Tìm kiếm bài viết

[29] Những gợi ý về món ăn bố nấu

Đăng vào 03/07/2023 - 08:00:03

983

Mục lục

Xem thêm

Sau 3 tiếng là tui đã làm được nè!Từ "đàn ông" biến thành "bố" chính là lúc nên bắt đầu nấu ăn Bạn có biết đồ ăn "bố nấu...

[29] Những gợi ý về món ăn bố nấu


Sau 3 tiếng là tui đã làm được nè!

Từ "đàn ông" biến thành "bố" chính là lúc nên bắt đầu nấu ăn

 

Bạn có biết đồ ăn "bố nấu" và "nam giới nấu" khác nhau gì nhau không? Nam giới sẽ nấu ăn khi mình thích, còn bố sẽ nấu cho gia đình khi nhận thấy vợ con đói bụng.

Điểm khác biệt lớn nhất chính là nấu ăn 'cho mình' hay là 'cho người khác'. "Cơm bố nấu" mà chúng tôi đề cập đến ở đây không phải là nấu ăn theo sở thích của bản thân. Khi đã kết hôn và có con cái, bố cần suy nghĩ và hành động theo nhu cầu ăn uống của cả gia đình mình.

Đặc biệt là lúc trước và sau khi sinh, có những bà mẹ dù rất muốn nấu ăn những không thể làm được. Những lúc như vậy, việc bố tự nấu được những món bồi bổ sức khỏe cho vợ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình sau này. Đó là vì phụ nữ sẽ không bao giờ quên những khó khăn và vất vả trong quá trình mang thai.

Ai rồi cũng nấu ngon được thôi

Bạn có giỏi nấu ăn không? Chắc hẳn có rất nhiều nam giới không biết nấu nướng. Mấy món xào đơn giản cũng chẳng thể ăn được suốt đời. Ngoài ra, đàn ông thường hay nấu những món dầu mỡ, nhiều calo, và không hề có sự cân bằng dinh dưỡng. 

Chế biến đồ ăn không phải chỉ có mỗi xào, mà còn có ninh, nướng, hấp, chiên... Vì dụ như cà tím có thể chiên hoặc hấp. Các bố hãy ghi nhớ rằng lượng calo trong món ăn sẽ giảm dần theo cách chế biến: hấp - nướng - ninh - xào - chiên. Với các mẹ trước và sau sinh, chúng tôi khuyến khích nấu những món hấp, nướng hoặc ninh. Nên tránh ăn đồ dầu mỡ vì nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa và làm tắc sữa.

Bố nào không biết nấu ăn có thể tham khảo sách công thức. Sách dạy nấu ăn trên thị trường đều được kiểm định bởi các nhà nghiên cứu thực phẩm và chuyên gia dinh dưỡng. Nó cũng giống như bản hướng dẫn thiết kế mô hình vậy, chỉ cần làm đúng công thức là sẽ nấu được món ăn ngon không thua gì đầu bếp. Kể cả những ông bố nghiệp dư cũng có thể nấu được những món ăn khiến gia đình vô cùng cảm kích đấy.

Mấu chốt quan trọng là cân đong nguyên liệu. Cần nhớ kĩ những đơn vị đo như thìa cà phê, gram, cc và thời gian. Không cần phải vội vã, cứ từ từ từng chút một là bạn sẽ làm được thôi.

Bắt đầu từ những món ăn mình thích!

Vậy nên bắt đầu từ những món như thế nào nhỉ? Bên trên có nói về việc 'Cơm bố nấu là để cho mẹ và con ăn', nhưng với những người mới bắt đầu thì cứ làm những món mình thích trước đã. Thích ăn mỳ Ý thì làm mỳ Ý, thích ăn cà ri thì làm cà ri. Làm cả đồ nhắm rượu cũng được.  Hãy tự làm những món mình muốn ăn và tự cảm nhận hương vị của chúng. Đây chính là cơ hội để các bố yêu thích việc nấu ăn hơn.

Quan trọng là TĐC (Thời gian - địa điểm - cơ hội) của món ăn!

Sau khi biết nấu ăn theo công thức, điều tiếp theo cần nhớ đó chính là TĐC của món ăn. Cụ thể là cần suy nghĩ xem cần nấu món gì vào những dịp như thế nào. Hãy tham khảo 5 trường hợp dưới đây nhé.

  1. Đồ nấu cho riêng mình (cơm tự nấu)
  2. Đồ thích nấu (cơm nam giới nấu)
  3. Đồ nấu trong các dịp đặc biệt (đồ ăn cho ngày kỷ niệm, tiệc gia đình...)
  4. Đồ nhà làm (cơm bố nấu)
  5. Đồ cho người bệnh (đồ ăn khi bị ốm, mệt, sốt)

Khi sống một mình, ta sẽ nấu những món ăn loại 1, thậm chí có thể nấu và ăn luôn trong nồi. Loại 2 là khi chúng ta cố gắng làm món mình thích. Tuy nhiên, việc nấu ăn lúc này cũng giống như việc thích đánh gôn hay thích xe hơi - món ăn sẽ không hề có tình cảm hay lòng biết ơn dành cho gia đình, Hãy loại bỏ suy nghĩ rằng mình đang "phải nấu cơm" đi nhé các bố. Đây chính là bí quyết giữ hạnh phúc gia đình viên mãn đấy.

Loại 3 chính là những món ăn ta khi bạn bè đến nhà; cần phải làm những món sang chảnh để đãi khách. Loại 4 là "cơm bố nấu", là những món ăn truyền thống Nhật Bản, đơn giản mà bố nấu cho gia đình, như canh miso, rau củ, thịt cá.

Đừng quên loại số 5 - những món nấu cho người ốm. Bố hãy nấu những món dễ ăn, dễ tiêu và bù nước như cháo, súp đặc hay trái cây. Tuy nhiên, cũng những lúc không nên ăn gì cả. Các bố đừng tự đoán, mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia càng sớm càng tốt nhé.

Con 2-3 tuổi đã có thể phụ việc nấu ăn rồi

Khi trẻ lớn dần, khoảng 2 tuổi là có thể giúp đỡ bố mẹ nấu nướng rồi. Nói là "giúp bố mẹ" thì cũng hơi phóng đại, nhưng ta vẫn có thể gọi việc con vui vẻ làm cùng mình là giúp đỡ. Hãy nghĩ đó là cơ hội để dạy con về thực phẩm và ăn uống. Chúng tôi sẽ giới thiệu một vài ví dụ về việc cho con giúp đỡ nấu ăn nhé:

  • Nhặt, sơ chế (Nhặt vỏ đậu, rễ cà chua bi, chỉ tôm)
  • Trồng (Trông nồi, lò vi sóng, ngao há miệng) 
  • Sờ (Sờ vào các nguyên liệu mực, cá, mướp đắng) 
  • Xoay tròn (Đảo rau trong chậu nước, đánh tan trứng) 
  • Mua (Đi chợ cùng bố mẹ)
  • Nặn (Nặn bánh bao, hamburger, pizza)
  • Bóc (Bóc vỏ)

Nếu ghép chữ đầu trong tiếng Nhật của các hoạt động trên, ta sẽ được cụm từ "tonosamakakomu" (Có thể hiểu sang nghĩa khác, tạm dịch là cậu ấm cô chiêu đi phụ việc). Dễ nhớ hơn đúng không nào. Quan trọng là không nên để con làm quá lâu, trẻ sẽ thấy chán. Mỗi lần chỉ nên để con làm từng chút một, lần sau bé sẽ càng hứng thú muốn giúp đỡ hơn.

Điều đầu tiên bố mẹ cần dạy con khi ở nhà chính là giúp làm việc nhà. Dạy con về việc biết để ý những thứ xung quanh, biết nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ chính là cách nuôi dạy hiệu quả nhất.

Niềm hạnh phúc khi món mình nấu được khen ngon 

So với việc cứ ngồi xuống là có đồ ăn trước mặt, việc nấu những món mình thích và được người khác khen ngon sẽ hạnh phúc hơn nhiều. Các bố nhất định hãy làm con nhớ được "cơm bố nấu" bên cạnh “cơm mẹ nấu” nhé. Chắc là ai cũng muốn được nhìn thấy nụ cười con khi thưởng thức cơm bố nấu nhỉ?

"Những gợi ý về món ăn bố nấu" là nội dung độc quyền trong cuốn sách “Sách giáo khoa của ông bố mới (新しいパパの教科書)” của Tập đoàn Gakken Inc. Dưới đây là một số thông tin về tác giả và dịch giả tại Việt Nam của cuốn sách này:

Đăng bởi: Dương Thanh Hoa

Dương Thanh Hoa Dương Thanh Hoa

Bài viết liên quan

Dùng chính cơ thể để vui chơi 

02/06/2023

735

Dùng chính cơ thể để vui chơi 
Chúng ta nên bắt đầu với việc nô đùa. Với những bố lo lắng không biết nên chơi với con ra sao, hãy bắt đầu bằng việc đến...

Đọc tiếp

Những trò chơi để con thêm yêu bố 

02/06/2023

734

Những trò chơi để con thêm yêu bố 
Vui chơi để gắn kết tình cha conChắc hẳn có nhiều ông bố không biết nên làm gì khi ở một mình cùng con nhỉ. Trong những ...

Đọc tiếp

Công thức nhập môn “Chuẩn cơm bố nấu” 

02/06/2023

748

Công thức nhập môn “Chuẩn cơm bố nấu” 
Dưới đây, tôi sẽ giới thiệu cách làm hai món ngon không dầu mỡ, dành cho các bà mẹ trước và sau sinh. Cách làm Ngâm rong...

Đọc tiếp

Bắt đầu với việc thay bỉm 

02/06/2023

726

Bắt đầu với việc thay bỉm 
Những điểm cần chú ý khi thay bỉm cho con Kiểm tra sức khoẻ của con từ màu phân Phân và nước tiểu là thước đo sức khoẻ c...

Đọc tiếp

Bài học tài chính cho người cha kiểu mới 

10/04/2023

822

Bài học tài chính cho người cha kiểu mới 
Đối mặt với kế hoạch cuộc sống sau khi sinh con Nếp sống của một người sẽ thay đổi hoàn toàn sau khi có con. Trước khi c...

Đọc tiếp

[29] Những gợi ý về món ăn bố nấu

03/07/2023

983

[29] Những gợi ý về món ăn bố nấu
Sau 3 tiếng là tui đã làm được nè!Từ "đàn ông" biến thành "bố" chính là lúc nên bắt đầu nấu ăn Bạn có biết đồ ăn "bố nấu...

Đọc tiếp

Thử thách dần với việc cho con ăn

23/06/2023

740

Thử thách dần với việc cho con ăn
Vỗ ợ cho bé sau khi uống sữa là trách nhiệm của ba! Cho con bú không chỉ là trách nhiệm của mẹ. Kể cả khi không trực tiếp

Đọc tiếp

[Bài giảng đặc biệt] Tất tần tật về việc đi tắm

12/06/2023

821

[Bài giảng đặc biệt] Tất tần tật về việc đi tắm
Sau nhiều năm kinh nghiệm tại 6 vị trí khác nhau tại công ty Fuji Xerox, Watami và Điện lực Tokyo; ông quyết định chuyển

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • >
  • >>