Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Ngành sư phạm mầm non thi khối nào?

Đăng vào 08/03/2025 - 16:00:01

222

Mục lục

Xem thêm

Ngành sư phạm mầm non thi khối nào?

Ngành sư phạm mầm non đang trở thành lựa chọn hấp dẫn với nhiều bạn trẻ yêu thích trẻ em và đam mê nghề giáo. Tuy nhiên, câu hỏi “sư phạm mầm non thi khối nào” luôn là băn khoăn lớn của các thí sinh khi chuẩn bị cho kỳ thi đại học, cao đẳng. Việc nắm rõ các khối thi, môn thi và yêu cầu cụ thể không chỉ giúp cho các bạn định hướng ôn luyện hiệu quả mà còn mở ra một cửa mới tươi sáng hơn. Trong bài viết này, Kiddihub sẽ giải đáp chi tiết mọi thắc mắc liên quan, từ tổ hợp môn thi, điểm chuẩn, đến tố chất cần thiết để theo đuổi ngành học này. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Sư phạm mầm non thi khối nào? 

Sư phạm mầm non thi khối nào

Hiện nay, khối thi chủ yếu của ngành sư phạm mầm non đó là khối M. Khối này thường sẽ bao gồm các phần thi năng khiếu trong đó có Hát, Đọc diễn cảm, Kể chuyện, Hát - Múa.

Tùy theo quy định của từng trường, yêu cầu thi năng khiếu có thể khác nhau. Tuy nhiên, đa số các trường tuyển sinh ngành sư phạm mầm non theo khối M đều yêu cầu thí sinh thi Hát và Kể chuyện.

Đối với các tổ hợp xét tuyển khối M có môn Văn, Toán, Tiếng Anh, Khoa học Xã hội hoặc Khoa học Tự nhiên, điểm của những môn này sẽ được lấy từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia để xét tuyển.

Các thí sinh có thể tham khảo tổ hợp các môn thuộc khối M thông qua bảng sau:

M00

Ngữ văn, Toán, Đọc diễn cảm, Hát

M01

Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu

M02

Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2

M03

Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2

M04

Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát - Múa

M10

Toán, Tiếng Anh, NK1

M11

Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh

M13

Toán, Sinh học, Năng khiếu

M14

Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán

M15

Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh

M16

Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý

M17

Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử

M18

Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán

M19

Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh

M20

Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý

M21

Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử

M22

Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán

M23

Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Tiếng Anh

M24

Ngữ văn, Năng khiếu quay pãhim truyền hình, Vật lý

M25

Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Lịch sử

Điểm chuẩn ngành sư phạm mầm non là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Mầm non thay đổi theo từng năm và từng trường, tùy thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng thí sinh đăng ký và mức độ cạnh tranh. Thông thường, điểm xét tuyển sẽ dao động từ 15 - 27 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển và hệ số nhân của môn năng khiếu.

Điểm chuẩn ngành sư phạm mầm non là bao nhiêu

Mức điểm sàn theo Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức điểm sàn tối thiểu cho ngành Sư phạm Mầm non hệ đại học là 17 điểm (tổng điểm ba môn, không nhân hệ số). Đối với hệ cao đẳng, mức điểm sàn thường thấp hơn, khoảng 15 điểm. Tuy nhiên, các trường có quyền tự chủ trong việc quy định điểm chuẩn cao hơn, tùy vào chất lượng đào tạo và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển. Nếu môn năng khiếu được nhân hệ số 2, cách tính điểm tổng có thể khác nhau giữa các trường, vì vậy thí sinh cần tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký.

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Mầm non qua các năm

Trên thực tế, điểm chuẩn ngành Sư phạm Mầm non có sự chênh lệch đáng kể giữa các trường và các năm. Ví dụ, năm 2023:

  • Trường Đại học Sư phạm TP.HCM: Điểm chuẩn khối M00 lên tới 26,6 (đã nhân hệ số môn năng khiếu).
  • Trường Đại học Sài Gòn: Điểm chuẩn dao động trong khoảng 19-20 điểm.
  • Các trường cao đẳng như Cao đẳng Sư phạm Trung ương: Thường lấy từ 15-17 điểm.

Mức điểm trúng tuyển sẽ phụ thuộc vào uy tín của trường, phương thức xét tuyển và nhu cầu nhân lực tại từng địa phương.

Lời khuyên cho thí sinh

Để có chiến lược ôn luyện hiệu quả, thí sinh nên tham khảo điểm chuẩn các năm trước của trường mình dự định xét tuyển. Điều này giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn và tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học mong muốn.

