Tìm kiếm bài viết

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi: các dấu mốc cần nhớ và sự hỗ trợ từ bố mẹ

Đăng vào 25/05/2023 - 17:13:36

105

Mục lục

Xem thêm

Ba năm đầu tiên trong đời được xem là giai đoạn quan trọng để phát triển ngôn ngữ. Lúc này, các bé đã sẵn sàng để hấp th...

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi: các dấu mốc cần nhớ và sự hỗ trợ từ bố mẹ

Ba năm đầu tiên trong đời được xem là giai đoạn quan trọng để phát triển ngôn ngữ. Lúc này, các bé đã sẵn sàng để hấp thu và học hỏi từ những mô hình ngôn ngữ mà bé được nghe từ môi trường xung quanh. Đây là giai đoạn mà khả năng giao tiếp của trẻ phát triển nhanh chóng. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn duy nhất mà con người có thể học được nhiều ngôn ngữ cùng lúc trong một thời gian ngắn. Trong ba năm này, trẻ sẽ phát triển từ một em bé chỉ biết khóc thành cô/cậu bé có khả năng tranh luận với bố mẹ.

Phát triển ngôn ngữ của trẻ trong 3 năm đầu tiên có thể chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tiền ngôn ngữ: 0 – 11 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ sẽ thường xuyên giao tiếp nhưng không phải bằng ngôn từ. Khả năng giao tiếp phát triển tuần tự; và các kỹ năng nâng cao sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng của các kỹ năng ban đầu, khả năng vận động cũng phát triển như vậy. 

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Các bước phát triển tiền ngôn ngữ cần được “đặt đúng thời điểm”: trước khi trẻ nói được những từ đầu tiên.

Các cột mốc trong năm đầu bao gồm:

TuổiCột mốc phát triển ngôn ngữ
Từ khi sinh raGiao tiếp bằng mắt – có xu hướng nhận ra các khuôn mặt quen thuộc. Cách khóc khác nhau tương ứng với các nhu cầu khác nhau. Nhận ra và yêu thích tiếng/giọng của mẹ
4 – 6 tuần tuổiNụ cười đầu tiên
7 – 9 tuần tuổiLần đầu phát ra âm thanh giống với âm của các nguyên âm (u, e, o, a, i)
3 – 6 tháng tuổiPhản ứng bằng âm thanh khi người chăm sóc cười hoặc nói chuyện với trẻ. Tạo ra các âm thanh từ cuống họng giống âm của phụ âm (h, k, g)
6 – 9 tháng tuổiNhận ra vị trí phát ra tiếng động. Bập bẹ để thu hút sự chú ý, sử dụng nhiều phụ âm hơn (f, v, s, z, m, n)
9 – 11 tháng tuổi

Bắt chước tiếng “tặc” lưỡi và các nụ hôn 

Bập bẹ hai âm tiếng liền nhau (da-da, mi-mi)Hiểu và làm theo một số yêu cầu đơn giản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn 2: Từ bập bẹ đến nói được các từ: 12 – 21 tháng tuổi

Trước hoặc sau mốc một năm tuổi một chút, “khoảnh khắc kì diệu” sẽ đến khi em bé của bạn nói được từ đầu tiên trong đời. Các bước phát triển tiền ngôn ngữ đã xây cho trẻ một nền tảng vững chắc, và đã đến lúc để sử dụng các từ có nghĩa. Trong 9 tháng tiếp theo, bạn có thể theo dõi sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua các mốc sau:

TuổiCột mốc phát triển ngôn ngữ
12 – 15 tháng tuổiSử dụng 1 hoặc 2 từ thông dụng và có nghĩa. Hiểu các từ quan trọng trong các trường hợp thân quen
15 – 18 tháng tuổiBập bé nói các câu ngắn nhưng còn ngọng ngịu. Chỉ vào người, con vật hoặc những món đồ chơi quen thuộc khi được yêu cầu
15 – 18 tháng tuổiSử dụng 6 – 20 từ vựng quen thuộc. Tự chỉ vào mắt, mũi, miệng và tóc của mình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giai đoạn 3: Từ từ vựng thành câu: 24 – 36 tháng

