Tìm kiếm bài viết

Hiểu rõ về sự phát triển của trẻ

Đăng vào 15/03/2023 - 08:00:00

641

Mục lục

Xem thêm

Sự phát triển của trẻ Tốc độ lớn lên của trẻ rất đáng ngạc nhiên. Khi mới sinh, trẻ chỉ dài khoảng 50cm và cân nặng trên

Hiểu rõ về sự phát triển của trẻ

Sự phát triển của trẻ

 

Tốc độ lớn lên của trẻ rất đáng ngạc nhiên. Khi mới sinh, trẻ chỉ dài khoảng 50cm và cân nặng trên dưới 3kg, nhưng chỉ 1 năm sau đã có thể cao gấp rưỡi và nặng gấp 3 lần rồi.

Em bé mỗi ngày đều thay đổi, lớn lên từng chút một: đầu tiên là biết lẫy, sau đó biết ngồi, rồi biết bò. Những dấu mốc kỉ niệm "đầu tiên trong đời" sẽ liên tiếp xuất hiện. Các bạn đều thấy rất cảm động khi bé con của mình lần đầu tiên biết lẫy phải không nào. Mỗi ngày cùng con là một ngày đặc biệt, đều là những cơ hội hiếm có đấy.

Ngôn ngữ cũng sẽ phát triển đáng kể. Từ những từ "a" "ư" không có mấy ý nghĩa, dần dần trẻ sẽ nói được những từ có nghĩa và bắt đầu tương tác với người xung quanh. Bố mẹ đều cảm thấy tò mò, hồi hộp khi lần đầu tiên con nói ra tiếng gì đó đúng không nào. Ban đầu chỉ là những từ đơn "gâu gâu" "ứ ừ" sau đó thành những câu ngắn như "chó gâu gâu" "mẹ ơi ăn". Từ vựng mà con nói được cũng sẽ tăng lên rất nhanh.

Các bước phát triển về thể chất

Sự phát triển của trẻ sẽ chia theo từng giai đoạn, nhưng các giai đoạn này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa các trẻ với nhau. Các yếu tố như di truyền từ bố mẹ, môi trường sống, tích cách cũng như trải nghiệm... sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ phát triển của mỗi cá nhân trẻ. Theo đó, việc so sánh con mình với con nhà khác hầu như không có ý nghĩa gì cả. Bố mẹ hãy quan sát kĩ và tạo môi trường phù hợp cho con mình nhé.

Dù vậy, thứ tự các giai đoạn phát triển của trẻ sẽ giống nhau. Chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ về "Sự phát triển trong vận động" để các bạn tham khảo nhé. Tuy nhiên mốc thời gian không phải là tuyệt đối.

4 đặc điểm trong phát triển thể chất của trẻ

Có rất nhiều nguyên tắc trong phát triển. Nếu biết được những nguyên tắc này, các bạn có thể quan sát con mình kĩ hơn rất nhiều.

  1.  Xu hướng phát triển là từ trung tâm trở ra (xu hướng)
    Đầu tiên trẻ sẽ cử động cả cơ thể, sau đó mới đến vai, cánh tay, bàn tay, ngón tay... Đó chính là sự phát triển từ trung tâm cơ thể ra các đầu mút.
  2. Các cột mốc phát triển đều có thứ tự chung (thứ tự)
    Dù có sự chênh lệch tương đối giữa các cá nhân trẻ, nhưng thứ tự của các cột mốc này thì khá giống nhau. 
  3. Từ chia rẽ đến ăn khớp (tính tổng thể)
    Ban đầu trẻ sẽ cử động cơ thể không có mục đích gì cả, nhưng khi dần lớn lên và bắt đầu biết tư duy thì mỗi cử động sẽ ăn khớp theo suy nghĩ và có ý nghĩa.
  4. Chênh lệch giữa các cá nhân là khá lớn (tính cá nhân)
    Dù cho tháng tuổi bằng nhau, chưa chắc chiều cao của trẻ đã giống hệt nhau do tốc độ phát triển khác biệt.

