Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

30+ trò chơi team building cho trẻ em trí tuệ, hoạt náo, an toàn

Đăng vào 12/07/2025 - 10:31:23

29

Mục lục

Xem thêm

30+ trò chơi team building cho trẻ em trí tuệ, hoạt náo, an toàn

Trong những năm gần đây, các hoạt động ngoài trời ngày càng được quan tâm trong giáo dục trẻ nhỏ, đặc biệt là trò chơi team building cho trẻ em. Không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái, các trò chơi này còn giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, tinh thần hợp tác và khả năng giải quyết vấn đề. Đây là hình thức học tập thông qua trải nghiệm vô cùng hiệu quả, phù hợp trong trường học, trại hè hay các buổi sinh hoạt tập thể.

30+ trò chơi team building cho trẻ em trí tuệ, hoạt náo, an toàn
30+ trò chơi team building cho trẻ em trí tuệ, hoạt náo, an toàn

Lợi ích tuyệt vời của trò chơi team building cho trẻ em

Giúp trẻ tự tin giao tiếp và thể hiện bản thân

Trò chơi team building cho trẻ em là cơ hội tuyệt vời để các bé rèn luyện khả năng giao tiếp và thể hiện bản thân. Thông qua quá trình tương tác với bạn bè và người lớn trong các hoạt động nhóm, trẻ học cách trò chuyện, trao đổi ý kiến và bày tỏ suy nghĩ một cách tự tin. Những trải nghiệm này giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, mạnh dạn chia sẻ quan điểm cá nhân và hòa nhập tốt hơn với môi trường xung quanh.

Lợi ích tuyệt vời của trò chơi team building cho trẻ em
Lợi ích tuyệt vời của trò chơi team building cho trẻ em

Thúc đẩy trẻ vận động và tăng cường sức khỏe

Trong thời đại công nghệ, nhiều trẻ em có xu hướng “dán mắt” vào điện thoại, máy tính bảng thay vì vận động ngoài trời. Trò chơi teambuilding mang đến cho trẻ cơ hội rời xa màn hình, hòa mình vào thiên nhiên, vận động thể chất thông qua các hoạt động chạy nhảy, phối hợp nhóm, từ đó nâng cao sức đề kháng và phát triển toàn diện.

Phát triển kỹ năng làm việc nhóm từ sớm

Một trong những giá trị cốt lõi của trò chơi teambuilding là xây dựng tinh thần đồng đội. Trẻ được trải nghiệm cảm giác phối hợp cùng các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ, học cách lắng nghe, giúp đỡ lẫn nhau và tôn trọng ý kiến của người khác. Kỹ năng làm việc nhóm này sẽ là nền tảng vững chắc cho quá trình học tập và trưởng thành sau này.

Phát triển kỹ năng làm việc nhóm từ sớm
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm từ sớm

Hình thành tính tự lập và khả năng ra quyết định

Nhiều trò chơi team building cho trẻ em được thiết kế để khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định và đảm nhận vai trò cụ thể trong nhóm. Qua đó, trẻ phát triển tinh thần tự chủ, trở nên mạnh dạn hơn trước thử thách và học cách chịu trách nhiệm với hành động của mình. Những kỹ năng này rất cần thiết cho sự trưởng thành và phát triển toàn diện của trẻ.

Gắn kết với thiên nhiên, hình thành tình yêu môi trường

Hầu hết các chương trình teambuilding thường được tổ chức ở các khu vực ngoài trời như công viên, khu sinh thái hay bãi cỏ rộng. Đây là dịp để trẻ được hít thở không khí trong lành, quan sát cây cỏ, côn trùng, tận hưởng thiên nhiên tươi đẹp. Từ đó, trẻ dần hình thành tình yêu với môi trường sống và biết trân trọng những giá trị tự nhiên quanh mình.

Mở rộng mối quan hệ xã hội, kết nối bạn bè

Tham gia các trò chơi team building cho trẻ em là dịp để trẻ mở rộng mối quan hệ, kết nối với nhiều bạn mới và học cách hòa nhập trong môi trường tập thể. Khi cùng nhau vượt qua thử thách, trẻ không chỉ xây dựng được tình bạn bền chặt mà còn phát triển kỹ năng ứng xử, thích nghi tốt hơn trong các tình huống xã hội thường ngày.