Trong giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu nối các từ lại thành câu và ý nghĩa của các câu nói ngày càng tăng. Đến cuối giai đoạn này, trẻ có thể kể các câu chuyện ngắn hoặc kể vắn tắt những trải nghiệm của con. Các cột mốc trong giai đoạn này bao gồm:

TuổiCột mốc
21 – 24 tháng tuổiHiểu các giải thích/định nghĩa đơn giản, ví dụ “Trước tiên con hãy ăn hết đồ ăn của mình, sau đó con có thể uống nước trái cây.” Bắt đầu nói được các câu có 2 từ, ví dụ “Bố, bye-bye”
24 – 27 tháng tuổiLàm theo một loạt các chỉ dẫn. Bắt đầu nói các câu 3 từ, ví dụ “Mẹ, đọc sách?”
27 – 30 tháng tuổiThích thú khi được nghe những câu chuyện về những người và trải nghiệm thân quen. Nói tên (người, vật) khi được yêu cầu
30 – 33 tháng tuổiCó thể kể một số cách sử dụng của sự vật. Thích được đọc những quyển sách ảnh
33 – 36 tháng tuổiChỉ 6 phần của cơ thể Có thể dùng khoảng 200 từ (hoặc hơn), nhưng phát âm có thể còn chưa chính xác và chỉ sử dụng các mẫu câu cơ bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hãy nhớ rằng, thời gian ở trên chỉ mang tính tương đối. Một số trẻ có bản năng là người nói tốt và có khả năng biết nói sớm hơn và tốt hơn các bạn khác. Bạn có thể nhìn vào các mốc thời gian ở trên thấy con của bạn là một đứa trẻ bình thường nếu con đạt được các cột mốc sớm hoặc muộn hơn từ 3 – 6 tháng. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng, khả năng nghe của con đã được kiểm tra trước 2 tuổi, kể cả khi con bạn không chậm nói.

Vậy, bố mẹ cần làm gì để hỗ trợ con trong việc phát triển ngôn ngữ?

Bố mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của con. Dưới đây là 12 cách để bố mẹ có thể giúp các bé từ 0 – 3 tuổi phát triển khả năng ngôn ngữ.

Xem thêm: Danh sách trường tiểu học chất lượng nhất theo từng khu vực cho bé

Trước tiên, bố mẹ cần hiểu rằng, khi bố mẹ nói chuyện với con, bố mẹ đang hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ hãy nghĩ trên cương vị là một em bé: Nếu con có thể nói, con sẽ hỏi gì bố mẹ nhỉ?

1.       Khi con chỉ vào một thứ gì đó, hãy nói con biết đó là gì nhé!

Khi gọi tên đồ vật thì bố mẹ hãy đồng thời nhìn và chỉ vào đồ vật đấy.

2.       Sử dụng các hành động/tạo hình để miêu tả từ bố mẹ đang nói để con cũng có thể nói được từ đó nhé!

Nếu bố mẹ muốn nói đến giờ ăn rồi, hãy chạm vào môi mình. Con sẽ bắt chước hành động đấy để ra dấu với bố mẹ khi con đó.

3.       Bố mẹ hãy nói cho con biết là bố mẹ đang làm gì.

Nói với con về việc chúng ta sẽ làm gì tiếp theo để con có thể biết là mình có thể mong đợi điều gì. Ví dụ như: Bây giờ chúng ta sẽ đi tắm nhé! Con có thấy nước ấm ở quanh bụng con không? Sau đây, chúng ta sẽ lau khô người

Xem thêm: Tiết lộ 5+ phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học

4.       Nói cho con biết con đang làm gì.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Dùng từ ngữ để biểu đạt các hành động của con và giúp con học nói những từ vựng đó.