Bố mẹ hãy năm rõ 4 quy tắc trên và cảm nhận thực tế trên sự phát triển của con mình nhé. Từng ngày bên con sẽ giúp bạn cảm nhận được con lớn lên từng chút một. Là bố mẹ hay là một người lớn, chúng ta đều muốn lớn lên cùng với trẻ phải không nào.

Các cột mốc phát triển tâm lý của trẻ

Cũng giống như thể chất, tâm lý trẻ cũng sẽ phát triển theo giai đoạn. Cột mốc phát triển tâm lý không dễ năm bắt bằng số liệu như thể chất, nhưng vẫn có thể nhìn nhận được qua cách trẻ tương tác với xung quanh.

Tiêu biểu cho phát triển tâm lý của trẻ chính là "khóc". Trẻ sẽ thể hiện cảm xúc của mình bằng cách khóc. Lúc đầu con sẽ khóc vì đói bụng, vì buồn ngủ, sau đó sẽ thể hiện sự khó chịu trong người. Khi trẻ được hơn 1 tuổi, con sẽ bắt đầu khóc để phản kháng những điều không như ý mình. Dần dần, khóc sẽ phương thức để trẻ thể hiện sự tức giận, bất an, và để gây sự chú ý.

Hành vi "cười" của trẻ cũng là dấu hiệu phát triển tâm lý. Khi trẻ mới sinh thường chỉ có 2 trạng thái hoặc là ngủ, hoặc là khóc; nhưng rồi bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy con cười. Cười là một cử động sinh lý, nó sẽ hình thành khi vùng má của trẻ dãn ra. Với trẻ tầm 1, 2 tháng tuổi thì đây gọi là "nụ cười sinh lý".

Khi trẻ được khoảng 3, 4 tháng tuổi, con sẽ phản xạ khi được bắt chuyện hoặc khi được người khác cười. Đây là phản xạ của con với thế giới xung quanh, thường được gọi là "nụ cười xã hội". Sau đó, ta sẽ thấy con cười với bố mẹ hoặc những người thân thiết, nhưng lại rụt rè, không cười với người lạ. Đây là minh chứng cho sự trưởng thành trong ký ức và tình cảm của trẻ, được tâm lý học gọi là "sự bất an của độ tuổi 8 tháng"

Nền tảng để tạo mối liên kết với con chính là skinship và tươi cười

Cơ bản nhất trong việc kết nối với con trẻ chính là skinship. Trẻ càng nhỏ thì cơ thể và tình cảm càng gần nhau. Cảm giác dễ chịu sinh ra khi tiếp xúc cơ thể sẽ dẫn đến thoải mái trong tâm lý - đó chính là skinship.

Cụ thể là những tiếp xúc trực tiếp khi bế hay cõng trẻ. Lần đầu tiên bố bế em bé, chắc chắn con sẽ ưỡn lưng lên và không chịu giữ yên. Nguyên nhân của việc này chính là cả bố và con đều chưa thấy thoải mái với nhau. Hãy đỡ chắc lưng con và dùng tay mình như một bệ đỡ, và ôm con ở tư thế ổn định nhất với cả 2 tay nhé.

Một điều quan trọng nữa là bố phải ý thức rõ biểu cảm trên mặt mình, phải nhìn vào mắt con và cười với con nhé. Trẻ thường nhìn vào mắt và miệng của người lớn để đoán ý, nên chúng sẽ không biết phải phản ứng thế nào với những ông bố không biểu cảm gì trên mặt. Hãy làm con yên tâm bằng một nụ cười tự nhiên, dịu dàng nhé.

Những mối liên kết được tạo ra từ tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái, như skinship hay biểu cảm, được gọi là "sự gắn bó". Gắn bó sinh ra từ việc bố mẹ đáp ứng các nhu cầu của trẻ như dỗ con khi khóc, cho con ăn khi đói, hay thay bỉm cho con. Các bố hãy nhớ kĩ điều này nhé.

Khủng hoảng tuổi lên ba là bằng chứng cho thấy trẻ đã lớn

Khoảng 2 tuổi là lúc con đã bắt đầu thể hiện được suy nghĩ của mình, và bắt đầu muốn thể hiện bản thân. Các trường mẫu giáo thường dùng tên gọi "cái tôi nảy mầm" hoặc "dậy thì lần 1" để chỉ thời kỳ "khủng hoảng tuổi lên ba" này. Do bố mẹ thường nghĩ mình sẽ nhàn hạ hơn khi trẻ cai sữa và biết đi, nên quả thật là rất vất vả khi trẻ bước vào giai đoạn phản kháng này.

Trong giai đoạn này, trẻ thường ăn vạ, không nghe lời bố mẹ, say mê những điều mà người lớn thấy là chán ngắt, hoặc nói "Không" với mọi thứ. Với người bố vẫn luôn nghĩ rằng con mình thật đáng yêu ngoan ngoãn, thì việc con bước vào thời kỳ phản kháng sẽ đem lại sự bất ngờ và nhiều phiền toái đấy.

Đặc điểm của trẻ trong thời kỳ này là muốn tự làm, muốn quyết định. Các con bắt đầu có mong muốn hiển nhiên của một người bình thường, rằng "muốn thử sức" "muốn tự quyết" "muốn tự do". Khi những mong muốn này được thỏa mãn, các con sẽ có thêm tự tin và tự tôn, sẽ biết yêu bản thân nhiều hơn.

Đối với bố mẹ thì đây là thời gian khá kinh khủng, nhưng cũng chính lúc này mà ta có thể nhìn thấy con mình lớn lên. Rồi tình hình sẽ dần ổn định, và con sẽ bước ra khỏi giai đoạn phản kháng này. Bố mẹ không cần phải làm gì để chuẩn bị cả, mà hãy ủng hộ con mình bằng cách để con được tự lập nhé.

Nên dung túng cho trẻ hư đến khi nào?

Đôi khi ta không thể tha thứ cho việc trẻ ích kỉ, nhưng "muốn làm theo ý mình" cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã lớn. Trừ những việc sẽ gây phiên phức hay nguy hiểm cho con; bố mẹ hãy thử để con tự do làm những điều khác chúng thích, trong giới hạn mà xem. Ví dụ như đưa ra một vài sự phương án và cho con lựa chọn, để con tự đề xuất xem mình cần người lớn giúp đến đâu khi gặp khó khăn. Điều này sẽ làm cho khủng hoảng tuổi lên 3 của con dễ chịu hơn nhiều lần. Tuy nhiên những hành động này cần tránh tuyệt đối: 1- Đáp ứng tuyệt đối yêu cầu của trẻ. 2- Từ chối tất cả yêu cầu của trẻ. 3- Thay đổi thái độ giữa chừng vì không đáp ứng được.

Nên bắt đầu rèn con từ khi nào?

Điều mà các ông bố băn khoăn khi con bắt đầu lớn, đó chính là việc rèn con. Nên bắt đầu từ lúc nào? Rèn con là làm gì? Trong chữ Hán, rèn giũa viết bằng chữ 「躾」, tức là luyện cho bản thân (身) được đẹp hơn (美しく). Đó chính là việc dạy cho con có cách sống đúng (sống đẹp), tuân thủ những quy ước và nền tảng của xã hội. Nói quá một chút thì sẽ là dạy cho con cách để sống thân thiện, thoải mái với mọi người xung quanh.

Trước đây có nhiều quyển sách viết là "Rèn giũa nên bắt đầu tư khi con được 3 tuổi", nhưng thật ra ta nên bắt đầu ngay từ khi con mới sinh ra. Ví dụ, trẻ thường có xu hướng nhặt những đồ bị rơi và bỏ lên miệng. Lúc này bố sẽ làm gì? Tất nhiên là vì nguy hiểm và mất vệ sinh nên bố sẽ nói "Không được, bố không cho đâu" và lấy thứ đó ra khỏi tay trẻ. Đó chính là rèn luyện rồi. Tóm lại, rèn giũa chính là việc chỉ ra cho con biết những quy luật như "không được làm, không được ăn, cần tránh trong cuộc sống".

Thi thoảng ta cũng phải cấm đoán hoặc giới hạn những hành động của con. Không sờ vào bếp lò, không nhặt đồ dưới đất bỏ vào miệng, không đánh bạn, không kéo tóc người khác,... là chuyện đương nhiên phải cấm. Bố sẽ cần phải chỉ cho con từng thứ một, trong từng hoàn cảnh và cách thức khác nhau. Đây chính là bước đầu tiên trong rèn giũa trẻ.

Đừng chỉ cấm đoán, giới hạn con bằng câu "Không được làm thế, làm thế này là sai". Quan trọng là phải cho con biết nên làm gì thay vào đó, khen con, và tỏ ra vui khi con làm đúng. Tức là, bố nhẹ nhàng, sẽ lặp đi lặp lại việc cho con thấy cảm xúc của mình - lúc đó cón sẽ hiểu sâu và bén rễ, từ đó hình thành hành động và tính cách. Trong thời kỳ khủng hoảng của trẻ, đây là một trong những điều rất quan trọng trong việc nuôi dạy con của bố. Nhất định hãy tích cực thực hành, và tận hưởng quãng thời gian này nhé.

“Hiểu rõ về sự phát triển của trẻ” là nội dung độc quyền trong cuốn sách “Sách giáo khoa của ông bố mới (新しいパパの教科書)” của Tập đoàn Gakken Inc. Dưới đây là một số thông tin về tác giả và dịch giả tại Việt Nam của cuốn sách này:

Bài viết liên quan

Dùng chính cơ thể để vui chơi 

02/06/2023

734

Dùng chính cơ thể để vui chơi 
Chúng ta nên bắt đầu với việc nô đùa. Với những bố lo lắng không biết nên chơi với con ra sao, hãy bắt đầu bằng việc đến...

Đọc tiếp

Những trò chơi để con thêm yêu bố 

02/06/2023

732

Những trò chơi để con thêm yêu bố 
Vui chơi để gắn kết tình cha conChắc hẳn có nhiều ông bố không biết nên làm gì khi ở một mình cùng con nhỉ. Trong những ...

Đọc tiếp

Công thức nhập môn “Chuẩn cơm bố nấu” 

02/06/2023

747

Công thức nhập môn “Chuẩn cơm bố nấu” 
Dưới đây, tôi sẽ giới thiệu cách làm hai món ngon không dầu mỡ, dành cho các bà mẹ trước và sau sinh. Cách làm Ngâm rong...

Đọc tiếp

Bắt đầu với việc thay bỉm 

02/06/2023

723

Bắt đầu với việc thay bỉm 
Những điểm cần chú ý khi thay bỉm cho con Kiểm tra sức khoẻ của con từ màu phân Phân và nước tiểu là thước đo sức khoẻ c...

Đọc tiếp

Bài học tài chính cho người cha kiểu mới 

10/04/2023

821

Bài học tài chính cho người cha kiểu mới 
Đối mặt với kế hoạch cuộc sống sau khi sinh con Nếp sống của một người sẽ thay đổi hoàn toàn sau khi có con. Trước khi c...

Đọc tiếp

[29] Những gợi ý về món ăn bố nấu

03/07/2023

980

[29] Những gợi ý về món ăn bố nấu
Sau 3 tiếng là tui đã làm được nè!Từ "đàn ông" biến thành "bố" chính là lúc nên bắt đầu nấu ăn Bạn có biết đồ ăn "bố nấu...

Đọc tiếp

Thử thách dần với việc cho con ăn

23/06/2023

739

Thử thách dần với việc cho con ăn
Vỗ ợ cho bé sau khi uống sữa là trách nhiệm của ba! Cho con bú không chỉ là trách nhiệm của mẹ. Kể cả khi không trực tiếp

Đọc tiếp

[Bài giảng đặc biệt] Tất tần tật về việc đi tắm

12/06/2023

820

[Bài giảng đặc biệt] Tất tần tật về việc đi tắm
Sau nhiều năm kinh nghiệm tại 6 vị trí khác nhau tại công ty Fuji Xerox, Watami và Điện lực Tokyo; ông quyết định chuyển

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • >
  • >>