Tìm kiếm bài viết

Các mũi tiêm phòng cho bé theo từng giai đoạn cha mẹ nào cũng cần biết

Đăng vào 04/07/2023 - 10:39:48

270

Mục lục

Xem thêm

1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho trẻTrẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt có nguy cơ nhiễm bệnh và biến ...

Các mũi tiêm phòng cho bé theo từng giai đoạn cha mẹ nào cũng cần biết

1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt có nguy cơ nhiễm bệnh và biến chứng khi nhiễm bệnh cao do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Có nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ lây bệnh cao cho trẻ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng trẻ nếu không may nhiễm bệnh. 

Các mũi tiêm phòng cho bé theo từng giai đoạn cha mẹ nào cũng cần biết
Vì thế, tiêm phòng vắc xin tạo kháng thể chủ động là cách hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ tránh phải nguy cơ mắc những bệnh này.

Tiêu biểu như các bệnh nguy hiểm: lao, bại liệt, thương hàn, ho gà, viêm não,… ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây tử vong hoặc biến chứng không phục hồi. Sự ra đời của vắc xin đã giúp cứu sống nhiều trẻ trước những căn bệnh truyền nhiễm này.

Vắc xin có thể là virus giảm độc lực hoặc virus đã chết, vì thế không gây bệnh mà chỉ giúp hệ miễn dịch nhận dạng, tạo ra kháng thể chống lại bệnh. Khi đã có kháng thể, khi gặp tác nhân gây bệnh thật sự, cơ thể sẽ phản ứng nhanh hơn chống lại chúng và giúp cơ thể chống tại các tác nhân gây bệnh, phòng bệnh và hạn chế các biến chứng. Vẫn có trường hợp sau tiêm vắc xin, trẻ vẫn mắc bệnh do kháng thể không đủ sống thường bệnh cũng không diễn tiến nặng.

Sau khi tiêm phòng vắc xin, trẻ có thể có một số biểu hiện như: sốt, quấy khóc, không muốn ăn, đau hoặc sưng ở vị trí tiêm,… Đây đều là triệu chứng bình thường do cơ thể phản ứng với chất lạ xâm nhập, sau vài giờ hoặc vài ngày, các triệu chứng này sẽ biến mất. Chỉ rất hiếm trường hợp phản vệ sau khi tiêm hoặc phản ứng nặng sau khi tiêm, tỉ lệ khoảng 1/1 triệu liều. Việc theo dõi và phản ứng nhanh khi trẻ gặp biến chứng sau tiêm sẽ phòng ngừa được nguy cơ này.

Để nâng cao sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế đã quy định, trẻ em dưới 5 tuổi bắt buộc phải được tiêm đầy đủ 10 loại vắc xin chống 10 bệnh truyền nhiễm bao gồm: Uốn ván, ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật Bản B, bại liệt, viêm gan Virus B, lao, Rubella, bệnh sởi, Bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae.

2. Các mũi tiêm phòng cho bé theo từng giai đoạn

Mỗi loại vắc xin lại gồm số mũi tiêm khác nhau, khuyến cáo tiêm ở các độ tuổi khác nhau mới đạt được hiệu quả kháng thể tốt nhất. 

Các mũi tiêm phòng cho bé theo từng giai đoạn cha mẹ nào cũng cần biết
Vì thế, mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, cần ghi nhớ và tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho bé.

2.1. Lịch tiêm chủng theo chương trình Tiêm chủng mở rộng

Giai đoạn sơ sinh

24h đầu sau sinh: Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB).

Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao.

Trẻ được 2 tháng

Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 1)

Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 1) lúc trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 2) và phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 1) lúc trẻ tròn 2 tháng tuổi. Có thể sử dụng vắc-xin 6 trong 1 (Chương trình tiêm chủng dịch vụ) hoặc sử dụng vắc-xin 5 trong 1 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và uống thêm vắc-xin phòng bại liệt liều 1.

Trẻ được 3 tháng

Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 2)

Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 2)

Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 3) và phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 2). Có thể sử dụng vắc-xin 6 trong 1 mũi 2 hoặc 5 trong 1 + uống vắc-xin phòng bại liệt liều 2 (theo Chương trình tiêm chủng mở rộng).

Trẻ được 4 tháng

Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 3 nếu sử dụng vắc-xin Rotateq của Mỹ)

Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 3)

Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 4) và phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 3). Có thể sử dụng vắc-xin 6 trong 1 mũi 3 hoặc 5 trong 1 + uống vắc-xin phòng bại liệt liều 3 (theo Chương trình tiêm chủng mở rộng).

Trẻ được 9 tháng

Tiêm vắc xin sởi: mũi 1.

Trẻ được 18 tháng

Tiêm vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib)

Tiêm vắc xin sởi - rubella.

Trẻ trên 1 tuổi

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản

Mũi 1: trẻ được 1 tuổi trở lên.

Mũi 2: tiêm sau mũi 1, 2 tuần.

Mũi 3: tiêm sau mũi 2, 1 năm. 

