ăn

bệnh tay chân miệng
Phân biệt bệnh tay chân miệng với bệnh thủy đậu ở trẻ

Xem thêm: BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM: DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Trẻ bị bệnh cần kiêng gì?

  • Cách ly trẻ với những người xung quanh
  • Không cho ăn những đồ cay nóng, đồ ăn cứng
  • Hạn chế thực phẩm có nhiều axit như câm, chanh
  • Không bắt ép trẻ ăn
  • Không cho sử dụng đồ chơi chung với những đứa trẻ khác

Trẻ bị bệnh nên làm gì?

  • Để trẻ nghỉ ngơi trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ, không ẩm mốc
  • Cho trẻ nghỉ học và thư giãn
  • Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, vì trẻ bị bệnh này không cần kiêng nước

Phòng tránh bệnh tay chân miệng

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa cũng như có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, cha mẹ hoàn toàn có cách để phòng tránh bệnh cho trẻ. Để hạn chế tối thiểu nguy cơ mắc bệnh , cha mẹ cần thực hiện những điều này cho con:

bệnh tay chân miệng
Phòng tránh bệnh tay chân miệng
  • Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng và nước ấm.
  • Không dùng chung ly, chén, khăn tắm với người khác
  • Lau dọn nhà vệ sinh thường xuyên cũng như diệt khuẩn
  • Dùng nước nóng để giặt riêng quần áo, cũng như đồ dùng của trẻ nhiễm bệnh
  • Đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi
  • Không cho trẻ ngậm đồ chơi, mọi đồ dùng phải sạch sẽ và hợp vệ sinh.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khu vực nghi ngờ bị bệnh

Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám xét và điều trị theo cách thức mà bác sĩ chỉ dẫn. Đây là cách nhanh chóng và an toàn nhất để đảm bảo sức khỏe của trẻ cũng như không làm lây lan căn bệnh nguy hiểm đến cộng đồng.

Trên đây là những thông tin về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp cho các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quan về dấu hiệu và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Ba mẹ hãy cùng theo dõi KiddiHub và cẩm nang nuôi con để có những kiến thức bổ ích nhất trong quá trình sinh con, nuôi con và dạy con nhé.

Nhóm công khai
102K thành viên
20+ bài viết mỗi ngày
Từ trong bụng đến giảng đường
16 người bạn là thành viên
Thông tin hè waku

Bài viết liên quan

13 Điều phụ huynh cần dạy con trước khi vào lớp 1: Nền tảng cho hành trình học tập toàn diện

01/07/2025

21

13 Điều phụ huynh cần dạy con trước khi vào lớp 1: Nền tảng cho hành trình học tập toàn diện
Giai đoạn chuyển tiếp từ bậc mầm non lên tiểu học đánh dấu một cột mốc phát triển quan trọng, mang đến những thách thức ...

Đọc tiếp

Một số bài tập luyện phát âm cho bé hiệu quả tại nhà

01/07/2025

16

Một số bài tập luyện phát âm cho bé hiệu quả tại nhà
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói là một hành trình đòi hỏi sự kiên trì, đúng cách và đúng thời điểm. Trong đó, việc ...

Đọc tiếp

Cách dạy trẻ thể hiện nhu cầu bằng lời nói: Cẩm nang cho cha mẹ và thầy cô

18/06/2025

84

Cách dạy trẻ thể hiện nhu cầu bằng lời nói: Cẩm nang cho cha mẹ và thầy cô
Bài viết chia sẻ cách dạy trẻ thể hiện nhu cầu bằng lời nói, từ việc tạo tình huống khuyến khích trẻ nói đến kiên nhẫn và khen ngợi.

Đọc tiếp

Làm sao để trẻ bật âm: 7 Bí quyết hiệu quả cho ba mẹ

16/06/2025

1907

Làm sao để trẻ bật âm: 7 Bí quyết hiệu quả cho ba mẹ
Bạn đang băn khoăn không biết làm sao để trẻ bật âm? Khám phá ngay 7 phương pháp khoa học giúp con phát triển ngôn ngữ tự nhiên, hiệu quả tại nhà.

Đọc tiếp

Trẻ 12 tháng đi học – Ba mẹ cần chuẩn bị những gì?

24/04/2025

492

Trẻ 12 tháng đi học – Ba mẹ cần chuẩn bị những gì?
Cho trẻ 12 tháng đi học là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình đầu tiên trong hành trình lớn khôn của bé. ...

Đọc tiếp

Báo động: Trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ – Hệ quả từ chính hành vi của người lớn

08/04/2025

610

Báo động: Trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ – Hệ quả từ chính hành vi của người lớn
Chào các bậc phụ huynh, tôi là Ngô Văn Bắc – Thạc sĩ Tâm lý Giáo dục, chuyên nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm...

Đọc tiếp

Khi nào nên cho trẻ đi học? – Góc nhìn chuyên sâu từ chuyên gia giáo dục mầm non

04/04/2025

515

Khi nào nên cho trẻ đi học? – Góc nhìn chuyên sâu từ chuyên gia giáo dục mầm non
Khi con đến tuổi đi học, ba mẹ thường đứng giữa rất nhiều ý kiến trái chiều từ gia đình và bạn bè. Một số người cho rằng...

Đọc tiếp

Xu Hướng Sân Chơi Trẻ Em 2025 – Đâu Là Sự Lựa Chọn Tối Ưu?

28/02/2025

1681

Xu Hướng Sân Chơi Trẻ Em 2025 – Đâu Là Sự Lựa Chọn Tối Ưu?
Khám phá xu hướng sân chơi trẻ em 2025 với thiết kế an toàn, sáng tạo và thân thiện với môi trường. LnD Toys – tiên phong trong giải pháp sân chơi hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tìm hiểu ngay!

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • Trang tiếp