Tìm kiếm bài viết

Em bé tập đi và những lưu ý nhất định mẹ phải ghi nhớ 

Đăng vào 06/07/2023 - 14:10:23

989

Mục lục

Xem thêm

Em bé tập đi sớm hay muộn, nhanh hay chậm, tốt hay chưa tốt phụ thuộc rất nhiều vào sự hướng dẫn và dìu dắt của bố mẹ. D...

Em bé tập đi và những lưu ý nhất định mẹ phải ghi nhớ 

Em bé tập đi sớm hay muộn, nhanh hay chậm, tốt hay chưa tốt phụ thuộc rất nhiều vào sự hướng dẫn và dìu dắt của bố mẹ. Dù, tùy vào sự phát triển của từng bé mà thời điểm tập đi khác nhau, nhưng với sự hỗ trợ khoa học của bố mẹ và không bỏ qua những lưu ý quan trọng, sẽ có lợi cho việc tập đi của con rất nhiều. Vậy những lưu ý đó là gì, bố mẹ hãy cùng KiddiCare tìm hiểu cụ thể hơn, qua nội dung sau đây nhé. 

Em bé tập đi sớm hay muộn, nhanh hay chậm, tốt hay chưa tốt phụ thuộc rất nhiều vào sự hướng dẫn và dìu dắt của bố mẹ

1. Khi nào nên dạy trẻ tập đi?

Đa số trẻ nhỏ bước những bước đi đầu đời khi được 1 tuổi, cũng có trẻ sớm hơn hay trễ hơn một chút. Để có được những bước đi đầu tiên, trẻ phải trải qua nhiều giai đoạn:

  • Bắt đầu với biết lẫy (3 tháng)
  • Biết ngồi (6 tháng)
  • Biết bò
  • Biết đi

Các mốc tuổi này chỉ là tương đối và không bé nào giống bé nào. Có vài bé bỏ giai đoạn bò mà tiến thẳng từ ngồi sang đứng dậy và đi.

2. Dạy trẻ tập đi như thế nào?

Ở thời kỳ đầu tiên khi bé tập đi, trẻ sẽ đứng ở thế 2 chân dạng rộng ra, cùng với ngón chân hướng ra ngoài, còn hai cánh tay thì dang ra và khuỷu tay hơi gấp lại. Lúc này trẻ không đi theo một đường thẳng mà thường bước theo hướng từ phía bên này sang phía bên kia.

Mặc dù lúc đầu bé tập đi sẽ liên tục bị hụt chân và vấp ngã, song khi đã đi được vài tháng trẻ sẽ đủ tự tin để thực hiện một loạt các thao tác phức tạp như bước chân sang hai bên hay bước lùi, cúi xuống nhặt đồ vật, vừa đi vừa ném bóng.

3. Những điều mẹ nên lưu ý khi giúp em bé tập đi

Dùng xe tập đi cho bé

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xe tập đi, nào là bằng gỗ, nhựa, mô phỏng ô tô. Tuy nhiên, bạn không nên mua một chiếc về nhà và cho bé sử dụng quá thường xuyên. Lý giải cho nguyên nhân này: Xe tập đi không tốt cho quá trình phát triển tự nhiên của bé.

Xe tập đi luôn có xu hướng lao nhanh về phía trước, do đó dù bé có thể vịn vào xe để chạy theo nhưng dễ bị vấp ngã, chân và đùi, lưng dễ cong do tất cả trọng lượng cơ thể dồn lên vai. Tốt nhất, ba mẹ không nên để bé phụ thuộc hoàn toàn vào “phương tiện” này. Thay vào đó, dùng tay đỡ bé từng bước tới trước, từ từ và chầm chậm. Chậm mà chắc, lại rất tốt cho sự phát triển cơ, xương của bé.

Em bé tập đi chậm, ba mẹ không được nôn nóng

Không ít ba mẹ vì sợ con mình thua kém bạn bè cùng lứa, vội vàng tập đi cho con dù bé chưa đủ cứng cáp để đứng vững. Hậu quả bé cũng đi được, nhưng dáng đi xiêu vẹo, chân lại trở nên vòng kiềng. Khi xương bé còn quá yếu, chưa thích hợp với vận động mạnh như thế nên xảy ra hiện tượng cong vẹo là chuyện bình thường.

Thế nên, ba mẹ chỉ nên cho bé tập đi khi bé muốn và thấy rằng, bé đã thực sự sẵn sàng. Dấu hiệu sẵn sàng không phụ thuộc vào số tháng, mà lại tùy vào cơ địa và sự phát triển nhanh chậm của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý lúc tập cho bé đi phải thực sự kiên nhẫn, không vì vội vàng, nôn nóng mà kéo mạnh tay con.

Ba mẹ chỉ nên cho bé tập đi khi bé muốn và thấy rằng, bé đã thực sự sẵn sàng

 

Tránh cho em bé tập đi trong không gian chật hẹp, nhiều đồ đạc gây nguy hiểm

Nhiều mẹ thường tập đi cho bé bất cứ lúc nào mẹ rảnh, nên không phải mọi lúc đều chú trọng đến không gian xung quanh. Đang ở đâu thì tập đi ở đó, đôi khi đồ đạc vẫn còn lung tung, lộn xộn. Tuy nhiên, để em bé tập đi an toàn, trước tiên mẹ nên cho bé tập đi trong một không gian đủ rộng, bằng phẳng, ít vật cản, xung quanh không có các đồ đạc, vật dụng gây nguy hiểm cho bé.

Nếu cho bé đi trong nhà, mẹ nên dọn dẹp lại phòng ốc trước khi bắt đầu, cất hết những đồ đạc còn vương vãi trên sàn, đặc biệt là dây điện, các vật nặng, vật nhọn sắc có thể gây thương tích cho bé. Mẹ cũng cần dọn dẹp hết những đồ vật tròn, nhỏ hoặc các loại dầu, nước hóa chất nguy hiểm, để tránh trường hợp bé bốc bỏ miệng, hoặc bưng lên uống trong quá trình tập đi.

Nếu nhà bạn có kết cấu công tắc, ổ điện thấp, trong tầm với của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi thì mẹ nên dùng băng dính buộc hết tất cả các công tắc, ổ điện trước khi cho em bé tập đi. Cũng như, cần bịt lại những góc nhọn cứng trong nhà như góc bàn ghế, cầu thang, tủ quần áo, góc cạnh tivi…

Đặc biệt, khi bé mới tập đi, mẹ thường nghĩ bé sẽ không thể leo trèo hoặc di chuyển quá xa. Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan như thế, trẻ sơ sinh có thể làm được nhiều thứ hơn mẹ tưởng chỉ trong tích tắc. Do đó, mẹ không được rời mắt khỏi bé trong suốt quá trình bé tập đi, chắn cửa hoặc lối lên xuống cầu thang, cửa ra vào các phòng và không để bé một mình trên giường hoặc ban công, nhà tắm…

Em bé tập đi nên được mang giày khi cần thiết

Nhiều mẹ khi cho em bé tập đi   thường không mang giày cho bé vì nghĩ giày sẽ làm chân bé khó chịu, bí bách, thiếu linh hoạt trong khi bước đi. Tuy nhiên, đây lại được xem là quan điểm không hoàn toàn đúng. Khi cho bé tập đi, một đôi giày tập đi tốt, chuyên dụng, thoải mái, có ma sát tốt và mềm mại sẽ giúp bé tự tin hơn, nếu tập đi trên đường nhựa hoặc bãi cỏ. Giày không chỉ bảo vệ bé trước những vật nhỏ gây xước bàn chân, mà còn giúp bé tạo lực ma sát với mặt sàn, mặt nền, hạn chế tình trạng trơn trượt.

Giày là món đồ quan trọng, đồng hành trong những bước đi đầu đời của trẻ 

Và dĩ nhiên, mang giày là thiết nhưng không phải lúc nào bé tập đi mẹ cũng cho bé mang giày mọi lúc mọi nơi, nhất là khi ở trong nhà. Mẹ có thể cho bé trải nghiệm tập đi bằng chân trần trên thảm sạch, nền sạch và an toàn, để bé có sự cảm nhận, tiếp xúc, cũng như giúp bé điều chỉnh dáng đi và thăng bằng một cách tự nhiên.

  • Tránh làm trầm trọng vấn đề vì thương con quá mức

Làm nghiêm trọng vấn đề dù không cần thiết vì thương con quá mức, được xem là một trong những sai lầm mà mọi bà mẹ đều mắc phải, khi cho em bé tập đi, nhất là khi con té ngã. Bé mới chập chững tập đi, chuyện té ngã là hết sức bình thường. Tuy nhiên, mẹ thường vì quá xót con mà làm quan trọng hóa việc té ngã lên, khiến bé sợ hãi cảm giác đứng lên và sợ bước đi.

Mẹ đừng quá lo lắng về điều này, một khi đã đảm bảo không gian tập đi an toàn cho bé thì mẹ cứ để bé thỏa sức trải nghiệm. Nếu bé mất thăng bằng hoặc vấp té, trường hợp nhẹ, mẹ có thể động viên con tự đứng lên tiếp tục. Hoặc, mẹ chỉ cần đỡ bé dậy, an ủi rồi hướng dẫn bé đi tiếp, quan sát lại, có chướng ngại vật thì cất đi. Thêm một điều nữa, là mẹ không nên bế bé thường xuyên trong giai đoạn này, điều đó sẽ làm bé lười tập đi .

Ở thời điểm thích hợp, mẹ có thể mua xe tập đi để bé có thể chủ động, mà không cần sự giúp đỡ từ người khác. Khi đã xác định cho em bé tập đi, mẹ cần kiên quyết và tạo điều kiện cho bé luyện tập thường xuyên, chắc chắn bé sẽ mau biết đi.

Ba mẹ có thể tham khảo: Bí quyết chăm sóc răng miệng cho bé giai đoạn ăn dặm

Em bé tập đi cần một quá trình luyện tập và cần sự trợ giúp đúng cách của bố mẹ. Hãy để KiddiCare cùng ba mẹ trang bị những bài tập cho bé một cách khoa học, cùng những lưu ý cần thiết ở trên, cộng với việc quan sát con kỹ lưỡng để hỗ trợ bé đúng lúc, bố mẹ sẽ thấy con tiến bộ rất nhanh. Chúc bé nhà bạn nhanh chóng biết đi và đi thật giỏi nhé. 

Hãy sử dụng dịch vụ trông trẻ tại nhà của KiddiCare ngay hôm nay và trải nghiệm sự tiện lợi và an tâm khi nuôi dạy con cái!

    Dạy con cách tự vệ, phòng tránh nguy hiểm 

Tải App KiddiHub tại đây

Tìm hiểu thêm về dịch vụ 

Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục KiddiHub

Địa chỉ: Tầng 22 Tòa N09B2 Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 0972171331

Đăng bởi: Dương Thanh Hoa

Dương Thanh Hoa Dương Thanh Hoa

Bài viết liên quan

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết

06/07/2023

1142

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết
Tình trạng béo phì của trẻ em ngày nay ngày càng gia tăng, việc ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm lối sống tĩnh tại, ít...

Đọc tiếp

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 

06/07/2023

1808

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 
Các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan đã phát triển một công cụ để đo lường mức độ nghiện màn hình của trẻ từ 4 tới 11...

Đọc tiếp

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè

06/07/2023

1436

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè
Phụ huynh đưa con đi bơi, du lịch vùng biển, sông, hồ, cần lưu ý cách phòng tránh tai nạn đuối nước.Trẻ em đuối nước do ...

Đọc tiếp

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện

06/07/2023

1488

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện
Bé rất thích được chơi cùng bố mẹ, vì điều này sẽ tạo nên nhiều cảm xúc đặc biệt vời bé. Do đó các bậc cha mẹ đã được ch...

Đọc tiếp

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ

06/07/2023

1300

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ
Mặc dù nhu cầu giấc ngủ trẻ sơ sinh thường khác nhau, nhưng nếu biết cách áp dụng bí quyết làm sao để bé ngủ ngon, con b...

Đọc tiếp

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 

06/07/2023

1516

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 
Không phải tất cả mọi trẻ đều biết cách kết bạn. Một số trẻ phải học hỏi kỹ năng kết bạn giống như học nói, học đi. Và t...

Đọc tiếp

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?

06/07/2023

1345

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?
Da của trẻ nhỏ hết sức mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, việc giữ cho da của trẻ luôn mịn màng, khỏe mạnh, đặc biệt...

Đọc tiếp

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý

06/07/2023

1325

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là một trong các rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, được biểu hiện bằng những hành vi hiếu độ...

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>