Tìm kiếm bài viết

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ

Đăng vào 06/07/2023 - 16:30:21

785

Mục lục

Xem thêm

Mặc dù nhu cầu giấc ngủ trẻ sơ sinh thường khác nhau, nhưng nếu biết cách áp dụng bí quyết làm sao để bé ngủ ngon, con b...

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ

Mặc dù nhu cầu giấc ngủ trẻ sơ sinh thường khác nhau, nhưng nếu biết cách áp dụng bí quyết làm sao để bé ngủ ngon, con bạn sẽ được hưởng lợi. Các chiến lược này sẽ xây dựng nền tảng giúp bé ngủ ngon ngay từ những ngày đầu đời, giúp bạn nuôi dưỡng một đứa trẻ hạnh phúc.

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ
Giấc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh 

Từ lúc mới sinh cho đến 1 tháng tuổi, trẻ sơ sinh gần như chỉ thức dậy để bú (2 - 3 giờ/ lần) và hầu như ngủ suốt ngày đêm. Vì chưa phân biệt được đâu là ngày và đêm nên trẻ chỉ có thể ngủ nhiều vào ban ngày và tỉnh dậy vào ban đêm, 8 giờ vào ban đêm và khoảng 8 - 9 giờ vào ban ngày. 

Từ 3 tháng tuổi, trẻ sẽ dần bắt đầu thói quen ngủ suốt đêm (từ 6 - 8 giờ) mà không tỉnh giấc giữa đêm. Lúc này, phụ huynh không nên đánh thức trẻ dậy để cho bú sữa, tuy nhiên cần ghi nhớ không nên để trẻ ngủ quá 3 tiếng mà không được uống sữa.

Đối với những trẻ sinh thiếu tháng, mắc bệnh trào ngực dạ dày thực quản (GERD), nhẹ cân có thể phải thường xuyên cho bú hơn. 

1. Những giai đoạn về một giấc ngủ của trẻ sơ sinh 

- Tương tự như người trưởng thành, giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn trẻ có thể cử động hoặc nằm yên. Giấc ngủ gồm có 2 loại chính: giấc ngủ chậm (Non REM) và giấc ngủ nhanh (REM). 

- Giấc ngủ nhanh (Rapid eye movement - REM: mắt cử động nhanh): đây là trường hợp trẻ sẽ nằm mơ, có giấc ngủ nông, cử động mắt nhanh theo chiều từ trước đến sau. Giấc ngủ REM chỉ chiếm khoảng phân nửa khoảng thời gian trẻ sơ sinh ngủ trong ngày nên cho dù trẻ ngủ đến 16 giờ/ ngày, tuy nhiên trẻ chỉ có khoảng 8 giờ là ngủ sâu.

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ
Giấc ngủ REM chỉ chiếm khoảng phân nửa khoảng thời gian trẻ sơ sinh ngủ trong ngày 

- Giấc ngủ chậm (Non-rapid eye movement - Non REM: cử động mắt không nhanh): Gồm có 4 giai đoạn: 

·         Giai đoạn 1: Buồn ngủ - liên tục chớp mí mắt, ngủ gật gà, mí mắt sụp.

·         Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ - trẻ giật mình, còn cử động, rên hoặc văn vẹo mình.

·         Giai đoạn 3: Ngủ sâu.

·         Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu.

- Giấc ngủ của một trẻ sơ sinh sẽ diễn ra theo 4 giai đoạn 1 cách tuần tự, rồi quay trở lại giai đoạn 2 và chuyển qua giấc ngủ REM. Có thể có vài chu kỳ trên đối với một giấc ngủ của trẻ. Trong vài tháng đầu, khi chuyển từ giai đoạn ngủ sâu sang lơ mơ thì trẻ sơ sinh hay bị giật mình và khó khăn để ngủ trở lại.

2. Các giai đoạn tỉnh giấc của trẻ sơ sinh

Trẻ sẽ đi vào giai đoạn “tỉnh giấc im lặng nếu vào cuối chu kỳ ngủ trẻ tỉnh giấc. Lúc này, dù đã tỉnh táo, có thể đáp ứng với âm thanh, môi trường xung quanh và những động chạm nhưng trẻ vẫn yên lặng. 