Tạo nên những kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ

Trò chơi teambuilding không chỉ đơn thuần là hoạt động giải trí mà còn là những trải nghiệm sống động giúp trẻ rèn luyện bản thân. Cảm giác cùng bạn bè vượt qua chướng ngại vật, cùng cười, cùng vấp ngã rồi lại cùng đứng dậy sẽ để lại trong lòng trẻ những ký ức tuổi thơ khó quên.

Trò chơi team building cho trẻ em giúp trẻ phát triển toàn diện

Trò chơi team building cho trẻ em giúp trẻ phát triển toàn diện
Trò chơi team building cho trẻ em giúp trẻ phát triển toàn diện

Những trò chơi team building cho trẻ em không chỉ hỗ trợ phát triển thể chất mà còn góp phần rèn luyện kỹ năng sống, tinh thần đồng đội và tư duy linh hoạt. Dưới đây là 21 trò chơi hấp dẫn, dễ tổ chức và đặc biệt phù hợp với trẻ ở độ tuổi mầm non và tiểu học mà phụ huynh có thể tham khảo để tổ chức cho con em mình.

Trí nhớ siêu phàm

Trí nhớ siêu phàm
Trí nhớ siêu phàm

Dụng cụ: Khoảng 10–20 món đồ quen thuộc như gối, búp bê, bánh snack, nước ngọt, kẹo, băng đô, thìa,… cùng một tấm vải lớn, giấy và bút. 
Cách chơi: Các món đồ được bày ra bàn và phủ khăn kín lại. Mỗi đội được quan sát trong 30 giây, sau đó ghi ra những vật mà mình nhớ được. Đội nào liệt kê đúng nhiều nhất sẽ thắng.

Truyền tin qua tai nghe

Truyền tin qua tai nghe
Truyền tin qua tai nghe

Dụng cụ: Tai nghe và máy nghe nhạc. 
Cách chơi: Mỗi đội chọn 5 bạn. Người đầu tiên không đeo tai nghe sẽ nghe thử thách và truyền thông điệp bằng miệng cho người kế tiếp – những người còn lại đeo tai nghe bật nhạc. Đội nào truyền đúng nhiều thông tin nhất trong 5 phút sẽ chiến thắng.

Thực thần bịt mắt

Dụng cụ: Sữa chua, thìa, khăn bịt mắt, áo mưa. 
Cách chơi: Hai bạn một đội – một bạn đút, một bạn ăn sữa chua trong tình trạng bịt mắt. Các bạn khác trong đội được phép hướng dẫn bằng lời. Đội nào ăn hết nhanh hơn là đội thắng.

Đoán nhân vật hoạt hình

Đoán nhân vật hoạt hình
Đoán nhân vật hoạt hình

Dụng cụ: Trang phục hóa trang và mặt nạ. 
Cách chơi: Người lớn hóa trang thành các nhân vật hoạt hình nổi tiếng. Các bé sẽ đoán xem đó là ai. Trò chơi vừa vui vừa kích thích trí tưởng tượng của trẻ.

Thử thách chiếc mũi

Dụng cụ: Các loại trái cây, món ăn quen thuộc và khăn bịt mắt. 
Cách chơi: Trẻ bịt mắt và ngửi mùi để đoán xem đó là món gì. Đội nào đoán đúng nhiều hơn sẽ thắng.

Tay ai tài giỏi

Dụng cụ: Hộp có mặt giấy mờ, đồ vật bất kỳ. 
Cách chơi: Trẻ không được nhìn vào hộp mà chỉ được sờ để đoán tên vật bên trong. Đội nào đoán đúng nhiều hơn sẽ giành phần thưởng.

Kéo co đoàn kết

Kéo co đoàn kết
Kéo co đoàn kết

Dụng cụ: Dây thừng, găng tay. 
Cách chơi: Hai đội đứng ở hai đầu dây, cố gắng kéo đội kia qua vạch ranh giới để giành chiến thắng.