Từ 2 đến 5 tuổi

Uống vắc xin Tả (với các vùng nguy cơ cao).

Từ 3 đến 10 tuổi

Tiêm vắc xin Thương hàn: 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao).

2.2. Vắc xin bổ sung cho trẻ

Ngoài các loại vắc xin đầy đủ được tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được Bộ Y tế cung cấp trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, cha mẹ có thể tiêm phòng bổ sung cho trẻ 1 số loại cần thiết khác như:

  • Vắc xin HPV.
  • Vắc xin phế cầu.
  • Vắc xin thương hàn.
  • Vắc xin phòng thủy đậu.
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B.
  • Vắc xin phòng cúm.
  • Vắc xin phòng viêm gan siêu vi A.
  • Vắc xin phòng tiêu chảy do Virus Rota.

3. Các trường hợp cần cẩn trọng khi tiêm phòng cho trẻ

Trẻ có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử, nguy cơ cao dị ứng với thành phần của vắc xin cần được thử nghiệm trước khi tiêm thực sự hoặc theo dõi cẩn thận trong và sau khi tiêm. Điều này giúp giảm nguy cơ dị ứng hoặc phản ứng phản vệ nguy hiểm sau tiêm. 

Hãy thông báo cho bác sĩ nếu trẻ có các đặc điểm sau:

  • Từng hoặc đang mắc phải bệnh thần kinh nghiêm trọng không nên tiêm các loại vắc xin phòng bại liệt, uốn ván hay ho gà.
  • Có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng phản vệ sau tiêm phòng vắc xin.
  • Trẻ gặp vấn đề về hệ thống miễn dịch, có thể là suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc do uống thuốc điều trị. Lúc này trẻ không nên tiêm vắc xin chứa virus sống trong vắc xin bại liệt, vắc xin thủy đậu và sởi.
  • Trẻ bị dị ứng nặng với trứng: Không nên tiêm phòng vắc xin cúm, các loại vắc xin khác vẫn có thể tiêm bình thường.
  • Trẻ đang bị sốt hoặc từng bị sốt cao sau khi tiêm phòng vắc xin ho gà.
  • Trẻ đang bị bệnh lý như ho, cảm lạnh, cúm, tiêu chảy nên đợi bệnh khỏi hoàn toàn mới tiêm phòng vắc xin.
  • Trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều trị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại vắc xin và thời gian tiêm phù hợp.
  • Trẻ từng mắc bệnh truyền nhiễm trong thời gian gần đây.

Để biết rõ hơn về lịch tiêm phòng cụ thể và các loại mũi tiêm khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà y tế địa phương. Chúng tôi cũng khuyến nghị cha mẹ sử dụng dịch vụ trông trẻ tại nhà của KiddiCare để đảm bảo bé nhận đủ tiêm phòng và được chăm sóc tốt nhất.

Hãy sử dụng dịch vụ trông trẻ tại nhà của KiddiCare ngay hôm nay và trải nghiệm sự tiện lợi và an tâm khi nuôi dạy con cái!

Tải App KiddiHub tại đây

Tìm hiểu thêm về dịch vụ 

Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục KiddiHub

Địa chỉ: Tầng 22 Tòa N09B2 Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 0972171331

Đăng bởi: Dương Thanh Hoa

Dương Thanh Hoa Dương Thanh Hoa

Bài viết liên quan

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết

06/07/2023

1045

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết
Tình trạng béo phì của trẻ em ngày nay ngày càng gia tăng, việc ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm lối sống tĩnh tại, ít...

Đọc tiếp

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 

06/07/2023

1533

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 
Các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan đã phát triển một công cụ để đo lường mức độ nghiện màn hình của trẻ từ 4 tới 11...

Đọc tiếp

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè

06/07/2023

1271

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè
Phụ huynh đưa con đi bơi, du lịch vùng biển, sông, hồ, cần lưu ý cách phòng tránh tai nạn đuối nước.Trẻ em đuối nước do ...

Đọc tiếp

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện

06/07/2023

1217

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện
Bé rất thích được chơi cùng bố mẹ, vì điều này sẽ tạo nên nhiều cảm xúc đặc biệt vời bé. Do đó các bậc cha mẹ đã được ch...

Đọc tiếp

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ

06/07/2023

1133

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ
Mặc dù nhu cầu giấc ngủ trẻ sơ sinh thường khác nhau, nhưng nếu biết cách áp dụng bí quyết làm sao để bé ngủ ngon, con b...

Đọc tiếp

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 

06/07/2023

1342

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 
Không phải tất cả mọi trẻ đều biết cách kết bạn. Một số trẻ phải học hỏi kỹ năng kết bạn giống như học nói, học đi. Và t...

Đọc tiếp

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?

06/07/2023

1170

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?
Da của trẻ nhỏ hết sức mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, việc giữ cho da của trẻ luôn mịn màng, khỏe mạnh, đặc biệt...

Đọc tiếp

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý

06/07/2023

1160

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là một trong các rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, được biểu hiện bằng những hành vi hiếu độ...

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>