Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Cách phân biệt ký hiệu dấu lớn, dấu bé dấu bằng

Đăng vào 31/05/2023 - 10:07:48

24389

Mục lục

Xem thêm

Cách phân biệt ký hiệu dấu lớn, dấu bé dấu bằng

Dấu lớn dấu bé dấu bằng là những phép toán cơ bản trẻ cần học trong năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng ghi nhớ nhanh và con còn thường xuyên nhầm lẫn. Nhằm giúp phụ huynh cũng như giáo viên giúp các con phân biệt dấu lớn hơn bé hơn khi nhìn vào các Ký hiểu dấu lớn, dấu bé và dấu bằng một cách hiệu quả Kiddihub thông qua các ví dụ và hình ảnh dấu lớn, dấu bé xinh động để giúp bé dễ nhận diện hơn. Độc giả quan tâm hãy dành thời gian theo dõi ngay bài viết này nhé!

Cách phân biệt ký hiệu dấu lớn, dấu bé dấu bằng

Ký hiểu dấu lớn, dấu bé và dấu bằng

Trong toán học, có ba ký hiệu quan trọng thường được sử dụng để so sánh hai số hoặc hai giá trị, giúp xác định mối quan hệ giữa chúng. Các ký hiệu này bao gồm:

Hình ảnh dấu lớn, dấu bé

Dấu lớn là dấu nào?

Dấu lớn là dấu ">", được sử dụng để so sánh hai số, trong đó số đứng trước lớn hơn số đứng sau. 

Ví dụ: 9 > 4 (9 lớn hơn 4) hoặc 15 > 10 (15 lớn hơn 10).

Dấu bé là dấu nào?

Dấu bé hơn là dấu "<", dùng để so sánh khi số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau. 

Ví dụ: 3 < 8 (3 nhỏ hơn 8) hoặc 5 < 10 (5 nhỏ hơn 10).

Dấu bằng là dấu nào?

Hình ảnh dấu bằng

Dấu bằng là dấu "=", dùng để so sánh khi hai số hoặc hai giá trị bằng nhau.

Ví dụ: 4 = 4 (4 bằng 4) hoặc 10 = 10 (10 bằng 10).

Cách phân biệt dấu lớn dấu bé

Để giúp bé dễ hiểu cách phân biệt dấu lớn ">" và dấu bé "<", bạn có thể dùng một số cách trực quan và dễ nhớ sau:

So sánh với cái miệng đang há

Hãy tưởng tượng dấu "<"">" là cái miệng của một con cá sấu, và con cá sấu luôn há miệng về phía số lớn hơn vì nó thích ăn nhiều hơn.

Ví dụ:

  • 5 > 2 → Cá sấu quay miệng về phía 5 vì 5 lớn hơn 2.
  • 1 < 3 → Cá sấu quay miệng về phía 3 vì 3 lớn hơn 1.

Bạn có thể vẽ con cá sấu với miệng mở để bé quan sát.

Dùng đồ vật để so sánh

Lấy hai đồ vật có số lượng khác nhau, ví dụ:

  • Đặt 4 viên kẹo bên trái và 7 viên kẹo bên phải. Hỏi bé: "Số nào lớn hơn?"
  • Sau đó viết: 4 < 7 để bé thấy rằng miệng luôn quay về phía số lớn hơn.

Làm tương tự với các ví dụ khác:

  • 10 quả táo và 3 quả táo → 10 > 3
  • 6 chiếc bút và 9 chiếc bút → 6 < 9

Trò chơi điền dấu

Viết các cặp số lên giấy và nhờ bé điền dấu thích hợp:

  • 8 ___ 6 → Bé sẽ điền dấu " > " vì 8 lớn hơn 6.
  • 2 ___ 5 → Bé sẽ điền dấu " < " vì 2 nhỏ hơn 5.
  • 7 ___ 7 → Bé sẽ điền dấu "=" vì hai số bằng nhau.

Lặp lại nhiều lần với các số khác nhau để bé nhớ quy tắc.