Rồng rắn lên mây

Cách chơi: Mỗi đội xếp thành hàng dọc, tay đặt lên eo người trước. Khi có hiệu lệnh, người đầu tìm cách bắt người cuối của đội đối phương. Đội nào bị “đứt đuôi” sẽ thua.

Phá bóng nhanh tay

Dụng cụ: Bóng bay. 
Cách chơi: Các thành viên chạy đến đích phối hợp cùng đội trưởng để làm vỡ bóng. Trong 5 phút, đội phá được nhiều bóng nhất sẽ thắng.

Thổi bóng về đích

Thổi bóng về đích
Thổi bóng về đích

Dụng cụ: Bóng bay, rổ. 
Cách chơi: Mỗi đội cử một bạn thổi bóng (bằng miệng hoặc dầu thổi) vào rổ tại đích. Ai hoàn thành nhanh hơn sẽ giành phần thưởng.

Đập bóng vào cốc

Dụng cụ: Bàn, bóng bàn, cốc nhựa. 
Cách chơi: Người chơi đập bóng lên bàn sao cho bóng bật vào cốc nhựa. Đội có nhiều bóng trúng cốc hơn sẽ chiến thắng.

Thắt khăn đỏ

Dụng cụ: Khăn quàng. 
Cách chơi: Hai hàng đối diện tiến lại gần nhau và thắt khăn đỏ cho bạn đối diện thật nhanh và đẹp. Đội nào hoàn thành nhanh và gọn nhất sẽ được điểm cao.

Dồn toa tàu

Cách chơi: Mỗi đội xếp thành hàng dọc cách nhau 1m. Hai “đầu tàu” ở đầu và cuối hàng tiến lại gần để nối các toa tàu thành một hàng liền mạch. Đội nào hoàn tất nhanh sẽ giành chiến thắng.

Vượt chướng ngại vật bịt mắt

Vượt chướng ngại vật bịt mắt
Vượt chướng ngại vật bịt mắt

Dụng cụ: Khăn bịt mắt, vật cản. 
Cách chơi: Đội trưởng dẫn đường cho cả đội di chuyển qua các vật cản. Đội nào về đích nhanh nhất mà không vấp vật cản sẽ chiến thắng.

Buộc dây thần tốc

Dụng cụ: Dây thừng nhỏ, thanh gỗ. 
Cách chơi: Từng thành viên nhảy lò cò đến vạch đích để buộc dây vào thanh gỗ. Sau đó quay lại đưa dây cho bạn kế tiếp. Đội hoàn thành sớm nhất là đội chiến thắng.

Miêu tả đồ vật bí mật

Cách chơi: Một bạn trong đội miêu tả đồ vật được chỉ định mà không nói tên. Các thành viên còn lại đoán trong 5 phút. Đội đoán đúng nhiều hơn sẽ thắng.

Nhảy bao bố đồng đội

Nhảy bao bố đồng đội
Nhảy bao bố đồng đội

Dụng cụ: Bao bố. 
Cách chơi: Hai bạn trong đội cùng nhảy bao bố đến vạch đích rồi quay về để cặp tiếp theo thi đấu. Đội nào thực hiện được nhiều lượt hơn trong 10 phút sẽ thắng.

Vua phá lưới

Dụng cụ: Bóng, khung thành. 
Cách chơi: Trẻ lần lượt sút bóng vào khung thành. Đội ghi nhiều bàn thắng nhất sẽ đăng quang “Vua phá lưới”.

Đại chiến Rùa – Thỏ

Dụng cụ: Rùa hơi hoặc thỏ hơi, khăn bịt mắt. 
Cách chơi: Mỗi đội chọn 5 bạn vào rùa/thỏ hơi, bịt mắt và nghe chỉ dẫn từ đội trưởng để vượt vật cản, lấy cờ và quay về. Đội lấy nhiều cờ nhất sẽ chiến thắng.