5.       Hãy lần lượt dành thời gian để nói chuyện “phiếm” với con!

Lắng nghe những gì con nói – sau đó hãy bắt chước lại những âm thanh mà con bập bẹ tạo ra. Nếu con lớn hơn, bố mẹ có thể trả lời các câu hỏi của con và hỏi lại con những câu khác. Con thích những câu hỏi mở, không có câu trả lời đúng hoặc sai.

6.       Hãy dùng những câu dài hơn và tốt hơn

Nếu con nói “hai con mèo”, bố mẹ có thể nói “Con có hai con mèo ở trên áo!”. Con học được rất nhiều từ bố mẹ.

7.       Hát cùng con

Con dễ dàng học được từ vựng trong các bài hát. Con có thể học được các giai điệu, bài hát chữ cái ABC, màu sắc của quần áo và cả tên của các bạn của con.

8.   Hãy cho con thời gian học và khám phá

Đừng vội vã trong việc học tên màu sắc, chữ cái và các đồ vật. Dần dần rồi con sẽ học hết các từ vựng đó 

9.       Hãy tạo ra những cuốn sách về chính con

Khi con nhìn thấy chính mình trong một cuốn sách/truyện, con sẽ hiểu rằng sách kể mọi điều trong cuộc sống của chúng ta.

10.   Chỉ cho con các từ xuất hiện trên các đồ vật trước mắt chúng ta.

Bố mẹ chỉ cho con các từ trên trang sách và các thùng chứa, con sẽ bắt đầu hiểu cách các từ được nói và được in liên kết với nhau.

11.   Hãy vui vẻ và hào hứng khi con học

Con thích hỏi bố mẹ xem chữ cái được tạo ra từ khuôn bánh hình chữ cái là chữ gì. Bố mẹ có thể trả lời “Con đã tạo ra chữ L đó” hoặc hỏi “Bố mẹ tự hỏi là con đã tạo ra chữ cái nào vậy?”. Sẽ thật không vui nếu bị hỏi “Đó là cái gì đấy?”.

Đăng bởi: Dương Thanh Hoa

Dương Thanh Hoa Dương Thanh Hoa

Bài viết liên quan

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết

06/07/2023

780

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết
Tình trạng béo phì của trẻ em ngày nay ngày càng gia tăng, việc ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm lối sống tĩnh tại, ít...

Đọc tiếp

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 

06/07/2023

850

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 
Các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan đã phát triển một công cụ để đo lường mức độ nghiện màn hình của trẻ từ 4 tới 11...

Đọc tiếp

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè

06/07/2023

877

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè
Phụ huynh đưa con đi bơi, du lịch vùng biển, sông, hồ, cần lưu ý cách phòng tránh tai nạn đuối nước.Trẻ em đuối nước do ...

Đọc tiếp

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện

06/07/2023

776

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện
Bé rất thích được chơi cùng bố mẹ, vì điều này sẽ tạo nên nhiều cảm xúc đặc biệt vời bé. Do đó các bậc cha mẹ đã được ch...

Đọc tiếp

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ

06/07/2023

746

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ
Mặc dù nhu cầu giấc ngủ trẻ sơ sinh thường khác nhau, nhưng nếu biết cách áp dụng bí quyết làm sao để bé ngủ ngon, con b...

Đọc tiếp

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 

06/07/2023

889

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 
Không phải tất cả mọi trẻ đều biết cách kết bạn. Một số trẻ phải học hỏi kỹ năng kết bạn giống như học nói, học đi. Và t...

Đọc tiếp

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?

06/07/2023

769

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?
Da của trẻ nhỏ hết sức mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, việc giữ cho da của trẻ luôn mịn màng, khỏe mạnh, đặc biệt...

Đọc tiếp

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý

06/07/2023

735

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là một trong các rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, được biểu hiện bằng những hành vi hiếu độ...

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>