Tìm kiếm bài viết

Bí quyết chăm sóc răng miệng cho bé giai đoạn ăn dặm 

Đăng vào 06/07/2023 - 13:55:29

897

Mục lục

Xem thêm

Những chiếc răng xíu xiu sẽ xuất hiện khi bé bước vào tháng thứ 6 hoặc thậm chí sớm hơn. Đó là lúc mẹ nên quan tâm hơn đ...

Bí quyết chăm sóc răng miệng cho bé giai đoạn ăn dặm 

Những chiếc răng xíu xiu sẽ xuất hiện khi bé bước vào tháng thứ 6 hoặc thậm chí sớm hơn. Đó là lúc mẹ nên quan tâm hơn đến vệ sinh răng miệng cho bé, nhất là khi bé đã bắt đầu ăn dặm, để răng đẹp và không sâu răng. Răng sữa ở trẻ cũng quan trọng như răng vĩnh viễn. Những răng này sẽ giúp trẻ ăn nhai, nói chuyện, có gương mặt đẹp, đồng thời nó giữ khoảng cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của KiddiCare để biết cách chăm sóc răng miệng cho bé trong giai đoạn ăn dặm mẹ nhé.

Bí quyết chăm sóc răng miệng cho bé giai đoạn ăn dặm
Răng miệng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ 

Sau đây là kiểu mọc răng sữa thường gặp nhất 

– 4 răng cửa giữa (1) của hàm trên và hàm dưới: 5-8 tháng.

– 4 răng cửa bên (2): 7-10 tháng.

– 4 răng hàm đầu tiên (4): 12-16 tháng.

– 4 răng nanh (3): 14-20 tháng.

– 4 răng hàm thứ 2 (5): 20-32 tháng.

Các dấu hiệu và triệu chứng mọc răng ở bé

Sự xuất hiện của “bạn” răng mới sẽ làm bé cáu kỉnh và khó chịu. Nếu có những dấu hiệu sau thì rất có thể bé của mẹ đang mọc răng đấy:

Trẻ chảy nhiều nước dãi

Nước bọt tiết ra nhờ cơ chế hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương, tại thời điểm bé mọc răng sẽ kích thích dây thần kinh thứ 5 khiến trẻ chảy nước dãi. Do chức năng nuốt nước bọt của trẻ chưa được hoàn thiện cùng với khoảng miệng của trẻ lúc này đang còn nông dẫn đến việc nước dãi chảy ra ngoài nhiều. 

Đây là dấu hiệu nhận biết dễ nhất, tuy nhiên áp dụng khi trẻ còn bé, đến khi trẻ lớn và các răng mọc đầy đủ hơn thì hiện tượng này sẽ giảm dần.

Nổi mẩn xung quanh cằm và miệng

Nước dãi chảy nhiều khiến vùng da xung quanh miệng và cằm của bé dễ bị nổi mẩn. Đây là dấu hiệu khá rõ ràng cha mẹ cần kiểm tra kỹ lưỡng để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

Hay nhai cắn

Mầm răng nhú lên khiến hàm bị ngứa ngáy, lúc này trẻ sẽ cắn mọi thứ để làm giảm cảm giác này. Cha mẹ nên chuẩn bị đồ gặm nướu để không tổn thương đến cùng lợi cũng như đảm bảo vệ sinh cho trẻ.

Bí quyết chăm sóc răng miệng cho bé giai đoạn ăn dặm
Cha mẹ nên chuẩn bị đồ gặm nướu để không tổn thương đến cùng lợi cũng như đảm bảo vệ sinh cho trẻ.

Trẻ bị sốt nhẹ

Mọc răng cũng làm cho hệ miễn dịch của trẻ thay đổi dẫn đến tình trạng sốt. Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của con để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi trẻ sốt nhẹ cha mẹ có thể điều trị tại nhà như: chườm ấm, cho trẻ bú nhiều, thay quần áo thoáng mát. Nhưng nếu sốt cao cần đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra chính xác tình trạng của trẻ.

Bú kém hơn

Mọc răng sẽ khiến lợi của trẻ bị đau nhức tạo cảm giác khó chịu, do vậy trẻ có thể bú kém, có những trẻ còn bỏ bú. Nếu trường hợp kéo dài thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được xử lý kịp thời.

Trẻ quấy khóc

Mọc răng khiến bé khó chịu nên sẽ quấy khóc, tuy nhiên tùy thuộc và thể trạng từng bé nên không phải lúc nào dấu hiệu nhận biết này cũng đúng.

Các dấu hiệu này thường nhẹ, không có gì đáng lo ngại, chúng thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 4 ngày khi những chiếc răng mới nhú lên những triệu chứng trên cũng giảm dần rồi hết hẳn.

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi chăm sóc trẻ thật chu đáo. Nếu thấy trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên và đau lợi nhiều phải đưa đi khám bệnh ngay để thầy thuốc cho dùng thuốc hạ sốt và giảm đau.

Để giúp bé dễ chịu hơn, mẹ có thể:

  • Rửa sạch tay và nhẹ nhàng chà xát nướu của bé
  • Cho bé một chiếc vòng mọc răng dẻo hoặc khăn ướt để cắn.
  • Cho bé nhai bánh quy không đường.
  • Nếu bé bị sốt nhẹ hoặc đi ngoài, mẹ cần cho bé uống nước (nước trắng hoặc nước hoa quả) đầy đủ để bụ lại lượng nước đã mất.

Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm: Mách ba mẹ cách “trị” trẻ biếng ăn" 

Cách chăm sóc răng miệng cho bé

Dù bé chưa mọc răng, mẹ cũng nên lau nướu cho bé một cách nhẹ nhàng bằng vải mềm ẩm một lần mỗi ngày, có thể kết hợp trong lúc tắm cho bé.

Thường trẻ không thích kem đánh răng. Nhưng mẹ đừng lo lắng, vì chính bàn chải (chứ không phải kem) mới làm sạch được các mảng bám trên răng. Nếu trẻ có thể sử dụng kem đánh răng, cha mẹ phải cẩn thận không cho trẻ nuốt kem. Nên sử dụng một lượng rất ít kem đánh răng (chỉ bằng hạt đậu nhỏ, hay phết một lớp thật mỏng trên bàn chải dành cho trẻ em). Kem đánh răng chứa flo sẽ làm răng thêm rắn chắc.

Nên cho trẻ đến bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi để phát hiện các vấn đề sức khỏe toàn thân có liên quan đến răng miệng; phát hiện các dạng sâu răng đặc biệt do cách cho trẻ ăn (sâu răng do bú bình) và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng ngừa sâu răng. Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay đau răng mới đến bác sĩ răng hàm mặt.

Sau khi trẻ có răng, nên cho uống vài muỗng nước ngay sau khi bú hay ăn rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong của răng) và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ.

Trẻ 1 tuổi (có 8 răng cửa), cho dùng bàn chải đánh răng có lông mềm với kích thước nhỏ. Với trẻ dưới 3 tuổi, nên cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa flo. Trẻ hơn 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng trẻ em chứa flo, với lượng kem phết lên bàn chải độ bằng hạt đậu. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mặt bên trong.

Cách chải răng

Đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, lắc nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, mỗi nhóm độ 2-3 cái, chải ba mặt răng: mặt ngoài ( nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai.

Bí quyết chăm sóc răng miệng cho bé giai đoạn ăn dặm
Nên thay bàn chải của trẻ khi lông bàn chải bắt đầu toe ra, thường thì mỗi 3 tháng một lần.

Lưu ý về lây nhiễm răng miệng:

Vi khuẩn gây bệnh răng miệng lây từ răng này qua răng khác và từ miệng người này qua miệng người khác. Chúng không có trong miệng trẻ sơ sinh. Khi răng bắt đầu mọc, vi khuẩn này được truyền từ mẹ qua việc hôn hít, nếm thức ăn hay mút vú giả trước khi cho trẻ bú.

Việc bà mẹ chải răng thật kỹ, chế độ ăn có lượng đường thấp sẽ làm giảm lượng vi khuẩn sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm hay chậm khả năng truyền vi khuẩn sang cho trẻ. Để loại trừ sự lây nhiễm, không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ, không cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người bị sâu răng và tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng.

Những điều mẹ cần lưu ý để bé có hàm răng phát triển tốt

  • Không cho bé nằm uống sữa. Khi đang mọc răng, bé thường có thói quen ngậm chặt núm bình. Do đó, răng sẽ ngâm trong sữa rất lâu nên dễ bị biến dạng, làm hỏng men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dễ gây sâu răng.
  • Không cho bé mút đầu ngón tay, hoặc ngậm ti giả. Thói quen này sẽ khiến răng bé mọc không đều, không thẳng hàng.
  • Không cho bé nhai một bên. Thói quen này sẽ khiến bé bị lệch hàm, gây mất cân đối cho khuôn mặt.
  • Tập cho bé ăn cứng. Mẹ nên chú ý sự quan sát sự phát triển của răng cửa và cho bé ăn những thức ăn có độ cứng phù hợp để răng bé phát triển toàn diện hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên của KiddiCare sẽ cung cấp thêm thông tin bổ ích về cách chăm sóc răng miệng cho bé cũng như chăm bé trong giai đoạn mọc răng. Chúc bé của mẹ khỏe mạnh, phát triển toàn diện với răng chắc và khỏe đẹp nhé!

Hãy sử dụng dịch vụ trông trẻ tại nhà của KiddiCare ngay hôm nay và trải nghiệm sự tiện lợi và an tâm khi nuôi dạy con cái!

    Dạy con cách tự vệ, phòng tránh nguy hiểm 

Tải App KiddiHub tại đây

Tìm hiểu thêm về dịch vụ 

Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục KiddiHub

Địa chỉ: Tầng 22 Tòa N09B2 Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 0972171331

Đăng bởi: Dương Thanh Hoa

Dương Thanh Hoa Dương Thanh Hoa

Bài viết liên quan

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết

06/07/2023

1142

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết
Tình trạng béo phì của trẻ em ngày nay ngày càng gia tăng, việc ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm lối sống tĩnh tại, ít...

Đọc tiếp

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 

06/07/2023

1808

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 
Các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan đã phát triển một công cụ để đo lường mức độ nghiện màn hình của trẻ từ 4 tới 11...

Đọc tiếp

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè

06/07/2023

1436

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè
Phụ huynh đưa con đi bơi, du lịch vùng biển, sông, hồ, cần lưu ý cách phòng tránh tai nạn đuối nước.Trẻ em đuối nước do ...

Đọc tiếp

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện

06/07/2023

1489

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện
Bé rất thích được chơi cùng bố mẹ, vì điều này sẽ tạo nên nhiều cảm xúc đặc biệt vời bé. Do đó các bậc cha mẹ đã được ch...

Đọc tiếp

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ

06/07/2023

1300

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ
Mặc dù nhu cầu giấc ngủ trẻ sơ sinh thường khác nhau, nhưng nếu biết cách áp dụng bí quyết làm sao để bé ngủ ngon, con b...

Đọc tiếp

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 

06/07/2023

1516

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 
Không phải tất cả mọi trẻ đều biết cách kết bạn. Một số trẻ phải học hỏi kỹ năng kết bạn giống như học nói, học đi. Và t...

Đọc tiếp

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?

06/07/2023

1345

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?
Da của trẻ nhỏ hết sức mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, việc giữ cho da của trẻ luôn mịn màng, khỏe mạnh, đặc biệt...

Đọc tiếp

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý

06/07/2023

1325

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là một trong các rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, được biểu hiện bằng những hành vi hiếu độ...

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>