Ai lắp ghép nhanh hơn

Ai lắp ghép nhanh hơn
Ai lắp ghép nhanh hơn

Dụng cụ: 6 mảnh ghép, bảng trắng. 
Cách chơi: Mỗi bạn mang một miếng ghép chạy đến đích để hoàn thành bức tranh. Đội nào lắp đúng và nhanh hơn sẽ chiến thắng.

Ném phi tiêu

Dụng cụ: Phi tiêu, bảng ném. 
Cách chơi: Mỗi đội có 5 phi tiêu. Ai ném trúng đích nhiều hơn từ khoảng cách 2m sẽ được ghi điểm cao.

Các trò chơi team building cho trẻ em trên sân khấu 

Dưới ánh đèn sân khấu, những trò chơi team building cho trẻ em được thiết kế riêng cho lứa tuổi thiếu nhi không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái mà còn góp phần khơi dậy sự tự tin, tinh thần đồng đội và trí tưởng tượng sáng tạo. Sau đây là một số trò chơi thú vị, dễ tổ chức trong các chương trình tập thể, sự kiện dành cho trẻ em hoặc lễ hội sân khấu.

Các trò chơi team building cho trẻ em trên sân khấu 
Các trò chơi team building cho trẻ em trên sân khấu 

Siêu nhí hát vang

  • Chuẩn bị: Danh sách các bài hát thiếu nhi quen thuộc.
  • Cách chơi: 
    • Chia các bé thành hai đội.
    • MC đưa ra yêu cầu về thể loại bài hát như “bài hát về ông bà”, “bài hát về trường học”, “bài hát có từ 'mặt trời’”,...
    • Hai đội lần lượt hát theo yêu cầu.
    • Đội nào hát được nhiều bài đúng chủ đề nhất sẽ giành chiến thắng.

Chuyện ngược đời

  • Chuẩn bị: Một vài câu chuyện cổ tích mà các bé đã biết (như Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng Bạch Tuyết, Ba chú heo con…).
  • Cách chơi: 
    • MC kể lại một câu chuyện quen thuộc theo đúng trình tự.
    • Sau đó, các đội sẽ diễn lại câu chuyện đó theo cách "ngược đời" – mọi hành động và tình tiết phải đảo ngược so với nguyên bản.
    • Ví dụ: Cô bé quàng khăn đỏ không sợ sói mà chạy theo sói chơi, hay bà ngoại hóa thân thành siêu nhân,...
    • Đội có phần thể hiện sáng tạo, vui nhộn và thu hút khán giả nhất sẽ chiến thắng.

Ai nhanh hơn

  • Chuẩn bị: Ghế (ít hơn số người chơi 1 chiếc) và một bản nhạc sôi động.
  • Cách chơi: 
    • Xếp ghế thành vòng tròn giữa sân khấu.
    • Khi nhạc bật, người chơi đi vòng quanh ghế.
    • Khi nhạc dừng, các bé phải nhanh chóng ngồi vào ghế.
    • Ai không có ghế sẽ bị loại khỏi vòng chơi, đồng thời rút bớt một ghế ở mỗi lượt.
    • Trò chơi tiếp tục cho đến khi chỉ còn một bé cuối cùng trên sân khấu – người đó là người chiến thắng.

Tôi cần! Tôi cần!

  • Chuẩn bị: Khu vực chơi rộng rãi, đảm bảo an toàn để di chuyển nhanh.
  • Cách chơi: 
    • Chia các bé thành nhiều đội nhỏ bằng số lượng người chơi tương đương.
    • Quản trò hô: “Tôi cần! Tôi cần!”. Các đội sẽ đồng thanh đáp: “Cần gì? Cần gì?”.
    • Quản trò đưa ra yêu cầu tìm một vật cụ thể (có thể có sẵn xung quanh): “Tôi cần một chiếc tất màu đỏ!”, “Tôi cần một cây bút màu xanh!”...
    • Các đội phải tìm vật đúng yêu cầu và mang nhanh lên sân khấu.
    • Mỗi vật đúng sẽ được tính 1 điểm. Nếu nhiều đội mang cùng một vật, chỉ đội mang lên trước được tính điểm.
    • Kết thúc trò chơi, đội nào thu thập được nhiều đồ vật nhất theo yêu cầu sẽ chiến thắng.

