Tìm kiếm bài viết

4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non khoẻ mạnh- Xem ngay 

Đăng vào 01/08/2023 - 13:37:38

1850

Mục lục

Xem thêm

4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non được trường áp dụng gồm: Tinh bột, Đạm, chất béo, Vitamin, Khoáng chất. Qua đó, nhà trường sẽ lựa chọn đồ ăn đảm bảo cho sức khỏe của trẻ.

4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non khoẻ mạnh- Xem ngay 

4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non được các trường áp dụng bao gồm: Tinh bột, Đạm, chất béo và Vitamin, Khoáng chất. Dựa trên tháp dinh dưỡng này, cha mẹ và nhà trường sẽ lựa chọn đồ ăn đảm bảo cho sức khỏe của trẻ. 

Đồng thời mọi người có thể tự thiết lập khẩu phần ăn và hợp lý đối với vấn đề béo phì ở trẻ mầm non. Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Kiddihub để hiểu rõ về những thực phẩm trên. 

4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non phát triển khoẻ mạnh 

4 nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ là những kiến thức hàng đầu được cha mẹ lưu ý để nuôi con. Tuy nhiên vì thiếu hụt kiến thức cũng như kinh nghiệm nên nhiều người buồn phiền vì con chậm lớn. 

Hiện nay đã có một số phụ huynh mắc sai lầm khi cho con ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm thông thường giúp con yêu phát triển toàn diện.

4-nhom-thuc-pham-cho-tre-mam-non-1
Những thực phẩm từ thịt, trứng và đậu cung cấp chất đạm tốt nhất cho trẻ

Nhóm thực phẩm cho bé 

Nội dung 

✅ Tinh bột

Tinh bột hay còn gọi là Glucid/Carbohydrate thuộc nhóm dinh dưỡng quan trọng hàng đầu cho bé. Nhóm chất này sẽ giúp hệ thần kinh của trẻ được phát triển nhanh nhẹn và năng động. 

Ngoài ra chúng còn hỗ trợ hệ tiêu hoá của con hoạt động tốt thông qua việc kích thích các nhu động ruột, co bóp dạ dày. Điều này khiến con dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng khác hiệu quả nhất. 

Vậy nên có thể nói tinh bột thuộc trong 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non phải ghi nhớ. Để trẻ không bị thiếu, cha mẹ hãy cho con ăn các loại thực phẩm từ ngũ cốc, gạo. Ngoài ra kết hợp rau củ quả khác như khoai tay, bí đỏ, khoai lang...

Bố mẹ cũng đừng nên lạm dụng cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột. Điều này sẽ làm hệ tiêu hoá không chuyển hóa hết năng lượng và gây trướng bụng khó chịu.

✅ Chất đạm là 1 trong 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non

Nếu trẻ trong diện hay ốm và chậm lớn, cần bổ sung ngay nhóm dưỡng chất này trong khẩu phần ăn. Protein có tác dụng sản sinh các nhóm cơ, đồng thời tạo kháng thể và dịch bài tiết. 

Ngoài ra chất đạm còn giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể và khiến bé ăn ngon hơn. Vậy nên cha mẹ có thể bổ sung các loại thịt đỏ, trắng, sữa, tôm để trẻ khoẻ mạnh.

✅ Chất béo

Chất béo có tác dụng giúp trẻ có nguồn năng lượng thiết yếu. Đồng thời hòa tan các Vitamin A, D, E để cơ thể hấp thu Vitamin tốt hơn. 

Ngoài ra chúng còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành các tế bào mô não và võng mạc. Vậy nên đây là nhóm chất không thể thiếu trong 4 nhóm chất dinh dưỡng. 

Để bổ sung chất béo, cha mẹ nên cho con ăn thực phẩm từ sữa, bơ, đậu phộng, phô mai...Đồng thời kết hợp những loại trái cây giàu chất béo như bơ hoặc dầu ăn như: Oliu, dầu mè.

✅ Nhóm Vitamin và Khoáng chất

Trong quá trình nuôi dạy con, cha mẹ ai cũng muốn cung cấp nguồn dinh dưỡng hỗ trợ trẻ phát triển. Nhóm chất này sẽ hỗ trợ quá trình trao đổi chất của bé diễn ra tốt hơn. 

Đặc biệt chúng còn giữ vai trò quan trọng để điều hòa lượng Cholesterol trong máu. Những khẩu phần ăn cung cấp Vitamin và khoáng chất là: 

  • - Một số thực phẩm từ tôm, cua, phomat, súp lơ xanh, sữa canxi. 
  • - Thịt lợn, bò, cá hoặc gan. 
  • - Những loại trái cây bao gồm: Cam, quýt, ớt xanh, cà chua hoặc rau củ quả như cà rốt, bí đỏ...

 

Xây dựng thực đơn đa dạng theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Khi chăm sóc trẻ mầm non, bố mẹ cũng như cô giáo luôn quan tâm tới tháp dinh dưỡng. Dựa vào đó, bạn có thể thiết lập thực đơn ăn uống hợp lý nhất. 

4-nhom-thuc-pham-cho-tre-mam-non-2
Trái cây chứa rất nhiều vitamin nên tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ

Ngoài ra bậc phụ huynh cũng như người chăm sóc dễ dàng lựa chọn thực phẩm thích hợp cho sự tăng trưởng của trẻ. Điều này giúp con ăn ngon hơn và tạo được thói quen ăn uống lành mạnh. 

Xem thêm: Một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non

Nguyên tắc xây dựng thực đơn 

Dựa vào 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non, khi xây dựng thực đơn bạn cũng cần dựa vào một số nguyên tắc. Cha mẹ nên bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm cơ bản: Tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, khoáng chất và vitamin. 

Cụ thể trẻ mẫu giáo cần bổ sung khoảng 1.230 - 1.320 kcal năng lượng/ ngày. Bên cạnh đó người chăm sóc cũng cần đa dạng thực phẩm. 

Bạn nên cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn để thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên hãy nhớ rằng tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non khác với người lớn. Có những thực phẩm tốt cho bạn nhưng lại không phù hợp với trẻ nhỏ. 

Một điểm cần lưu ý khi chăm sóc bé yêu đó là lên thực đơn theo mùa hoặc khẩu vị của trẻ. Việc này sẽ giúp con có hứng thú hơn với hoạt động ăn uống. 

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, bậc phụ huynh cần chú ý tới an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không chọn thức ăn bị thiu, hỏng không hoá chất. Đặc biệt chú ý với trẻ bị dị ứng thức ăn từ sữa, trứng...

Gợi ý thực đơn đơn giản đầy đủ theo tháp dinh dưỡng 

Sau khi nắm được 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non, bậc phụ huynh sẽ dễ dàng xây dựng thực đơn cho bé. Theo đó trẻ 3-5 tuổi sẽ cần ăn 3 bữa chính, ngoài ra thêm 2-3 bữa phụ mỗi ngày. 

4-nhom-thuc-pham-cho-tre-mam-non-3
Cha mẹ nên lưu ý những loại thực phẩm trẻ bị dị ứng để tránh dùng cho bữa ăn sau

Cụ thể bữa sáng, tối chiếm 25%/suất ăn, bữa trưa chiếm 40% năng lượng và tối chiếm 10%. Trong mỗi bữa ăn, tỷ lệ các nhóm chất được phân bố như sau: Tinh bột chiếm 52-60%, đạm chiếm 13-20%, chất béo chiếm 25-35%. Dưới đây là thực đơn theo tháp dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo: 

- Bữa sáng: 1 bát súp.

- Bữa ăn nhẹ: 1 ly sữa 200ml.

- Bữa trưa:: 1 chén cơm, cá kho tộ, canh rau nấu thịt bằm, cam.

- Bữa phụ chiều: 1 hũ sữa chua 100ml.

- Chiều: 1 chén cơm, gà kho tộ, canh rau ngót nấu tôm, bắp chuối.

- Bữa phụ buổi tối: 1 ly sữa 200ml.

Có thể nói chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng để con khỏe mạnh và phát triển. Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm tới vệ sinh răng miệng của bé.  

Hướng dẫn chế độ ăn hàng ngày cho trẻ 4-8 tuổi

Để chế độ dinh dưỡng cân bằng trẻ cần có thực đơn phong phú. Với bé trong độ tuổi từ 4-8 tuổi, bé cần bổ sung đến 1½  khẩu phần trái cây; 4½ rau; 1½-2 khẩu phần sữa.

Ngoài ra cung cấp 4 khẩu phần ngũ cốc cùng 1½ khẩu phần thịt nạc, trứng, quả hạch, hạt hoặc cây họ đậu. Bên cạnh đó trẻ em rất cần nước vào những ngày nóng hoặc ẩm ướt. Tuyệt đối tránh nước ngọt, nước ép trái cây, sữa hoặc thức uống thể thao và tăng lực.

Thực phẩm và đồ uống để hạn chế cho trẻ mầm non

Sau khi tìm hiểu 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non, bạn sẽ biết nhóm chất có lợi và hại cho sức khỏe. Thức ăn đôi khi gồm đồ ăn nhanh, ăn vặt như khoai tây chiên, bim bim, bánh ngọt...

4-nhom-thuc-pham-cho-tre-mam-non-4
Thiết lập thực đơn đa dạng các món ăn sẽ giúp trẻ ăn nhiều hơn

Nhóm đồ ăn này có thể chứa nhiều muối và chất béo bão hòa. Nếu thường xuyên ăn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì và tiểu đường loại 2 cho trẻ.

Ngoài ra cha mẹ hạn chế cho con uống nước ngọt. Ví dụ như nước trái cây, đồ uống thể thao, sữa có hương vị bởi loại nước này chứa nhiều đường và ít dinh dưỡng. 

Nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm cơ thể tăng cân không lành mạnh, dẫn tới tình trạng béo phì, sâu răng. Thậm chí loại đồ ăn này còn khiến con bạn bớt thèm ăn những bữa ăn lành mạnh. 

Đặc biệt đồ uống có caffein không được khuyến khích cho trẻ em bởi chúng sẽ ngăn cơ thể hấp thụ canxi. Nhóm thực phẩm và đồ uống này bao gồm cà phê, trà, nước tăng lực và sô cô la.

Trên đây là những phân tích chia sẻ chi tiết nhất về 4 nhóm thực phẩm cho trẻ mầm non. Nếu bậc phụ huynh cảm thấy còn có khúc mắc chưa được giải đáp hay truy cập ngay vào Kiddihub

Đăng bởi: PhamMai

PhamMai PhamMai

Bài viết liên quan

Toeic 4 kỹ năng và IELTS: Nên học chứng chỉ nào?

29/11/2023

572

Toeic 4 kỹ năng và IELTS: Nên học chứng chỉ nào?
Bạn đang phân vân khoogn biết nên học Toeic 4 kỹ năng hay IELTS. Click xem ngay những thông tin về kỳ thi Toeic 4 kỹ năng và IELTS qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Tất tần tật những thông tin về bằng Toeic 4 kỹ năng

28/11/2023

693

Tất tần tật những thông tin về bằng Toeic 4 kỹ năng
Tất tần tất những thông tin về bằng TOEIC 4 kỹ năng. Click ngay để xem chi tiết về cấu trúc bài thi, lệ phí thi, đối tượng và cách để lựa chọ khóa học.

Đọc tiếp

Tất tần tật những thông tin về bằng TOEIC 2 kỹ năng

28/11/2023

480

Tất tần tật những thông tin về bằng TOEIC 2 kỹ năng
Bằng TOEIC 2 kỹ năng là gì? Click xem ngay tất tần tật những thông tin về chi phí và cấu trúc bài thi chứng chỉ TOEIC 2 kỹ năng qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Học phí luyện thi Ielts bao nhiêu tiền, có đắt không?

28/11/2023

467

Học phí luyện thi Ielts bao nhiêu tiền, có đắt không?
Học phí luyện thi ielts bao nhiêu tiền? là điều được rất nhiều người quan tâm. Click để tìm hiểu ngay chi phí cho 1 khóa học ielts trong bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Lộ trình học toeic tại nhà cùng gia sư cho trẻ mới bắt đầu

28/11/2023

518

Lộ trình học toeic tại nhà cùng gia sư cho trẻ mới bắt đầu
Xây dựng lộ trình học toeic tại nhà sao cho hiệu quả. Ba mẹ hãy Click để xem ngay cách xây dựng lộ trình học tập cho con qua bài viết dưới đây nhé.

Đọc tiếp

Ielts General và Academic: Nên học chứng chỉ nào?

27/11/2023

492

Ielts General và Academic: Nên học chứng chỉ nào?
Bạn đang phân vân không biết nên học Ielts General hay Academic. Click xem ngay những thông tin về kỳ thi Ielts General và Academic qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Top 3+ chứng chỉ tiếng anh cho học sinh cấp 2 phổ biến hiện nay

27/11/2023

832

Top 3+ chứng chỉ tiếng anh cho học sinh cấp 2 phổ biến hiện nay
Các loại chứng chỉ tiếng anh cho học sinh cấp 2 phổ biến nhất. Click để xem ngay thông tin chi tiết về các loại chứng chỉ tiếng Anh qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Top 5+ phương pháp dạy giao tiếp tiếng anh cho trẻ em hiệu quả

27/11/2023

512

Top 5+ phương pháp dạy giao tiếp tiếng anh cho trẻ em hiệu quả
Làm sao để dạy tiếng anh cho trẻ em? Hãy Click để xem ngay top 5 phương pháp dạy giao tiếp tiếng anh cho trẻ em hiệu quả qua bài viết dưới đây

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>