Câu thần chú dễ nhớ

Dạy bé câu:
"Miệng mở về số lớn, quay lưng về số bé!"
Khi gặp bài toán, bé chỉ cần nhớ câu này để biết điền dấu đúng..

Lưu ý: 

Phụ huynh không nên ép trẻ phải ghi nhớ máy móc đâu là dấu lớn hơn ">" và đâu là dấu bé hơn "<". Hãy hướng dẫn bé tưởng tượng dấu ">" và "<" là một mũi tên. Mũi tên này luôn nhắm vào số nhỏ hơn để bắn vào nó.

Ví dụ 1: So sánh số 2 và số 4

  • Số nào nhỏ hơn?
  • Số 2 nhỏ hơn.
  • Vậy mũi tên sẽ bắn vào số 2 → 2 < 4

Ví dụ 2: So sánh số 7 và số 5

  • Số nào nhỏ hơn?
  • Số 5 nhỏ hơn.
  • Vậy mũi tên sẽ bắn vào số 5 → 7 > 5

Những khó khăn thường gặp khi bé nhận biết dấu lớn dấu bé dấu bằng

Khi học dấu lớn dấu bé dấu bằng bé thường khó ghi nhớ. Chính vì thế, dù phụ huynh/giáo viên đã dạy đi dạy lại cả trăm lần con vẫn không thể xác định đúng. Theo đó, bạn sẽ nhận thấy tình trạng như sau:

dau-lon-dau-be-dau-bang-1
kTrẻ khi học dấu lớn dấu bé dấu bằng thường gặp nhiều khó khăn

Khó khăn

Chi tiết

✅  Nhầm lẫn dấu lớn dấu bé dấu bằng

- Đây là một lỗi thường gặp khi trẻ nhỏ mới bắt đầu học về so sánh. 

- Trẻ có thể không hiểu rõ ý nghĩa của các dấu này và dễ nhầm lẫn giữa chúng.

- Ví dụ, trẻ có thể nhận biết ký hiệu dấu bằng nhưng không nhận ra dấu lớn hoặc dấu bé.

- Điều này gây khó khăn cho trẻ khi thực hiện các bài tập so sánh và các phép tính đơn giản.

✅  Nhận biết được nhưng viết sai ký hiệu dấu lớn, dấu bé 

- Một khó khăn khác là khi trẻ có khả năng nhận biết ký hiệu dấu lớn, dấu bé và dấu bằng nhưng viết sai ký hiệu. 

- Trẻ có thể bị lẫn lộn giữa các ký hiệu, như viết dấu lớn thay vì dấu bé hoặc viết dấu bằng thay vì dấu lớn. Qua đó có thể gây nên tình trạng chán nản khi học tập và khủng hoảng tuổi lên 2.

- Điều này có thể gây hiểu lầm trong quá trình ghi nhớ và áp dụng quy tắc so sánh.

✅ Cách phân biệt dấu lớn dấu bé nhưng viết không đúng  

- Bên cạnh đó, một số trẻ có khả năng phân biệt dấu lớn bé. Tuy nhiên, con gặp khó khăn trong việc viết ký hiệu đúng. 

- Ví dụ, trẻ có thể hiểu rằng dấu bé hơn phải viết ở bên trái và dấu lớn hơn phải viết ở bên phải, nhưng lại viết ngược lại. 

- Điều này gây hiểu nhầm và khó khăn trong việc áp dụng quy tắc so sánh vào các bài tập và vấn đề thực tế.

Có thể bạn quan tâm: Các cách dạy toán tư duy Finger Math đơn giản cho trẻ

Cách dạy trẻ hiểu và áp dụng các dấu trong toán học chính xác

Dạy trẻ nhận biết dấu bé dấu lớn dấu bằng lớp 2 không khó. Điều quan trọng là bạn sẽ áp dụng cách đào tạo như thế nào. Dưới đây là những kinh nghiệm hay bạn nên tham khảo:

Dạy con các khái niệm và kỹ năng

Muốn trẻ nhận biết dấu lớn dấu bé dấu bằng hiệu quả trước tiên phải giúp con nắm vững các kỹ năng. Điển hình như nhận rõ mặt số, đếm và nói tổng được trong phạm vi 10. Đồng thời, trẻ xếp được dãy số từ 1 đến 10, tạo nhóm theo số lượng yêu cầu trong phạm vi 10, nắm rõ khái niệm nhiều/ít/nhiều nhất/ít nhất.

dau-lon-dau-be-dau-bang-2
Trước khi dạy trẻ học dấu lớn dấu bé dấu bằng cần giúp con nắm vững các khái niệm và kỹ năng

Để giúp trẻ nhận biết được số lớn, số bé cha mẹ có thể áp dụng ngay những cách sau: 

  • Sử dụng bảng cột 1-10: Đưa ra cho trẻ bảng cột từ 1 đến 10, giúp trẻ nhìn rõ sự khác biệt về lượng của các con số. Chọn hai số khác biệt về lượng như 1 và 5, 2 và 7, 4 và 10 để trẻ có thể thấy rõ sự chênh lệch. Giải thích cho trẻ rằng cột cao hơn là số lớn hơn và cột thấp hơn là số bé hơn.
  • Sử dụng các hình ảnh hỗ trợ: Sử dụng hình ảnh minh họa để so sánh số lượng.
  • Sử dụng các hoạt động thực tế: Áp dụng khái niệm số lớn và số bé vào các hoạt động hàng ngày của trẻ. Ví dụ, yêu cầu trẻ chọn ra đôi giày lớn hơn và đôi giày bé hơn.

Ngoài ra, để trẻ nắm vững khái niệm số lớn và số bé, cần thực hiện các bài tập và hoạt động thực hành liên quan. Như vậy, con sẽ ghi nhớ nhanh cũng như đạt được hiệu quả cao nhất khi rèn luyện.

Học dấu lớn dấu bé dấu bằng lớp 2 thông qua đa giác quan

Muốn trẻ nhận biết dấu bé dấu lớn dấu bằng cha mẹ có thể giúp con rèn luyện thông qua đa giác quan. Trong đó bao gồm: 

dau-lon-dau-be-dau-bang-3
Học dấu lớn dấu bé dấu bằng thông qua đa giác quan giúp con ghi nhớ hiệu quả
  • Sao chép dấu lớn và dấu bé: Trẻ có thể học thông qua việc sao chép các dấu lớn và dấu bé trên nhiều bề mặt khác nhau như giấy, cát, xếp que tính, que tăm,... Việc thực hiện các hoạt động này giúp trẻ quan sát và tái tạo lại hình ảnh của dấu lớn và dấu bé.
  • Hoạt động dùng ngón tay và vẽ trên không: Một hoạt động thú vị để giúp trẻ hình dung và in vào đầu khái niệm dấu lớn và dấu bé là cho trẻ chơi trò dùng ngón tay và vẽ một dấu lớn hoặc bé trong không gian trống. Trẻ có thể sử dụng ngón tay để tạo ra các ký hiệu và cảm nhận được sự khác biệt về kích thước và vị trí của chúng.
  • Sử dụng vật liệu thực tế: Sử dụng các vật liệu như khối xếp hình, que tính, hoặc các đồ chơi nhỏ có kích thước khác nhau để trẻ thực hiện các hoạt động sắp xếp.

Qua việc kết hợp nhiều giác quan và các hoạt động tương tác, trẻ sẽ có cơ hội trải nghiệm và hiểu rõ hơn về khái niệm các dấu. Tuy nhiên, cần nhớ rằng mỗi trẻ có cách học và tiếp thu riêng, vì vậy việc dạy toán tư duy lớp 2 cần linh hoạt thay đổi sao cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Top trung tâm dạy kèm, trung tâm gia sư cho trẻ lớp 2 tốt nhất

Sử dụng hai bàn tay để làm dấu bé dấu lớn

Cha mẹ, thầy cô có thể hướng dẫn trẻ sử dụng hai bàn tay để tạo ra dấu lớn và dấu bé. Ví dụ, trẻ có thể nắm lại tay trái và giơ hai ngón tay ngang trước mặt để tạo dấu bé. Đồng thời, làm tương tự với tay phải để tạo dấu lớn. Việc này giúp trẻ kết hợp giữa cử chỉ và thị giác để nhận biết sự khác biệt về kích thước.