Sau đó, giai đoạn “hoạt động tỉnh giấc” sẽ được kích hoạt khi trẻ chú ý đến những hình ảnh có cử động và âm thanh. Tiếp theo là “giai đoạn khóc”, trẻ có thể khóc to và cử động nhiều hơn, trẻ ở giai đoạn này cần được làm dịu bằng cách quấn trẻ trong mền/ khăn hoặc ôm sát trẻ vào lòng.

Cơ thể trẻ sẽ khó chịu khi khóc nên hầu như trẻ không chịu bú sữa trong giai đoạn khóc, do đó các mẹ hãy cho trẻ bú sau khi giai đoạn này đi qua.

Sau đây là một số cách giúp trẻ có một giấc ngủ ngon lành không bị tỉnh giấc cho các mẹ lưu ý!

 Cha mẹ nên tập thói quen ngủ ngoan cho bé

- Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp bé ngủ ngon
- Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ
- Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.
- Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên đặt bé vào nôi hay giường.

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ
Những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại

Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm

Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ biểu hiện khi bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.

-         Ban ngày, khi bé còn thức:

Chơi với bé càng nhiều càng tốt.

+  Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày.

+  Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày.

+  Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày

+  Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

-         Ban đêm:

+ Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.

+  Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện nhiều.

+  Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn.

Ba mẹ có thể tham khảo: "Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ."

Dạy bé tự ngủ

Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách bạn dỗ bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng. Nếu bạn cho bé nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé khi trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen và bé sẽ không thể ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Bạn sẽ thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho bé như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… nhưng cần nhớ rằng bạn sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với bé vừa “khả thi” đối với bạn. Bạn có thể bế bé đến khi bé thiu thiu ngủ rồi đặt bé xuống chứ không nên để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và bé sẽ thức dậy ngay khi bạn đặt bé xuống giường.

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ
Ba mẹ nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức

=> Bé sơ sinh giống như tờ giấy trắng, bé sẽ là một em bé ngoan ngoãn, dễ ngủ nếu bạn không bỏ lỡ thời gian có thể dạy bé thói quen ngủ ngoan. Giấc ngủ của bé không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân bé mà còn quan trọng với mẹ. Nếu bé quấy đêm nhiều quá thì bạn cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc bé tốt được. Bạn hãy sáng suốt lựa chọn cách dỗ bé ngủ thích hợp để cả con và mẹ đều được ngủ ngon.

Hãy theo dõi dịch vụ trông trẻ tại nhà của KiddiCare ngay hôm nay để tìm hiểu thêm kiến thức và an tâm khi nuôi dạy con cái!

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ

Tải App KiddiHub tại đây

Tìm hiểu thêm về dịch vụ 

Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục KiddiHub

Địa chỉ: Tầng 22 Tòa N09B2 Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 0972171331

Đăng bởi: Dương Thanh Hoa

Dương Thanh Hoa Dương Thanh Hoa

Bài viết liên quan

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết

06/07/2023

805

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết
Tình trạng béo phì của trẻ em ngày nay ngày càng gia tăng, việc ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm lối sống tĩnh tại, ít...

Đọc tiếp

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 

06/07/2023

914

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 
Các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan đã phát triển một công cụ để đo lường mức độ nghiện màn hình của trẻ từ 4 tới 11...

Đọc tiếp

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè

06/07/2023

921

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè
Phụ huynh đưa con đi bơi, du lịch vùng biển, sông, hồ, cần lưu ý cách phòng tránh tai nạn đuối nước.Trẻ em đuối nước do ...

Đọc tiếp

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện

06/07/2023

816

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện
Bé rất thích được chơi cùng bố mẹ, vì điều này sẽ tạo nên nhiều cảm xúc đặc biệt vời bé. Do đó các bậc cha mẹ đã được ch...

Đọc tiếp

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ

06/07/2023

785

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ
Mặc dù nhu cầu giấc ngủ trẻ sơ sinh thường khác nhau, nhưng nếu biết cách áp dụng bí quyết làm sao để bé ngủ ngon, con b...

Đọc tiếp

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 

06/07/2023

936

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 
Không phải tất cả mọi trẻ đều biết cách kết bạn. Một số trẻ phải học hỏi kỹ năng kết bạn giống như học nói, học đi. Và t...

Đọc tiếp

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?

06/07/2023

808

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?
Da của trẻ nhỏ hết sức mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, việc giữ cho da của trẻ luôn mịn màng, khỏe mạnh, đặc biệt...

Đọc tiếp

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý

06/07/2023

781

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là một trong các rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, được biểu hiện bằng những hành vi hiếu độ...

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>