Rơi sticker vui nhộn

  • Chuẩn bị: Giấy ghi chú (loại dán), có thể viết thêm hình vẽ ngộ nghĩnh để tăng phần thú vị.
  • Cách chơi: 
    • Các thành viên trong một đội sẽ xếp hàng ngang trên sân khấu.
    • Thành viên từ đội khác sẽ dán giấy lên người các bé đang thi.
    • Khi có hiệu lệnh, người chơi phải di chuyển cơ thể sao cho làm rơi giấy xuống sàn mà không dùng tay.
    • Trò chơi kết thúc sau một khoảng thời gian cố định.
    • Đội nào làm rơi được nhiều giấy nhất sẽ giành chiến thắng.
    • Lưu ý: Nếu ai dùng tay để gỡ giấy sẽ bị loại hoặc không tính điểm.

Trò chơi hoạt náo vui nhộn cho trẻ em khi tham gia team building

Những trò chơi team building cho trẻ em dạng hoạt náo thường không đòi hỏi nhiều đạo cụ, dễ dàng tổ chức và luôn tạo ra bầu không khí sôi động, hào hứng. Thông qua các trò chơi này, trẻ được rèn luyện khả năng phản xạ nhanh, kỹ năng quan sát và sự phối hợp linh hoạt với bạn bè. Dưới đây là một số trò chơi đơn giản nhưng vô cùng lôi cuốn mà bạn có thể áp dụng.

Trò chơi hoạt náo vui nhộn cho trẻ em khi tham gia team building
Trò chơi hoạt náo vui nhộn cho trẻ em khi tham gia team building

Thụt thò

  • Chuẩn bị: Không cần đạo cụ.
  • Cách chơi: 

    • Trẻ đứng thành vòng tròn, quản trò đứng ở giữa làm mẫu.
    • Khi quản trò hô “Thụt!” – người chơi thu tay vào, hô “Thò!” – người chơi đưa tay ra phía trước.
    • Để tăng tính thử thách, quản trò có thể hô một kiểu nhưng làm động tác khác để đánh lừa các bé.
    • Ai làm sai sẽ bị loại khỏi vòng chơi.

Chú thỏ diệu kỳ

  • Chuẩn bị: Không cần đạo cụ.
  • Cách chơi:
    • Quản trò hô các cụm từ như “Con thỏ!” – tay làm tai thỏ, “Ăn cỏ!” – tay đưa lên miệng giả làm động tác nhai,...
    • Trẻ sẽ bắt chước động tác ngay sau mỗi khẩu lệnh.
    • Trò chơi càng hấp dẫn hơn khi quản trò tăng tốc dần nhịp hô và động tác, khiến người chơi dễ bị nhầm lẫn và bật cười.

Cao – thấp – dài – ngắn

  • Cách chơi:
    • Quản trò hô từng từ và minh họa bằng hành động: “Cao” – giơ tay lên, “Thấp” – hạ người xuống, “Dài” – dang hai tay sang hai bên, “Ngắn” – co tay lại.
    • Các bé phải bắt chước đúng động tác.
    • Sau vài lượt làm mẫu, trò chơi tăng dần tốc độ. Ai phản ứng sai hoặc chậm sẽ bị loại.
    • Quản trò nên giải thích kỹ trước khi chơi để đảm bảo bé nào cũng hiểu luật.

Bức tượng vui nhộn

  • Chuẩn bị: Nhạc sôi động.
  • Cách chơi:
    • Trẻ nhảy múa, di chuyển tự do theo nhạc.
    • Khi nhạc dừng đột ngột, tất cả phải đứng yên như tượng ở tư thế bất kỳ.
    • Ai còn cử động hoặc đổi tư thế sẽ bị loại khỏi vòng chơi.
    • Trò chơi tiếp tục cho đến khi còn lại một người chiến thắng.