Những tố chất cần có để học ngành sư phạm mầm non

Những tố chất cần có để học ngành sư phạm mầm non

Dưới đây là những tố chất quan trọng để thành công trong nghề sư phạm mầm non:

Tình Yêu Trẻ Em Và Sự Kiên Nhẫn

Giáo viên mầm non cần có tình yêu thương trẻ và sự kiên nhẫn, vì trẻ dưới 6 tuổi thường hiếu động, chưa thể tự kiểm soát hành vi. Hàng ngày, bạn sẽ đối mặt với những tình huống như dỗ trẻ khóc, hướng dẫn trẻ ăn uống, xử lý các tình huống bất ngờ. Nếu bạn dễ mất bình tĩnh hoặc không thích chăm sóc trẻ nhỏ, đây có thể không phải là ngành phù hợp. Tình yêu trẻ chính là động lực giúp bạn vượt qua những thử thách trong nghề.

Kỹ Năng Năng Khiếu Và Sự Sáng Tạo

Hát, múa, kể chuyện không chỉ là yêu cầu trong quá trình tuyển sinh mà còn là công cụ giúp giáo viên thu hút sự chú ý của trẻ. Bên cạnh đó, sự sáng tạo trong thiết kế trò chơi, phương pháp giảng dạy, tổ chức hoạt động ngoại khóa sẽ giúp trẻ học tập hiệu quả hơn. Ví dụ, bạn có thể sáng tác một bài hát ngắn về động vật để trẻ dễ dàng nhận biết và ghi nhớ.

Để thành công, hãy trau dồi kỹ năng năng khiếu và phát triển tư duy sáng tạo ngay từ khi còn học phổ thông, sẵn sàng cho hành trình trở thành một giáo viên mầm non chuyên nghiệp.

Cơ hội việc làm sau khi học sư phạm mầm non

Cơ hội việc làm sau khi học sư phạm mầm non

Làm Việc Tại Các Trường Mầm Non

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể trở thành giáo viên tại các trường mầm non công lập, tư thục hoặc quốc tế. Mức lương khởi điểm thường dao động từ 6 - 10 triệu đồng/tháng đối với trường công lập và có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng tại các trường quốc tế nếu bạn thành thạo tiếng Anh. Ngoài sự ổn định, công việc này mang lại niềm vui khi được chứng kiến sự phát triển của trẻ nhỏ mỗi ngày.

Những Lựa Chọn Nghề Nghiệp Khác

Bên cạnh giảng dạy, bạn có thể làm việc tại trung tâm giáo dục sớm, viện nghiên cứu về trẻ em hoặc tham gia biên soạn tài liệu giáo dục mầm non. Nếu có kinh nghiệm và điều kiện tài chính, mở lớp mầm non tư thục tại nhà cũng là hướng đi tiềm năng, đặc biệt ở những khu vực có nhu cầu cao về giáo dục trẻ nhỏ. Sự đa dạng trong nghề giúp bạn linh hoạt lựa chọn con đường phù hợp với bản thân và phát triển sự nghiệp lâu dài.

Giáo viên mầm non có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp?

Giáo viên mầm non có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp

Hiện nay, chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non được chia thành ba hạng theo quy định, bao gồm:

  • Giáo viên mầm non hạng III – Mã số: V.07.02.26
  • Giáo viên mầm non hạng II – Mã số: V.07.02.25
  • Giáo viên mầm non hạng I – Mã số: V.07.02.24

Mỗi hạng sẽ có những yêu cầu cụ thể về trình độ, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, ảnh hưởng đến lộ trình thăng tiến trong nghề.

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT như sau:

Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm:

1. Giáo viên mầm non hạng III - Mã số V.07.02.26;

2. Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25;

3. Giáo viên mầm non hạng I - Mã số V.07.02.24.

Nhiệm vụ của giáo viên mầm non theo từng hạng thế nào?

Nhiệm vụ của giáo viên mầm non theo từng hạng thế nào

Theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT), nhiệm vụ của giáo viên mầm non được phân theo từng hạng như sau:

Giáo viên mầm non hạng III – Mã số V.07.02.26

  • Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo kế hoạch của nhà trường và tổ chuyên môn. Chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục tại nhóm, lớp phụ trách theo Chương trình giáo dục mầm non.
  • Hỗ trợ giáo dục hòa nhập và đảm bảo quyền trẻ em.
  • Rèn luyện sức khỏe, tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, tự học nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ.
  • Phối hợp với phụ huynh và cộng đồng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
  • Chấp hành quy định của pháp luật, ngành giáo dục, nhà trường và địa phương.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của hiệu trưởng.

Giáo viên mầm non hạng II – Mã số V.07.02.25

Ngoài các nhiệm vụ của giáo viên hạng III, giáo viên hạng II còn phải:

  • Tham gia giảng dạy minh họa, làm báo cáo viên tại các lớp bồi dưỡng giáo viên từ cấp trường trở lên. Hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình giáo dục.
  • Đề xuất nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề tại tổ chuyên môn.
  • ban giám khảo tại các hội thi chuyên môn từ cấp trường trở lên.
  • Tham gia các hoạt động chuyên môn khác như: hội đồng tự đánh giá, đoàn đánh giá ngoài, kiểm tra chuyên môn, hướng dẫn và đánh giá thực tập sư phạm (nếu có).

Giáo viên mầm non hạng I – Mã số V.07.02.24

Ngoài các nhiệm vụ của giáo viên hạng II, giáo viên hạng I cần đảm nhận thêm:

  • Biên tập, biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên từ cấp huyện trở lên.
  • Tham gia bồi dưỡng, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên từ cấp trường trở lên.
  • Là ban giám khảo các hội thi cấp huyện trở lên.
  • Tham gia hội đồng tự đánh giá, đoàn đánh giá ngoài, kiểm tra chuyên môn từ cấp huyện trở lên.

 

Hy vọng, qua bài viết này bạn đã có được câu trả lời rõ ràng hơn cho câu hỏi “sư phạm mầm non thi khối nào”, cùng với thông tin chi tiết về môn thi, điểm chuẩn, tố chất và cơ hội nghề nghiệp. Để thành công, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng cả kiến thức văn hóa lẫn kỹ năng năng khiếu, đồng thời chọn trường phù hợp với năng lực bản thân. Ngành sư phạm mầm non không chỉ là một nghề nghiệp mà còn là hành trình mang lại giá trị cho xã hội. Nếu bạn còn gặp thắc mắc gì, hãy liên hệ Kiddihub thông qua số Hotline 087.917.1331 để được hỗ trơ tận tình nhé!

Đăng bởi:

Nguyễn Thùy Linh

Bài viết liên quan

Trại hè là gì? Mô hình trại hè nào phù hợp nhất với trẻ?

25/04/2025

52

Trại hè là gì? Mô hình trại hè nào phù hợp nhất với trẻ?
Trại hè là gì? Các mô hình trại hè phổ biến: Trại hè tiếng Anh, trại hè quân đội, trại hè công nghệ, trại hè thể thao, trại hè nghệ thuật, trại hè kỹ năng sống

Đọc tiếp

Trại hè quân đội, học kỳ quân đội 2025: Thông tin đầy đủ từ A-Z phụ huynh cần biết

23/04/2025

227

Trại hè quân đội, học kỳ quân đội 2025: Thông tin đầy đủ từ A-Z phụ huynh cần biết
Trại hè quân đội là gì, học phí bao nhiêu, có nên cho trẻ tham gia? Khám phá toàn bộ sự thật về học kỳ quân đội: nội dung đào tạo, lợi ích, rủi ro và nơi học uy tín

Đọc tiếp

Hoạt động hè cho trẻ mầm non: Hành trang lý tưởng cho một mùa hè bổ ích và trọn vẹn

22/04/2025

94

Hoạt động hè cho trẻ mầm non: Hành trang lý tưởng cho một mùa hè bổ ích và trọn vẹn
Khám phá hoạt động hè cho trẻ mầm non giúp bé phát triển toàn diện, vui chơi sáng tạo và rèn luyện kỹ năng sống. Gợi ý chi tiết từ KiddiHub

Đọc tiếp

Cách tính lương giáo viên mầm non mới nhất từ 01/7/2024

19/04/2025

145

Cách tính lương giáo viên mầm non mới nhất từ 01/7/2024
Cách tính lương giáo viên mầm non đối với viên chức, giáo viên hợp đồng. Trường hợp được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non? Cùng tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết

12/04/2025

202

10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết
10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết. Những câu hỏi thường gặp giúp phụ huynh nuôi dạy con đúng cách

Đọc tiếp

Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì"

12/04/2025

190

Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì"
Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì". Phân tích và giải thích câu tục ngữ "Con dại cái mang" (5 Mẫu). Hãy cùng Kđihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có

12/04/2025

157

15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có
15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có. Nuôi con theo dư luận – Cha mẹ dễ đánh mất chính mình. Hãy cùng Kiddihu tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết

12/04/2025

148

Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết
Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết. Những sai lầm phổ biến trong việc nuôi dạy con theo khoa học. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp