Tìm kiếm bài viết

Bí kíp làm bạn với con nhỏ 

Đăng vào 16/05/2023 - 16:59:03

115

Mục lục

Xem thêm

Bạn đã bao giờ cố gắng kết bạn với con cái chưa? Làm cha mẹ đã khó, cố gắng trở thành “bạn tốt” của con lại càng khó hơn...

Bí kíp làm bạn với con nhỏ 

Bạn đã bao giờ cố gắng kết bạn với con cái chưa? 

Làm cha mẹ đã khó, cố gắng trở thành “bạn tốt” của con lại càng khó hơn. Nhiều phụ huynh không muốn làm bạn với con vì sợ xảy ra tình trạng “bằng vai phải lứa”, khiến việc nghiêm khắc và đưa con vào khuôn phép trở nên khó khăn hơn. Dù vậy, làm bạn cùng con là một trong những điều rất quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ, khi nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng trẻ được bố mẹ quan tâm cũng như được dạy cách cư xử đúng mực sẽ có xu hướng thành công hơn trong tương lai.

Vậy, làm thế nào để cha mẹ có thể gần gũi, thân mật hơn, xây dựng mối quan hệ khăng khít với con cái? Làm thế nào để làm bạn với con, và cân bằng giữa hai định nghĩa “cha mẹ và “bạn bè”? Làm thế nào để đặt ra những giới hạn và quy tắc để có thể dạy con hiệu quả, mà vẫn giữ được tình cha con tốt đẹp? Trong bài viết này, KiddiHub  sẽ gợi ý cho các bậc phụ huynh những “bí quyết xây dựng tình bạn” đề cải thiện mối quan hệ với con trẻ thêm phần tốt đẹp hơn.

Trước tiên, Làm bạn với con là gì? Tại sao nó cần thiết?

Làm bạn với con là mong ước của bất cứ bậc cha mẹ nào trên thế giới này đều là được làm bạn cùng con, được con coi là nơi trút bầu tâm sự mọi điều. Làm bạn với con cũng là con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất giúp cha mẹ nuôi dạy con dễ dàng hơn.

Làm bạn với con giúp cha mẹ hiểu con hơn. Nhờ đó có thể lắng nghe và hỗ trợ trẻ trong quá trình phát triển. Giúp trẻ hiểu hơn về cuộc sống và tránh mắc phải những sai lầm không đáng có.

Nguyên tắc làm bạn với con

Biết đặt mình vào vị trí của con, dành thời gian chơi với con… sẽ giúp cha mẹ trở thành một người bạn của con. Dưới đây là những nguyên tắc cha mẹ cần phải ghi nhớ để có thể làm bạn với con.

Trước hết, cha mẹ vẫn là cha mẹ

Bước đầu tiên trong việc xây dựng một mối quan hệ bền vững với con cái, đó là nhấn mạnh với con “nguyên tắc vàng”: cha mẹ vẫn là cha mẹ. Nhiều phụ huynh cố gắng thân thiện để làm bạn với con đến mức khiến con quên đi rằng trước khi là bạn, đó vẫn là cha mẹ mình. 

làm bạn với con nhỏ
 

Tình bạn thực sự không có nghĩa là chỉ cười-và-đồng ý, hay giả vờ như mọi việc đều ổn. Nếu cha mẹ cho phép trẻ làm mọi điều con muốn chỉ để duy trì tình cảm tốt giữa cả hai, điều đó sẽ dẫn đến hệ lụy rằng con sẽ càng ngày càng nổi loạn. Khi không có những giới hạn được đặt ra bởi cha mẹ, trẻ sẽ có khả năng tự ý làm mọi thứ và thực hiện những điều không phù hợp với lứa tuổi của con. Thay vì cố chiều mọi thứ để khiến con vui, với hy vọng rằng con sẽ xem cha mẹ như bạn bè, hãy trở thành một người bạn thực sự. Người bạn thực sự sẽ đặt lợi ích của bạn mình lên trên hết, dù rằng điều đó nghĩa là đôi khi chúng ta phải đưa ra những quyết định cứng rắn hơn.

Đặt con ngang bằng khi trò chuyện

Đặt ngang bằng không có nghĩa là cá mè một lứa, mà ở đây chính là bạn đặt mình vào chính vị trí của con để nhìn nhận và giải quyết vấn đề.Trong cuộc sống, trước một sự vật, hiện tượng, chúng ta thường mô tả, chỉ trích, bình luận, nhận định mà ít đưa ra giải pháp. Ta áp dụng thói quen này trong cả việc nuôi dạy con. Điều này không mang lại lợi ích nào cho con trẻ, chưa kể sẽ khiến con tách xa bạn hơn. Thay vì chê con, nói nặng lời với con, ba mẹ nên nghĩ ra giải pháp giúp con có động lực sửa đổi những sai phạm hơn 

Tôn trọng cảm xúc của con

Nhiều bậc cha mẹ thường mắc sai lầm khi áp đặt hành động của con bằng suy nghĩ của bản thân. Khi con khó chịu, cáu giận không lý do,… thay vì chia sẻ, lắng nghe thì nhiều bố mẹ lại bỏ qua, thậm chí là gắt gỏng với con. Những hành động tuy nhỏ đó sẽ khiến khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình bị đẩy ra xa hơn, thậm chí con còn nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực như cô đơn, tự ti, chống đối,…

Kiểm soát cảm xúc của bạn

làm bạn với con nhỏ

Điều thứ 3 rất quan trọng và cũng là điều khó khăn đối với cha mẹ trong việc học cách làm bạn với con. và cuộc sống luôn đè nặng lên vai của các bậc phụ huynh, nhưng đó không phải lý do mà bố mẹ có thể “trút‘ gánh nặng lên người khác, đặc biệt là con. Bởi mỗi người đều có những vấn đề riêng của mình và con cũng vậy. Những áp lực học tập, những xích mích trong quan hệ bạn bè cũng là những áp lực mà con cần bố mẹ ở bên. Vậy nên mỗi lúc căng thẳng, bạn cố gắng đừng mang sự khó chịu về nhà, thay vào đó hãy học cách lắng nghe con nhiều hơn.

Vậy để làm bạn với con cha mẹ cần phải làm gì?

Hình thành cho con thói quen giao tiếp với ba mẹ 

Việc này chỉ mất 10 phút mỗi ngày và để thực hiện thì vô cùng đơn giản. Một khi nó đã trở thành thói quen, cả cha mẹ và con cái đều sẽ học được cách lắng nghe đối phương và có thể cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.

Dành nhiều thời gian chơi với trẻ

Điều này đòi hỏi ba mẹ thật kiên nhẫn và dành thời gian ở bên cạnh chơi với con, từ đó giúp con tin tưởng, thân thiết với ba mẹ hơn. Ba mẹ có thể tham khảo một số trò chơi dưới đây cùng con, không chỉ giúp con vui vẻ mà còn có thể giúp con tăng khả năng tư duy, phát triển trí não hơn 

  • Đóng giả nhân vật truyện
  • Cho trẻ nghe nhạc
  • Đọc sách
  • Giải câu đố 

làm bạn với con nhỏ

Lắng nghe con 

Một cách khác để hình thành thói quen chính là việc bạn cần phải biết lắng nghe trẻ nói. Có những lúc hãy để chúng có thể làm chủ câu chuyện của mình. Hãy ngừng đặt ra những câu hỏi và thay vào đó là những lời góp ý. Những hoạt động như thế này sẽ giúp gia đình trở nên gắn bó hơn và giúp cho những đứa trẻ có đủ tự tin để đến với bạn và nói cho bạn tất cả mọi điều có thể, từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống thường ngày cho đến những tình huống khiến chúng lo lắng. 

Luôn có những bữa cơm gia đình

Tưởng chừng như rất nhỏ nhưng bữa cơm gia đình lại là sợi dây gắn kết gia đình. Những bữa cơm là lúc mà mọi người có thể chia sẻ những câu chuyện, những vấn đề trong suốt một ngày dài. Nên dù bận thế nào đi nữa thì gia đình bạn cần có ít nhất một bữa ăn cùng nhau. Trong bữa ăn, bố mẹ cũng nên chủ động khơi gợi cho con nói nhiều hơn.

Tổng kết

Ba mẹ hãy tập cho mình thói quen cảm ơn khi con làm bất cứ việc gì cho chúng ta dù chỉ là đưa cho chúng ta một món đồ. Việc nói với con lời cảm ơn sẽ khiến con cảm thấy bản thân cũng như những việc làm của mình được tôn trọng. Ngoài ra, việc ôm hôn sẽ giúp thể hiện tình cảm giữa bố mẹ và con. Một việc tưởng chừng như nhỏ bé đó cũng chính là những dấu ấn quan trong xây dựng nên tiềm thức về cuộc sống của trẻ, Hãy tạo cho trẻ với những tiềm thức đẹp nhất về tình yêu thương.

Đăng bởi: Dương Thanh Hoa

Dương Thanh Hoa Dương Thanh Hoa

Bài viết liên quan

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết

06/07/2023

799

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết
Tình trạng béo phì của trẻ em ngày nay ngày càng gia tăng, việc ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm lối sống tĩnh tại, ít...

Đọc tiếp

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 

06/07/2023

901

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 
Các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan đã phát triển một công cụ để đo lường mức độ nghiện màn hình của trẻ từ 4 tới 11...

Đọc tiếp

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè

06/07/2023

913

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè
Phụ huynh đưa con đi bơi, du lịch vùng biển, sông, hồ, cần lưu ý cách phòng tránh tai nạn đuối nước.Trẻ em đuối nước do ...

Đọc tiếp

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện

06/07/2023

806

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện
Bé rất thích được chơi cùng bố mẹ, vì điều này sẽ tạo nên nhiều cảm xúc đặc biệt vời bé. Do đó các bậc cha mẹ đã được ch...

Đọc tiếp

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ

06/07/2023

775

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ
Mặc dù nhu cầu giấc ngủ trẻ sơ sinh thường khác nhau, nhưng nếu biết cách áp dụng bí quyết làm sao để bé ngủ ngon, con b...

Đọc tiếp

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 

06/07/2023

928

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 
Không phải tất cả mọi trẻ đều biết cách kết bạn. Một số trẻ phải học hỏi kỹ năng kết bạn giống như học nói, học đi. Và t...

Đọc tiếp

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?

06/07/2023

803

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?
Da của trẻ nhỏ hết sức mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, việc giữ cho da của trẻ luôn mịn màng, khỏe mạnh, đặc biệt...

Đọc tiếp

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý

06/07/2023

774

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là một trong các rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, được biểu hiện bằng những hành vi hiếu độ...

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>