Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Hoa đào Hoa đào Hoa mai Hoa mai
Tìm kiếm bài viết

Đừng chủ quan với bệnh cúm mùa ở trẻ mầm non: Những điều cha mẹ cần biết

Đăng vào 07/02/2025 - 09:59:42

109

Mục lục

Xem thêm

Bệnh cúm là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm tuổi mầm non. Với hệ miễn...

Đừng chủ quan với bệnh cúm mùa ở trẻ mầm non: Những điều cha mẹ cần biết

Bệnh cúm là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm tuổi mầm non. Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và dễ gặp các biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh cúm ở trẻ mầm non có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu KiddiHub trong bài viết dưới đây.

Bệnh cúm ở trẻ mầm non là gì?

Bệnh cúm ở trẻ mầm non là bệnh nhiễm trùng do virus cúm (Influenza) gây ra, ảnh hưởng đến hệ hô hấp bao gồm mũi, họng và phổi. Đây là bệnh có tính lây lan nhanh và thường xuất hiện theo mùa, đặc biệt vào mùa đông và đầu xuân.

Các chủng cúm mùa

Virus cúm được chia thành các loại A, B, C và D. Trong đó, cúm A và B là hai loại phổ biến và gây bệnh ở người.

  • Virus cúm A: Đây là chủng virus gây bệnh ở người phổ biến nhất, chiếm đến 75% trên tổng số ca nhiễm cúm. Dựa trên sự kết hợp giữa kháng nguyên H và N, virus được phân thành nhiều tuýp. Trong đó, nổi bật nhất là cúm A (H5N1), A (H3N2), A (H1N1), trong đó cúm A (H1N1) từng gây ra các trận đại dịch lớn trong lịch sử, có khả năng đột biến mạnh. Ngoài ra, cúm A(H7N9) cũng có thể khiến bệnh nhân viêm phổi nặng. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu về các bệnh gây ra do cúm A(H7N9) vẫn còn khá hạn chế.
  • Virus cúm B: Đây là loại cúm có khả năng gây bệnh ở người, với tỷ lệ 25% trên tổng số ca nhiễm cúm hằng năm. Cúm B lây từ người sang người rất nhanh, nhưng lại ít có nguy cơ bùng phát thành đại dịch. Giống cúm A, các triệu chứng của người mắc cúm B có thể kể đến như: sốt, ho, đau họng, đau đầu, nhức người. Trẻ mắc cúm B thường có triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Trong một số trường hợp, cúm B có thể đe dọa sức khỏe, tính mạng người bệnh.
  • Virus cúm C: Nếu so về mức độ phổ biến với 2 chủng cúm A và B, thì virus cúm C ít gặp hơn, ít nguy hiểm hơn, ít gây bùng dịch hơn. Người bệnh cũng thường ít xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình. Cúm C thường có xu hướng gây nhiễm trùng đường hô hấp ở mức độ nhẹ và không dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
  • Virus cúm D: Chủ yếu ảnh hưởng đến động vật, không gây bệnh ở người.

Đối với trẻ mầm non, virus cúm A và B là hai chủng nguy hiểm nhất, dễ lây lan và gây biến chứng.

Xem thêm: Top các trường mầm non tốt nhất được ba mẹ quan tâm

Bệnh cúm mùa ở trẻ em mầm non có nguy hiểm không? 

Bệnh cúm mùa ở trẻ em mầm non do virus cúm gây ra, thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng của cúm mùa thường nghiêm trọng hơn nhiều so với các dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi và nghẹt mũi. 

  • Ở trẻ em, sau khoảng 2 ngày kể từ khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể xuất hiện bao gồm: sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi, buồn nôn, cảm giác yếu ớt, đau tai và thậm chí tiêu chảy.
  • Sau khoảng 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường giảm dần, nhưng ho và tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài. Thông thường, tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần. 

Nghiên cứu cho rằng trẻ em dưới 5 tuổi, hệ miễn dịch còn yếu và sức đề kháng kém, trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải là những đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm và gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết sớm các triệu chứng bệnh cúm mùa ở trẻ em mầm non và đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Chăm sóc trẻ bị cảm cúm như thế nào?

Phần lớn trẻ bị cảm cúm đều có thể phục hồi hoàn toàn thường mất 1-2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có hệ miễn dịch suy yếu kèm với việc không được chăm sóc đúng cách, trẻ có nguy cơ gặp phải các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa…

Theo dõi nhiệt độ của trẻ

Khi trẻ bị cảm cúm, bố mẹ nên chú ý theo dõi chặt chẽ các biểu hiện, đặc biệt là thân nhiệt của trẻ. Điều này sẽ giúp bố mẹ phát hiện và đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời nếu tình trạng sốt không có dấu hiệu cải thiện sau khi đã thực hiện các biện pháp hạ sốt tại nhà, sốt cao kéo dài.

Khi thân nhiệt của trẻ đo ở nách trên 38,5 độ C thì cho bé dùng thuốc hạ sốt (liều paracetamol 10-15 mg/kg/lần, cách 4h-6h/lần, không quá 60 mg/kg/ngày).

Cho trẻ uống thuốc trị cảm cúm

Các loại thuốc trị cảm cúm cho trẻ hiện có đều tập trung điều trị các triệu chứng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thể trạng sức khỏe của từng trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc kê toa thuốc với liều lượng phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị cảm cúm ở trẻ gồm:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Acetaminophen và ibuprofen là hai loại thuốc hạ sốt giảm đau thường được sử dụng cho trẻ. Lưu ý, không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì điều này có thể khiến trẻ gặp phải hội chứng Reye.
  • Thuốc kháng virus: Oseltamivir (tamiflu) được chỉ định khi cúm có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ (trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt dưới 2 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải…)
  • Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi có bội nhiễm nhiễm trùng.

Ăn uống đủ chất

Cảm cúm khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, thậm chí rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy). Bố mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất và phù hợp cho trẻ, từ đó, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Ngoài ra, tình trạng sốt, nôn mửa, tiêu chảy là nguyên nhân khiến trẻ mất nước và điện giải. Bố mẹ nên chú ý cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, đồng thời, bổ sung thêm các loại vitamin, điện giải thông qua các loại rau củ, trái cây như cam, quýt, ổi…

Hệ tiêu hóa của trẻ bị cảm cúm thường sẽ yếu hơn so với bình thường. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn các thực phẩm mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, sú.,..

Lau người bằng nước ấm

Được sử dụng trong trường hợp sốt cao chưa đáp ứng với thuốc hạ nhiệt hoặc chưa đủ thời gian dùng thuốc hạ nhiệt , bố mẹ có thể dùng một chiếc khăn mềm thấm nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ C), vắt khô và lau khắp người cho trẻ, nhất là ở khu vực nách, bẹn và trán. Đây là cách hạ sốt không dùng thuốc thường được sử dụng.

Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý không dùng nước lạnh, rượu hoặc cồn để lau người cho trẻ vì điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều

Khi bị cảm cúm, cơ thể trẻ sẽ mất nhiều năng lượng hơn để chống lại tác nhân gây bệnh. Lúc này, giấc ngủ được xem là cách tốt nhất để cơ thể hồi phục. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, cho trẻ ngủ trong những không gian thoáng khí, mát mẻ để trẻ cảm thấy thoải mái và ngon giấc.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

  • Sốt cao (trên 38.5 độ C) và liên tục (trên 3 ngày), dùng thuốc hạ sốt không giảm.
  • Bỏ ăn, bỏ uống nhiều ngày, hay nôn.
  • Nghẹt mũi kéo dài (trên 14 ngày) hoặc không thuyên giảm.
  • Khó thở, thở nhanh.
  • Li bì, bị kích thích, co giật.
  • Đau tai, trong tai có mủ.
  • Đau mắt, mắt đỏ, có gỉ vàng.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cúm mùa ở trẻ mầm non?

Tiêm phòng cúm hàng năm

Tiêm phòng cúm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Vắc xin giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng cúm hàng năm, đặc biệt là vào mùa cúm. Việc tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch không chỉ bảo vệ trẻ mà còn góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.

Giữ vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa cúm. Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với các bề mặt bẩn. Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo hoặc khăn giấy, sau đó vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ.

Giữ môi trường sống sạch sẽ

Môi trường sống sạch sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cúm. Khử trùng đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa và các vật dụng thường xuyên tiếp xúc bằng dung dịch khử khuẩn. Đảm bảo không gian lớp học và nơi ở của trẻ luôn thông thoáng bằng cách mở cửa sổ hoặc sử dụng hệ thống thông gió. Vệ sinh sạch sẽ sàn nhà, đồ dùng và các bề mặt trong nhà.

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả virus cúm. Bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin C, D, kẽm và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Khuyến khích trẻ vận động thể chất, chơi ngoài trời để tăng cường sức đề kháng. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng, mệt mỏi.

Lời kết

Hy vọng bài viết này KiddiHub đã cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích về bệnh cúm mùa ở trẻ mầm non. Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc chủ động phòng ngừa và trang bị kiến thức về bệnh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Hãy theo dõi KiddiHub để cập nhật những thông tin hữu ích về giáo dục và chăm sóc trẻ em, cũng như dễ dàng tìm kiếm và kết nối với các cơ sở giáo dục phù hợp nhất nhé.

Đăng bởi: Hoàng Việt Anh

Hoàng Việt Anh Hoàng Việt Anh

Bài viết liên quan

Đừng chủ quan với bệnh cúm mùa ở trẻ mầm non: Những điều cha mẹ cần biết

07/02/2025

109

Đừng chủ quan với bệnh cúm mùa ở trẻ mầm non: Những điều cha mẹ cần biết
Bệnh cúm là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm tuổi mầm non. Với hệ miễn...

Đọc tiếp

Lưu ý trước và sau khi tiêm vaccine quan trọng

26/12/2024

172

Lưu ý trước và sau khi tiêm vaccine quan trọng
Tiêm chủng luôn được xem là một phương pháp phòng bệnh quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, đ...

Đọc tiếp

Daisy Mart - Địa chỉ mua quà tặng và đồ dùng cho mẹ và bé chất lượng tốt, giá phải chăng tại Khương Trung, Thanh Xuân.

06/12/2024

459

Daisy Mart - Địa chỉ mua quà tặng và đồ dùng cho mẹ và bé chất lượng tốt, giá phải chăng tại Khương Trung, Thanh Xuân.
Tìm kiếm một món quà sao cho phù hợp với các bé, cho cháu, cho con không hề đơn giản chút nào. Món quà phải phù hợp với ...

Đọc tiếp

Mua Đồ Sơ Sinh, Quần Áo Sơ Sinh, Sữa Bỉm Ở Đâu Hàm Nghi, Nam Từ Liêm?

29/11/2024

718

Mua Đồ Sơ Sinh, Quần Áo Sơ Sinh, Sữa Bỉm Ở Đâu Hàm Nghi, Nam Từ Liêm?
Nếu bạn đang sinh sống tại khu vực Hàm Nghi, Nam Từ Liêm, đừng bỏ qua Siêu thị mẹ và bé 5saobaby tại Vinhomes Gardenia – địa chỉ được nhiều ba mẹ tin tưởng và lựa chọn.

Đọc tiếp

5saobaby – Địa chỉ tin cậy cung cấp quần áo trẻ em, quần áo sơ sinh và đồ sơ sinh, Sữa, bỉm tại La Khê, Hà Đông

28/11/2024

863

5saobaby – Địa chỉ tin cậy cung cấp quần áo trẻ em, quần áo sơ sinh và đồ sơ sinh, Sữa, bỉm tại La Khê, Hà Đông
Không chỉ cung cấp những sản phẩm như quần áo trẻ em, quần áo sơ sinh và đồ sơ sinh cho trẻ em, mà còn mang đến sự an tâm và hài lòng cho ba mẹ trong từng lần mua sắm

Đọc tiếp

Top 5 Cửa Hàng Sữa Bỉm Giá Tốt Tại Khu Vực Hàm Nghi, Nam Từ Liêm

08/11/2024

500

Top 5 Cửa Hàng Sữa Bỉm Giá Tốt Tại Khu Vực Hàm Nghi, Nam Từ Liêm
Khu vực Hàm Nghi, Nam Từ Liêm là nơi sinh sống của nhiều gia đình trẻ, vì vậy nhu cầu mua sữa, bỉm và các sản phẩm chăm ...

Đọc tiếp

Top 5 thương hiệu Cửa hàng sữa bỉm mẹ và bé giá tốt tại Hà Đông, Hà Nội

08/11/2024

648

Top 5 thương hiệu Cửa hàng sữa bỉm mẹ và bé giá tốt tại Hà Đông, Hà Nội
Tổng hơp danh sách các thương hiệu bán sữa bỉm, đồ sơ sinh, đồ mẹ và bé giá tốt tại Hà Đông. Mẹ và bé 5Saobaby, Đồ sơ sinh Ếch Cốm, Tuticare

Đọc tiếp

Thực phẩm giàu canxi cho trẻ tăng chiều cao ba mẹ nên biết

03/10/2024

797

Thực phẩm giàu canxi cho trẻ tăng chiều cao ba mẹ nên biết
Tại sao thực phẩm giàu canxi lại quan trọng cho trẻCanxi rất quan trọng đối với cơ thể, canxi xây dựng hệ xương, hệ răng...

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • >
  • >>