Đăng vào 27/07/2023 - 14:31:11
949
Mục lục
Xem thêm
Ho khan hay ho có đờm đều là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các vật làm cản trở đường thở. Vậy cách phân biệt ho ...
Ho khan hay ho có đờm đều là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các vật làm cản trở đường thở. Vậy cách phân biệt ho khan và ho có đờm ở trẻ như thế nào thì tiếp tục theo dõi ở bài viết dưới nhé.
Có nhiều cách phân loại tình trạng ho như ho cấp tính, ho mãn tính hay ho khan, ho có đờm. Mọi người đều cần trang bị các thông tin về các loại ho thường gặp, biết cách phân biệt và nhận biết dấu hiệu để có hướng điều trị kịp thời.
Bảo mẫu có thể tham khảo: Làm sao để trẻ 1 đến 2 tuổi hết biếng ăn?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra triệu chứng ho là do nhiễm trùng đường hô hấp, có thể do virus hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân hen phế quản cũng có cả hai triệu chứng ho khan và ho có đờm. Tuy nhiên, ho có đờm thường phổ biến hơn.
Hen phế quản: Ho khan hoặc có đờm nhầy trong
Viêm đường hô hấp do virus: Ho khan hoặc có đờm trong
Viêm đường hô hấp do vi khuẩn: Ho khan hoặc có đờm đục trắng, vàng, xanh
Viêm phổi do trực khuẩn lao: Ho khan hoặc có đờm vàng nâu, có thể lẫn máu
Virus và vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho
Ngoài nhiễm trùng đường hô hấp, một số nguyên nhân khác cũng gây ho, gồm:
Do hít phải dị vật đường hô hấp: gây ho khan
Do trào ngược dạ dày thực quản: gây ho có đờm
Do dị ứng: ho khan, có thể ho có đờm
Do thuốc: sau khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, điển hình là các thuốc ức chế men chuyển như captopril, enalapril, lisinopril…
Do suy tim kèm sung huyết phổi: gây ho khan
Do ung thư phổi: gây ho khan, ho có đờm, ho ra máu
Nhìn chung, bất kỳ triệu chứng ho khan do nguyên nhân gì, nếu kéo dài mà không được điều trị, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn gây ra ho có đờm sau đó.
Ho khan là trạng thái ho không kèm theo đờm, dịch nhầy kéo dài. Do người bị ho khan không tống ra được đờm nên lúc này càng cảm thấy ngứa cổ họng. Điều này khiến cho cơn ho không kiểm soát được và có xu hướng kéo dài. Ho khan thường kèm theo một số triệu chứng như đau họng, mất tiếng, sưng họng,...
Ho khan tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra những khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu không điều trị ho khan kịp thời khiến cơn ho kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm thanh quản hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư vòm họng.
Ho có đờm là khi dịch nhầy từ mũi hoặc xoang đọng lại ở cổ họng và có thể đi vào phổi. Đờm là chất tiết ra từ xoang trán, phế nang, hốc mũi, khí phế quản. Do đó, việc xuất hiện ho có đờm là hệ quả của nhiều bệnh lý về hệ hô hấp như: Thanh quản, khí quản, viêm phổi, nhồi máu phổi, giãn phế quản,… Và đờm cũng chia thành nhiều loại như đờm nhầy, đờm có máu, đờm có mủ, đờm có bã đậu (lao phổi).
Ho có đờm kéo dài dưới 3 tuần được gọi là cấp tính và kéo dài hơn 8 tuần thì gọi là mãn tính đối với người lớn, còn trẻ nhỏ thì trên 4 tuần đã được gọi là ho có đờm mãn tính. Có thể dựa vào thời gian bắt đầu ho để xác định tình trạng hiện tại của bệnh.
Bảo mẫu có thể tham khảo: “10 quy tắc bảo vệ an toàn cho trẻ em tại nhà bảo mẫu nào cũng nên biết”
Nguyên nhân chính của bệnh này là do cảm lạnh, nhiễm virus, vi khuẩn, dị ứng với các yếu tố ngoài nguyên môi trường như bụi bẩn, lông động vật,... thời tiết hanh khô cũng sẽ ảnh hưởng đến cổ họng và đường hô hấp của con người.
Nguyên nhân chính gây ho có đờm là do viêm nhiễm, nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến kích thích hệ hô hấp, mẫn cảm và tiết ra nhiều đờm.
Để xác định nguyên nhân chính xác của ho có đờm và ho khan thì tốt nhất bạn nên đến các trung tâm chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán cụ thể, rồi từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.
Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để ngăn không cho đường thở của bé bị khô hoặc các sản phẩm thảo dược để làm dịu cơn đau họng. Nếu tình trạng đau họng kéo dài hơn 3 tuần, hãy đưa trẻ đi khám. Bên cạnh đó bạn có thể dùng nước muối để rửa mũi cho trẻ. Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc trị ho nào cho trẻ dưới 2 tuổi. Điều quan trọng nhất là phòng bệnh, đặc biệt là trong những ngày lạnh. Những trẻ thường xuyên bị ho có đờm, ho khan vào lúc chuyển mùa thì nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng, tập thích ứng với thời tiết khí hậu, sống trong môi trường sạch sẽ.
Bảo mẫu nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nước ấm. Tránh để trẻ ở trong môi trường khô và lạnh như phòng có điều hòa. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các yếu tố dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông động vật. Không cho trẻ ăn hoặc uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh gây kích thích vòm họng, giữ ấm vùng cổ và ngực. Ngoài ra bảo mẫu có thể áp dụng cách trị ho từ các bài thuốc dân gian.
Khi đã bắt đầu xuất hiện ho khan hoặc ho có đờm thì cần phải tìm cách làm giảm các triệu chứng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp hạn chế triệu chứng ho tiêu đờm cho trẻ và sản phẩm hay được lựa chọn cho con là các loại siro ho có nguồn gốc từ thảo dược. Vì siro ho thảo dược không chỉ giúp giảm triệu chứng ho mà một số thành phần nguồn gốc thảo dược có trong sản phẩm còn có khả năng “kháng sinh tự nhiên”, nâng cao sức đề kháng cho đường hô hấp.
Đảm bảo sống trong môi trường sạch sẽ, để phổi nhận được dưỡng khí đầy đủ, trong lành.
Giữ ấm vùng cổ vào sáng sớm và ban đêm hoặc những ngày nhiều gió, đặc biệt là lúc thời tiết hay thay đổi thất thường, giao mùa.
Vệ sinh vùng họng mỗi ngày bằng nước muối, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Không hút thuốc hay ngồi gần khu vực hút thuốc.
Tăng cường tập luyện thể thao nâng cao sức khoẻ.
Nguyên nhân, dấu hiệu phân biệt ho khan và ho có đờm ở trẻ 3Cần giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài vào những ngày trở lanh, nhiều gió
Với những thông tin bên trên chắc bảo mẫu đã có thể phân biệt ho khan và ho có đờm ở trẻ cũng như biết cách chữa trị và phòng ngừa thích hợp. Nếu tình trạng ho khan, ho có đờm ở trẻ kéo dài bảo mẫu nên liên hệ trực tiếp với phụ huynh đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp nhé.
Với những chia sẻ của chúng tôi trên đây, KiddiCare mong rằng những bảo mẫu đã ghi chép lại được những lưu ý riêng dành cho mình về “Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phân biệt ho khan và ho có đờm ở trẻ”
Hãy đăng ký trở thành giáo viên hoặc bảo mẫu của dịch vụ trông trẻ tại nhà KiddiCare để được đào tạo chuyên sâu và cùng KiddiCare xây dựng môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng tốt nhất cho các bé yêu! Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết và tham gia cùng KiddiCare trong hành trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ.
Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục KiddiHub
Địa chỉ: 158 Phố Hoàng Ngân, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0972171331
Đăng bởi: Dương Thanh Hoa
So sánh các trường chuyên cấp 3 ở Hà Nội nổi tiếng về chất lượng học
So sánh nhanh: Mầm non Kids Garden và Green Pearl - Trường nào nổi bật hơn?
Top 5 trường mầm non dành cho bé 6 tháng tuổi ở Hà Nội uy tín
So sánh Sakura Montessori với IQ Hạ Long: Trường nào vượt trội hơn?
So sánh học phí top 5+ trường mầm non công lập được phụ huynh Cần Thơ lựa chọn nhiều nhất
Top 10+ trường THPT dân lập ở Hà Nội được phụ huynh tin tưởng nhất
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
02/08/2023
1038
Đọc tiếp
02/08/2023
1240
Đọc tiếp
02/08/2023
1406
Đọc tiếp
02/08/2023
1406
Đọc tiếp
02/08/2023
1306
Đọc tiếp
02/08/2023
1202
Đọc tiếp
01/08/2023
1174
Đọc tiếp
01/08/2023
1385
Đọc tiếp