dau-lon-dau-be-dau-bang-4
Sử dụng 2 bàn tay giúp trẻ phân biệt được dấu lớn, dấu bé hiệu quả

Mặt khác, chúng ta có thể áp dụng trò chơi quay dấu. Theo đó, sử dụng một dấu ">" duy nhất và cho trẻ chơi trò quay dấu. Khi quay dấu theo một hướng nào đó, trẻ sẽ gọi tên anh hoặc em dựa trên hướng mũi tên của dấu (">" là anh lớn, "<" là em nhỏ). Bằng cách này, trẻ có thể tự tạo ra sự khác biệt giữa hai hướng của dấu và liên kết nó với khái niệm số lớn và số bé.

Các phương pháp này nhằm giúp trẻ kết hợp giữa hoạt động thể chất, thị giác và trực quan để hiểu. Từ đó, con nhanh chóng ghi nhớ khái niệm dấu lớn và dấu bé. 

Có thể bạn quan tâm: Top trung tâm dạy toán tốt nhất cho trẻ

Khi phân biệt được ký hiệu dấu bằng, dấu lớn, dấu bé sẽ đưa vào bài toán

Khi trẻ đã học được tên của hai dấu(> và <), chúng ta có thể áp dụng chúng vào phép toán. Điều này để giúp trẻ hiểu và ghi nhớ khái niệm số lớn và số bé. Điển hình như:

dau-lon-dau-be-dau-bang-5
Khi trẻ đã phân biệt được dấu lớn dấu bé dấu bằng cần cho con làm các bài tập để củng cố
  • Tạo quy ước hoặc hình ảnh hóa: Một cách hiệu quả để trẻ nhớ và áp dụng hai dấu trong phép toán là tạo ra các quy ước riêng hoặc hình ảnh hóa. Ví dụ, có thể giảng giải rằng dấu lớn như miệng của một con cá sấu và miệng của nó "quay" về phía số lớn hơn trong phép so sánh. Ngược lại, dấu bé như một cái đầu nhọn và "húc" vào số bé hơn.
  • Sử dụng ví dụ và bài tập: Đưa ra các ví dụ và bài tập toán giúp trẻ áp dụng hai dấu vào các phép toán. 
  • Liên kết với khái niệm số lớn và số bé: Trong quá trình dạy, hãy liên kết khái niệm số lớn và số bé với hai dấu. Giải thích rằng khi sử dụng dấu lớn, chúng ta đang so sánh và chỉ ra rằng một số lớn hơn số kia.

Những mẹo để dạy trẻ so sánh và đặt được dấu lớn hơn, bé hơn

Phương pháp “Cá sấu tham ăn”: Phương pháp này giúp trẻ dễ tiếp thu vì hình ảnh cá sấu ngộ nghĩnh sẽ thu hút sự chú ý.

  • Phụ huynh vẽ miệng cá sấu tham ăn, và cá sấu sẽ "ăn" số lớn hơn.
  • Vẽ hình cá sấu trên cả hai mặt của tờ giấy để trẻ sử dụng.
  • Phụ huynh viết hai số lên bảng (ví dụ: 3 và 7).
  • Trẻ sẽ điền miệng cá sấu vào và cá sấu sẽ "ăn" số lớn hơn, ví dụ: số 7.

Phương pháp “Đầu nhọn - bé”:

  • Phụ huynh giải thích: “Đầu nhọn là đầu nhỏ, sẽ quay về phía số bé hơn”.
  • Phụ huynh chỉ rõ đầu nhọn (đầu nhỏ) và đầu rộng (đầu lớn).

Phương pháp trục số (phù hợp cho trẻ yếu về lượng):

  • Dùng trục số đứng để giúp trẻ phân biệt số lớn và nhỏ. Số nào ở trên trục sẽ lớn hơn số ở dưới.
  • Gắn trục số từ 0 đến 10 trên bàn học của trẻ.
  • Dấu < và > sẽ dễ dàng được trẻ nhận biết nếu áp dụng kết hợp với các phương pháp trên.

Sử dụng câu nói vui:

  • Dạy trẻ câu vui "nhỏ ăn cùi chỏ" và kết hợp động tác đưa cùi chỏ để bé nhớ lâu.

Dạy trẻ vừa học vừa chơi luôn giúp bé dễ tiếp thu kiến thức và ghi nhớ lâu. Các mẹo này không chỉ giúp trẻ phân biệt dấu lớn, dấu bé mà còn làm cho quá trình học trở nên thú vị và dễ dàng hơn. Chắc chắn, cách học này sẽ khiến trẻ hào hứng và ghi nhớ tốt hơn.

Quy tắc đổi dấu lớn bé bằng

Khi thực hiện phép toán trên bất đẳng thức, nếu nhân hoặc chia cả hai vế với một số âm, dấu bất đẳng thức phải đảo ngược.

Quy tắc giữ nguyên dấu

Khi cộng hoặc trừ cùng một số vào cả hai vế của bất đẳng thức, dấu không thay đổi.

Ví dụ:

  • Nếu 5 > 3, thì 5 + 2 > 3 + 27 > 5 (Dấu vẫn là ">").
  • Nếu 6 < 8, thì 6 - 3 < 8 - 33 < 5 (Dấu vẫn là "<").

Quy tắc đổi dấu khi nhân hoặc chia số âm

Khi nhân hoặc chia cả hai vế với một số âm, dấu phải đổi chiều.

Ví dụ:

  • Nếu 4 > 2, nhân cả hai vế với -1
    •  4 × (-1) < 2 × (-1)-4 < -2 (Dấu ">" đổi thành "<").
  • Nếu -3 < 1, chia cả hai vế cho -1:  
    • -3 ÷ (-1) > 1 ÷ (-1)3 > -1 (Dấu "<" đổi thành ">").

Quy tắc với dấu bằng "="

Khi cộng, trừ, nhân, chia (trừ 0) cùng một số ở cả hai vế của phương trình, dấu bằng vẫn giữ nguyên.

Ví dụ:

  • Nếu x = 5, thì x + 3 = 5 + 3x = 8.
  • Nếu y = -2, thì y × 4 = -2 × 4y = -8.

Lưu ý: Khi nhân hoặc chia với số âm, luôn nhớ đổi chiều dấu bất đẳng thức để kết quả đúng!

Các câu hỏi thường gặp về dấu lớn dấu bé dấu bằng

Ít nhất là dấu gì?

Trong toán học, ký hiệu ít nhất là dấu (lớn hơn hoặc bằng).

Ví dụ:

  • x ≥ 10 nghĩa là x phải lớn hơn hoặc bằng 10.
  • Bạn cần ít nhất 5 giờ để hoàn thành bài tập có nghĩa là bạn cần tối thiểu 5 giờ."

Nhiều nhất là dấu gì?

Trong toán học, nhiều nhất được biểu thị bằng dấu (nhỏ hơn hoặc bằng).

Ví dụ:

  • x ≤ 12 nghĩa là x phải nhỏ hơn hoặc bằng 12.
  • Bạn có thể mang nhiều nhất 8 kg hành lý có nghĩa là bạn không được mang quá 8 kg, nhưng có thể mang ít hơn.

Tối đa là dấu lớn hay nhỏ?

"Tối đa" có nghĩa là không vượt quá một giá trị nhất định, nên nó được biểu thị bằng dấu (nhỏ hơn hoặc bằng).

Ví dụ:

  • x ≤ 18 nghĩa là x có thể nhỏ hơn hoặc bằng 18, nhưng không thể lớn hơn.
  • Bạn có thể mang tối đa 7kg hành lý nghĩa là bạn không được mang quá 7kg.

Không nhỏ hơn là dấu gì?

"Không nhỏ hơn" có nghĩa là lớn hơn hoặc bằng, nên được biểu thị bằng dấu .

Ví dụ:

  • x ≥ 40 nghĩa là x phải lớn hơn hoặc bằng 40, không thể nhỏ hơn 40.
  • Tuổi tham gia cuộc thi không nhỏ hơn 22 có nghĩa là phải từ 22 tuổi trở lên.

Không lớn hơn là dấu gì?

"Không lớn hơn" có nghĩa là bé hơn hoặc bằng. Ký hiệu trong toán học là “≤”. Dấu này biểu thị rằng số đứng trước có thể nhỏ hơn hoặc bằng số đứng sau.

Ví dụ:

  • 5 ≤ 5 (5 bằng 5, nên đúng).
  • 3 ≤ 7 (3 nhỏ hơn 7, nên đúng).

Trên đây là những phương pháp dạy bé phân biệt dấu lớn dấu bé dấu bằng. Hi vọng bạn đã cập nhật được thông tin hữu ích về dấu lớn bé bằng để đào tạo trẻ tiến bộ và hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi KiddiHub để không bỏ lỡ nhiều nội dung hay khác nhé!

Đăng bởi: PhamMai

PhamMai PhamMai

Bài viết liên quan

Tầm quan trọng của thơ trong giáo dục mầm non

30/09/2024

1984

Tầm quan trọng của thơ trong giáo dục mầm non
Trong những năm đầu đời, trẻ em khám phá thế giới qua nhiều phương tiện khác nhau, và thơ ca là một trong những công cụ ...

Đọc tiếp

Lợi ích của câu đố cho trẻ mầm non mà giáo viên cần biết

27/09/2024

1544

Lợi ích của câu đố cho trẻ mầm non mà giáo viên cần biết
Câu đố cho trẻ mầm non là một trong những chủ đề học tập giáo viên sẽ lồng vào trong các buổi học để kích thích tư duy c...

Đọc tiếp

Cách viết lời nhận xét trẻ mầm non cuối năm tạo động lực và khích lệ trẻ

25/09/2024

32662

Cách viết lời nhận xét trẻ mầm non cuối năm tạo động lực và khích lệ trẻ
Lời nhận xét trẻ mầm non cuối năm là rất quan trọng để đánh giá phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu cách viết lời nhận xét trẻ mầm non cuối năm nhé!

Đọc tiếp

Hướng dẫn ba mẹ 5 giáo cụ Montessori tự làm đơn giản tại nhà

28/03/2024

1619

Hướng dẫn ba mẹ 5 giáo cụ Montessori tự làm đơn giản tại nhà
Giáo cụ Montessori tự làm không chỉ mang đến những giờ phút vui vẻ mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Ngay tạ...

Đọc tiếp

Giáo cụ Montessori 0 – 3 tuổi tự làm đơn giản tại nhà, bạn đã biết?

28/03/2024

1398

Giáo cụ Montessori 0 – 3 tuổi tự làm đơn giản tại nhà, bạn đã biết?
Để các em bé có thể phát triển tối đa tiềm năng của mình thì giáo cụ Montessori 0 – 3 tuổi tự làm là một lựa chọn tuyệt ...

Đọc tiếp

Tổng hơp 5 giáo cụ dạy tiếng Anh giúp trẻ tiếp thu hiệu quả hơn

28/03/2024

2505

Tổng hơp 5 giáo cụ dạy tiếng Anh giúp trẻ tiếp thu hiệu quả hơn
Giáo cụ dạy tiếng Anh là rất quan trọng để giúp trẻ mầm non hiểu bài một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũn...

Đọc tiếp

Tại sao trẻ cần giáo cụ montessori thực hành cuộc sống?

28/03/2024

1818

Tại sao trẻ cần giáo cụ montessori thực hành cuộc sống?
Giáo cụ Montessori thực hành cuộc sống là một trong những giáo cụ trong phương pháp dạy học Montessori dành cho trẻ từ 0...

Đọc tiếp

Giáo cụ trực quan là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết

28/03/2024

3130

Giáo cụ trực quan là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Giáo cụ trực quan là gì hay tính năng và lợi ích của giáo cụ trực quan trong mầm non là như thế nào? Đây luôn là những c...

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp