Tìm kiếm bài viết

10 quy tắc bảo vệ an toàn cho trẻ em tại nhà bảo mẫu nào cũng nên biết

Đăng vào 25/07/2023 - 17:32:30

1061

Mục lục

Xem thêm

Dù được xem là một nơi an toàn, nhà vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thương tích cho trẻ nếu bảo mẫu xem nhẹ môi trư...

10 quy tắc bảo vệ an toàn cho trẻ em tại nhà bảo mẫu nào cũng nên biết

Dù được xem là một nơi an toàn, nhà vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thương tích cho trẻ nếu bảo mẫu xem nhẹ môi trường xung quanh và thiếu cảnh giác. Việc trang bị kiến thức để bảo vệ an toàn cho trẻ tại nhà là điều mà các bảo mẫu cần biết để tạo dựng một môi trường sống an toàn, cho trẻ sinh hoạt và vui chơi, phát triển toàn diện.

1. Tuyệt đối không để trẻ một mình gần nguồn nước.

Trẻ con rất thích chơi đùa với nước, lúc tắm hay bất kể lúc nào gặp nước chúng cũng xông xáo và thích thú. Đối với trẻ, tình trạng đuối nước rất dễ xảy ra do chúng chưa biết bơi cũng như chưa biết thở nước. Không chỉ là sông, suối ao hồ mà cả những nơi mực nưóc thấp như là bồn tắm, thùng nước, hồ chứa nước,.. vẫn có khả năng làm trẻ đuối nước.

10 quy tắc bảo vệ an toàn cho trẻ em tại nhà bảo mẫu nào cũng nên biết
Rất nguy hiểm nếu để trẻ một mình trong bồn tắm, gần xô nước, thùng nước,..mà không có người trông coi

 Dó đó, Các bảo mẫu cần lưu ý, dù đi nghe một cuộc điện thoại, lấy một món hàng,.. cũng không nên để trẻ tắm một mình. Dù chỉ một vài giây nhưng vẫn có những nguy cơ không may xảy ra nếu bạn để trẻ ở gần nguồn nước hoặc trong bồn tắm một mình.

2. Để các chất tẩy rửa tránh xa tầm tay trẻ em.

Để ngôi nhà và các vật dụng luôn sạch sẽ thoáng mát thì việc sử dụng hóa chất tẩy rửa, chất làm sạch như nước lau sàn, nước giặt, dung dịch vệ sinh giày,.. là rất cần thiết. Tuy nhiên, một số loại chất tẩy rửa có chứa các chất hóa học dễ gây kích ứng và độc hại cho da người, nhất là trẻ nhỏ.

Điều này rất nguy hiểm nếu trẻ hóa chất dính lên người hay trẻ nghịch ngợm nuốt phải. Vì vậy, cha mẹ phải giữ các chất tẩy rửa tránh xa tầm tay trẻ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, các hóa chất tẩy rửa nên để ở nơi cao ráo, tránh xa khu vực sinh hoạt của trẻ, không để trẻ có thể với tới.

3. Cất trữ cẩn thận những vật dụng nguy hiểm.

Những vật dụng nguy hiểm như bật lửa, dao, kéo,.. nên được cất giữ cẩn thận, không nên để lung tung vì trẻ có thể tìm đến và tưởng như đồ chơi của chúng dễ gây ra thương tích.

Hãy sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp nhất là các dụng cụ nhà bếp. Hãy đảm bảo rằng trẻ nhỏ không thể tùy tiện lấy được các vật sắc nhọn bằng cách cho vào tủ có cửa khóa hoặc để trên kệ cao hơn tầm tay của trẻ.

 4. Đảm bảo không gian ngủ thoải mái.

Không chỉ khi sinh hoạt vui chơi mà cả khi ngủ, vẫn có nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự an toàn cho trẻ nhà bạn. Ngạt thở là hiện tượng thường gặp và dễ gây tử vong ở trẻ sơ sinh vì nhiều lí do. Trong đó 60% nguyên nhân đến từ môi trường ngủ của chúng. Mũi và miệng trẻ dễ bị ngạt bởi những sợi lông nhẹ của gối hay lông và mùi của động vật,.. vì vậy việc chọn lựa các loại gối nằm, chăn bông cho trẻ cũng phải phù hợp.

10 quy tắc bảo vệ an toàn cho trẻ em tại nhà bảo mẫu nào cũng nên biết
Nên dùng những chiếc chăn bông mỏng, nhẹ và không xù lông.

Không đắp quá kín, tuyệt đối không đắp chăn qua đầu, nếu thời tiết quá lạnh thì nên dùng mũ len và mặc những bộ pijama cho trẻ sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Tránh đặt giường ngủ gần cửa, máy quạt, máy điều hòa,..

Tránh để quá nhiều đồ đạc, chăn gối gấu bông, quần áo gần trên giường trẻ.

Không cho trẻ mặc đồ quá dày hoặc quá mỏng khi ngủ.

Định kỳ giặt nệm tại nhà, giặt ruột gối và giặt gấu bông,... những vật dụng tiếp xúc thường xuyên với trẻ trên giường. 

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ

Ba mẹ có thể tham khảo: Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 tới 3 tuổi

5. Đảm bảo an toàn điện.

Nhà là nơi chúng ta sử dụng điện sinh hoạt thường xuyên với đủ loại thiết bị điện khác nhau trong nhà. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ, việc quan tâm nhất là phải đảm bảo an toàn điện. Hãy thực hiện nối đất các thiết bị điện, đảm bảo hệ thống đường dây điện gọn gàng, cao ráo và tránh nước.

Có những mẹo nhỏ sau:

Đậy kín ổ cắm điện bằng nút bịt ổ điện hay nắp đậy ổ điện chuyên dụng. Bạn có thể tìm mua loại thiết bị này ở trên mạng hoặc các cửa hàng thiết bị điện.

Loại bỏ những thiết bị hư hại, sửa chữa lắp đặt lại hệ thống dây điện cũ.

Trông chừng trẻ và không cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện

Dạy trẻ tránh xa dây điện, ổ cắm.

6. Không để trẻ tiếp xúc với những món đồ vụn vặt.

Trẻ con rất thích vui chơi, bò lăn trên sàn nhà. Những mảnh vỡ vụn vặt của thức ăn hay những món đồ chơi nhỏ sẽ trẻ làm tắc nghẽn, khó thở khi chẳng may chúng nuốt phải. Để đảm bảo an toàn cho trẻ bạn nên lưu ý.

 Không cho trẻ chơi những đồ chơi có nhiều chi tiết quá nhỏ.

Không nên trẻ tự ăn thức ăn dễ mắc nghẹn như cá còn xương, các loại hạt cứng,...

Không để trẻ ngậm đồ chơi hay vật dụng trong nhà.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nước lau sàn với công thức từ thiên nhiên, không chỉ giúp loại bỏ những vết bẩn trên sàn mà còn an toàn với trẻ nhỏ, giúp trẻ tự do vui chơi.

7. Lắp đặt hệ thống báo khói.

Một điều quan trọng nữa là phải tuân thủ quy định phòng cháy chữa cháy tại nhà. Khi đám cháy bùng phát, bạn chỉ có vài giây để thoát khỏi hơi nóng, khói và khí chết người. Theo Cơ quan Quản lý Cứu hỏa Hoa Kỳ thì 2/3 các vụ cháy nhà giết chết trẻ em dưới 5 tuổi xảy ra trong những ngôi nhà không có chuông báo cháy hoạt động .

8. Đảm bảo an toàn cửa sổ, cầu thang..

Cầu thang, cửa sổ là những nơi nhạy cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ an toàn của trẻ. Do chúng có một độ cao nhất định và cũng khá hấp dẫn với bọn trẻ bởi không gian sáng sủa và cấu trúc hài hòa.

Trẻ nhỏ rất thích leo trèo lên những bậc thang hay ngắm nhìn qua cửa sổ. Nếu không được rào chắn cẩn thận khi trẻ vui chơi dễ gây ra té ngã, nhào lộn, rất nguy hiểm.  Vì vậy, các cha mẹ nên chú ý rào chắn các khu vực cầu thang, cửa sổ chắc chắn và hạn chế cho trẻ vui chơi gần đó để đảm bảo an toàn cho chúng.

Ba mẹ có thể tham khảo: Làm sao để trẻ 1 đến 2 tuổi hết biếng ăn?

9. Giữ khoảng cách với thú cưng.

Trẻ nhỏ cũng rất yêu chuộng thú cưng, chúng thích vui đùa với những chú chó, chú mèo. Tuy nhiên trên người động vật luôn tiềm ẩn những vi khuẩn, mầm bệnh,.. dễ lây nhiễm sang người khi chúng ta ôm ấp, vuốt ve chúng. Chính vì vậy nếu nhà bạn có nuôi thú cưng, để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ cần lưu ý như sau:

10 quy tắc bảo vệ an toàn cho trẻ em tại nhà bảo mẫu nào cũng nên biết
Luôn quan sát khi trẻ chơi đùa với thú cưng để nhận ra biểu hiện lạ của thú cưng, nếu có

Thường xuyên tắm gội và khử mùi hôi chó mèo, giữ khoảng cách với thú cưng

10. Trang bị cho những tình huống khẩn cấp.

Bạn đã thực hiện những biện pháp an toàn chung nhất, việc còn lại là chuẩn bị cho những trường hợp không mong muốn.

Tìm hiểu và nắm được cách sơ cứu trẻ nhỏ khi bị ngạt nước, ngộ độc thực phẩm ở trẻ em,..

Trang bị kiến thức về sơ cứu người bị điện giật

Dán những số điện thoại khẩn cấp gần nơi đặt điện thoại như số của công an, số cứu hỏa, số của người thân trong gia đình,..

Dạy trẻ biết và nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại ba mẹ.

Bài viết trên là 10 nguyên tắc quan trọng nhất giúp bảo vệ tối đa an toàn cho trẻ. Hãy nhớ rằng, dù là ở nhà giáo viên/ bảo mẫu cũng không được lơ là khi chăm sóc trẻ nhỏ. 

Kết luận

Với những chia sẻ của chúng tôi trên đây, KiddiCare mong rằng những bảo mẫu đã ghi chép lại được những lưu ý riêng dành cho mình trong 10 quy tắc bảo vệ an toàn cho trẻ em tại nhà bảo mẫu nào cũng nên biết

Hãy đăng ký trở thành giáo viên hoặc bảo mẫu của dịch vụ trông trẻ tại nhà KiddiCare để được đào tạo chuyên sâu và cùng KiddiCare xây dựng môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng tốt nhất cho các bé yêu! Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết và tham gia cùng KiddiCare trong hành trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ. 

10 quy tắc bảo vệ an toàn cho trẻ em tại nhà bảo mẫu nào cũng nên biết

Tải App KiddiHub tại đây

Tìm hiểu thêm về dịch vụ 

Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục KiddiHub

Địa chỉ: 158 Phố Hoàng Ngân, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 0972171331

Đăng bởi: Dương Thanh Hoa

Dương Thanh Hoa Dương Thanh Hoa

Bài viết liên quan

Làm thế nào khi bé bị dị ứng thời tiết?

02/08/2023

1038

Làm thế nào khi bé bị dị ứng thời tiết?
Khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột trẻ nhỏ luôn là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh. Do làn da còn mỏng man...

Đọc tiếp

Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật 

02/08/2023

1240

Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật 
Dị vật tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong độ tuổi 6 tháng - 5 tuổi vì bản tính tò mò, hiếu đ...

Đọc tiếp

Cách dạy trẻ không nghe lời cực dễ

02/08/2023

1406

Cách dạy trẻ không nghe lời cực dễ
Tại sao con lại không nghe lời?Đầu tiên, trước khi học cách dạy con nghe lời thì bạn cần hiểu rõ tại sao tr...

Đọc tiếp

Cách dạy trẻ không nghe lời cực dễ

02/08/2023

1406

Cách dạy trẻ không nghe lời cực dễ
Tại sao con lại không nghe lời?Đầu tiên, trước khi học cách dạy con nghe lời thì bạn cần hiểu rõ tại sao tr...

Đọc tiếp

Làm cách nào để điều trị vết côn trùng cắn ở trẻ?

02/08/2023

1305

Làm cách nào để điều trị vết côn trùng cắn ở trẻ?
Vết muỗi cắn hoặc một số loại côn trùng đốt thường gây ngứa, có thể nhói hoặc sưng lên một chút. Bạn có thể ngăn trẻ bị ...

Đọc tiếp

Hành trang nuôi dạy trẻ ở độ tuổi 0-12 tháng tuổi cho bảo mẫu

02/08/2023

1202

Hành trang nuôi dạy trẻ ở độ tuổi 0-12 tháng tuổi cho bảo mẫu
Cách nuôi dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi bằng tình mẫu tử ấm áp giúp bé có quãng tuổi thơ êm đềm thông minh khỏe m...

Đọc tiếp

Những lời khuyên hữu ích để đối phó với tình trạng bé biếng ăn 

01/08/2023

1174

Những lời khuyên hữu ích để đối phó với tình trạng bé biếng ăn 
Thiếu hoặc mất cảm giác ngon miệng là dấu hiệu của chứng biếng ăn. Biếng ăn ở trẻ xảy ra khi trẻ chán ăn, không muốn ăn ...

Đọc tiếp

3 mốc thời gian phát triển cảm xúc quan trọng của trẻ 

01/08/2023

1385

3 mốc thời gian phát triển cảm xúc quan trọng của trẻ 
Những năm tháng đầu đời là thời điểm vàng cho sự phát triển cảm xúc của trẻ. Nếu chú ý quan sát, cha mẹ sẽ phát hiện ra ...

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • >
  • >>