Tai đây – mũi này

  • Cách chơi:
    • Tất cả đứng vòng tròn, ban đầu tay phải chạm mũi, tay trái chạm tai.
    • Khi quản trò hô “Tai đây – mũi này!”, mọi người phải đổi tay chạm ngược lại.
    • Trò chơi dần tăng tốc, quản trò có thể cố tình hô sai để đánh lừa.
    • Người nào làm sai hoặc phản ứng chậm sẽ bị loại. Đây là trò chơi giúp rèn luyện khả năng tập trung và phản xạ nhanh.

Nơm cá

  • Chuẩn bị: Một sợi dây dài hoặc dải vải để làm “nơm” và không gian rộng.
  • Cách chơi:
    • Hai người giữ hai đầu dây cao lên tạo thành vòng tròn – gọi là “nơm”.
    • Những người còn lại đóng vai “cá”, vừa đi quanh “nơm” vừa hát bài hát về biển.
    • Khi kết thúc bài hát hoặc có tín hiệu, “nơm” bất ngờ hạ xuống.
    • Những ai còn ở trong vòng dây sẽ bị “bắt cá”. Trò chơi lặp lại nhiều lượt để tăng phần thú vị.

Này bạn vui

  • Chuẩn bị: Bài hát “Này bạn vui”.
  • Cách chơi:
    • Tất cả đứng thành vòng tròn, cùng hát theo lời: 
      “Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (1, 2)...”
    • Ở mỗi lượt, thay động tác “vỗ tay” bằng các hành động khác như “dậm chân”, “xoay người”, “gật đầu”,...
    • Trẻ sẽ thực hiện đúng động tác theo lời bài hát, tạo ra bầu không khí vui nhộn và gần gũi.

Lời chào

  • Chuẩn bị: Không gian đủ rộng cho mọi người di chuyển.
  • Cách chơi:
    • Quản trò hướng dẫn các cách chào theo từng đối tượng: 
      – Bố mẹ: Chắp tay cúi đầu. 
      – Thầy cô: Đứng nghiêm cúi đầu nhẹ. 
      – Bạn bè: Vẫy tay thân thiện.
    • Khi quản trò hô “Chào bạn bè!”, người chơi phải làm đúng động tác.
    • Để tăng phần hấp dẫn, quản trò có thể hô một kiểu, làm một kiểu khác để đánh lừa các bé.

Ghế di động

  • Chuẩn bị: Khu vực rộng rãi và bằng phẳng.
  • Cách chơi:
    • Chia người chơi thành các đội, xếp hàng dọc.
    • Mỗi bé ngồi lên đùi người phía sau, tay đặt lên vai bạn trước.
    • Khi có hiệu lệnh, cả đội phải di chuyển về đích mà không làm rơi đội hình.
    • Nếu đội bị đứt khúc giữa chừng thì phải quay lại vạch xuất phát.
    • Đội về đích đầu tiên và duy trì được hàng ngũ là đội chiến thắng.

Những điều cần lưu ý khi tổ chức hoạt động team building cho trẻ em

Những điều cần lưu ý khi tổ chức hoạt động team building cho trẻ em
Những điều cần lưu ý khi tổ chức hoạt động team building cho trẻ em

Để tổ chức các trò chơi team building cho trẻ em hiệu quả, an toàn và mang lại niềm vui, người tổ chức cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Chọn địa điểm an toàn, phù hợp: Ưu tiên những nơi rộng rãi, bằng phẳng và tránh xa các khu vực nguy hiểm như hồ nước, cầu thang hay đường xe qua lại. Địa điểm nên thuận tiện cho việc di chuyển và phù hợp với loại hình trò chơi dự định tổ chức.
  • Sắp xếp thời gian hợp lý: Thời lượng chương trình cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh khiến trẻ mệt mỏi. Thời gian chơi lý tưởng thường kéo dài từ 60–90 phút, tùy theo độ tuổi. Nên tổ chức vào buổi sáng hoặc chiều mát để đảm bảo sức khỏe cho các bé.
  • Tôn trọng cảm xúc và mong muốn của trẻ: Phụ huynh và người hướng dẫn cần lắng nghe trẻ, tuyệt đối không ép buộc bé tham gia các trò chơi team building cho trẻ em nếu trẻ không cảm thấy thoải mái. Thay vào đó, nên khuyến khích nhẹ nhàng để trẻ chủ động tham gia một cách vui vẻ và tự nguyện.

Hy vọng qua bài viết này, ba mẹ và thầy cô đã có thêm nhiều ý tưởng thú vị về trò chơi team building cho trẻ em để áp dụng trong các hoạt động tập thể. Những trò chơi này không chỉ giúp trẻ vui chơi, vận động mà còn rèn luyện tinh thần đồng đội, sự sáng tạo và kỹ năng xã hội. Hãy cùng trẻ tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ thông qua những trải nghiệm bổ ích và tràn ngập tiếng cười!

Đăng bởi:

Mình là Phan Phú - Content Marketing có kinh nghiệm trong các lĩnh vực giáo dục, sức khỏe. Mình mong rằng các bài viết của mình sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Phan Phú

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách làm ô tô bằng chai nhựa chi tiết nhất

13/07/2025

51

Hướng dẫn cách làm ô tô bằng chai nhựa chi tiết nhất
Hướng dẫn chế tạo ô tô chạy bằng động cơ từ chai nhựa. Hướng dẫn làm xe ô tô đồ chơi từ chai nhựa và bóng bay. Cùng KiddiHub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

5 cách làm đồ chơi bằng gỗ cực sáng tạo dành cho trẻ

13/07/2025

57

5 cách làm đồ chơi bằng gỗ cực sáng tạo dành cho trẻ
Lợi ích của việc tự làm đồ chơi bằng gỗ cho bé. Các cách làm đồ chơi bằng gỗ cho bé đơn giản. Cùng KiddiHub tìm hiểu bạn nhé!

Đọc tiếp

Trò chơi liên hoàn cho trẻ mầm non thú vị nhất hiện nay

13/07/2025

48

Trò chơi liên hoàn cho trẻ mầm non thú vị nhất hiện nay
Trò chơi liên hoàn là gì? Lợi ích của trò chơi liên hoàn cho trẻ mầm non. Mẫu giáo án tổ chức trò chơi liên hoàn cho trẻ mầm non. Cùng KiddiHub tìm hiểu bạn nhé.

Đọc tiếp

30 trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi vui nhộn và hấp dẫn nhất

13/07/2025

62

30 trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi vui nhộn và hấp dẫn nhất
Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ từ 5 đến 6 tuổi. Lợi ích của trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi. Cùng KiddiHub tìm hiểu bạn nhé!

Đọc tiếp

15+ trò chơi thông minh cho bé phát triển trí tuệ

13/07/2025

48

15+ trò chơi thông minh cho bé phát triển trí tuệ
Thời điểm nào phù hợp để trẻ bắt đầu làm quen với trò chơi trí tuệ? Gợi ý các trò chơi thông minh cho bé. Cùng KiddiHub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

14 cách tự làm đồ chơi cho bé sơ sinh siêu đáng yêu tại nhà

13/07/2025

52

14 cách tự làm đồ chơi cho bé sơ sinh siêu đáng yêu tại nhà
Trẻ sơ sinh nên bắt đầu chơi đồ chơi từ mấy tháng tuổi? Gợi ý cho mẹ những cách tự làm đồ chơi cho bé sơ sinh. Cùng KiddiHub tìm hiểu bạn nhé!

Đọc tiếp

30+ trò chơi halloween cho trẻ em thú vị nhất năm 2025

13/07/2025

44

30+ trò chơi halloween cho trẻ em thú vị nhất năm 2025
Lợi ích của việc tổ chức trò chơi Halloween cho trẻ em. Tổng hợp các trò chơi Halloween cho trẻ em sáng tạo và hấp dẫn. Cùng KiddiHub tìm hiểu bạn nhé!

Đọc tiếp

Top 18 các trò chơi với bóng cho trẻ mầm non hấp dẫn nhất

13/07/2025

46

Top 18 các trò chơi với bóng cho trẻ mầm non hấp dẫn nhất
Lợi ích của các trò chơi với bóng cho trẻ mầm non. Tổng hợp các trò chơi với bóng cho trẻ mầm non hấp dẫn nhất. Cùng KiddiHub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp