Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 16/05/2023 - 16:00:49
402
Mục lục
Xem thêm
Vấp ngã là điều khó tránh khỏi, thông thường đến một nửa số trẻ bình thường đều tự ti khi giao tiếp hay gặp khó khăn trong cuộc sống, Chính vì vậy ba mẹ cần phải thật kiên nhẫn, an ủi động viên con để con tự tin hơn. Ba mẹ có thể tham khảo theo những phương pháp dưới đây
Tính di truyền không chỉ nằm ở mặt huyết thống, ngoại hình mà bao gồm cả tính cách. Các nghiên cứu đã chứng minh nếu cha/ mẹ thuộc tuýp người sống nội tâm, giao tiếp kém thì con cũng dễ bị ảnh hưởng bởi điều này. Ngoài ra nếu cha mẹ thường xuyên cãi nhau, có nhiều xung đột, bạo lực và luôn thể hiện trước mặt con cái thì cũng dễ khiến trẻ nhút nhát thiếu tự tin. Hay nói cách khác, cha mẹ cần phải là một tấm gương tốt để bé noi theo.
Thuở nhỏ cha mẹ luôn là thần tượng đầu tiên của bất cứ ai để bé học hỏi. Cha mẹ không cần phải hoàn hảo nhưng cần hướng con đến những điều tích cực, năng động. Hãy cố gắng hạn chế việc thể hiện những xung đột trước mặt con. Chẳng hạn khi thấy cha mẹ đọc sách hằng ngày thì bé cũng sẽ có hứng thú đọc sách hơn. Đọc sách không chỉ giúp bé có thêm kiến thức mà còn giúp rèn luyện khả năng tư duy, khả năng ngôn ngữ. Bất cứ cha mẹ nào cũng cần chú ý điều này để giúp bé tự tin, đặc biệt là từ những năm tháng đầu đời.
Bạn có thể hướng dẫn con những kỹ năng vượt qua các tình huống khó khăn nhưng chính trẻ phải là người tự giải quyết vấn đề. Bố mẹ chỉ nên là bạn đồng hành để trẻ có được sự tự do và chủ động phát triển. Việc bạn “nhúng tay” quá nhiều vào việc của trẻ nghĩa là bạn đang lấy đi cơ hội để con tự khẳng định khả năng của mình.
Cách để trẻ tự tin từ sớm chính là rèn luyện cho con sự độc lập trong mọi vấn đề, từ vấn đề tài chính, học tập đến việc ra những quyết định. Trước mọi vấn đề liên quan đến con, phụ huynh hãy tập cho mình thói quen hỏi ý kiến của con để bé thấy rằng phụ huynh luôn tin tưởng và tôn trọng ý kiến của mình. Chẳng hạn thay vì tự mua đồ cho bé mẹ có thể hỏi “con có thích cái này không”. Khi bé biết người khác tôn trọng mình thì ngược lại, con cũng tự có thói quen tôn trọng người khác.
Ở độ tuổi mẫu giáo, bé hoàn toàn có thể tự mình thực hiện các công việc như vệ sinh cá nhân, gấp quần áo, tự ăn uống.. Mỗi ngày cha mẹ có thể thêm cho con một vài thử thách phù hợp để rèn luyện thêm kỹ năng và sự độc lập, có thể chăm sóc bản thân ngay cả khi không có cha mẹ ở bên.
Với mọi vấn đề mà bé hỏi ý kiến cha mẹ, có thể hỏi con thích cái nào, bố mẹ luôn ủng hộ quyết định của con. Điều này giúp con có trách nhiệm với quyết định của mình hơn. Tuy nhiên bố mẹ cũng có thể tư vấn ý kiến để con hiểu rõ hơn về quyết định của bản thân và có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Hãy luôn nói cho con biết rằng, sự nỗ lực của con là đáng quý nhất, thất hay bại chỉ là chuyện nhỏ. Bởi tất bại là mẹ thành công, mặc dù con có thất bại nhưng cha mẹ vẫn luôn ủng hộ con. Đây chính là động lực lớn nhất để con tự tin cố gắng hơn mỗi ngày thay vì cứ mãi bảo bọc trong trong trong lớp vỏ mang tên “thành công”.
Ba mẹ hướng dẫn cho con cách thức để thực hiện một việc gì đó bằng hành động hoặc lời nói, thay vì làm thay trẻ. Việc này không chỉ giúp con bạn sớm thực hiện được điều mình muốn mà còn có thêm tự tin hoàn thành nhiều việc khác. Hơn thế nữa, con bạn cũng sẽ cảm nhận được bố mẹ luôn sẵn sàng bên cạnh.
Hãy chuẩn bị cho trẻ tâm thế: muốn làm được điều mình muốn sẽ không dễ dàng. Thay vì đợi đến lúc té đau, hãy giúp trẻ tìm hiểu rằng có thể việc đó không thành công ngay lần đầu nhưng sẽ có cách giúp con hạn chế thất bại (trong việc học đàn, hay tự xếp mô hình đồ chơi), thông qua đọc sách, đọc các chỉ dẫn, xem phim ảnh…
Bất kỳ ai cũng muốn được động viên. Đối với trẻ con, sự khích lệ của bố mẹ không chỉ tạo tâm lý tích cực mà còn là “tiếng nói nội tâm” để trẻ tự động viên mình, ngay cả khi đã trưởng thành. Hãy mách nhỏ cho trẻ câu “thần chú” để tự nhắc nhở mình không nản chí trong những tình huống khó khăn, như “Có khó khăn thì con mới phải cần cố gắng!”, “Nếu không thành công, thì hãy thử lại lần nữa và làm tốt hơn!”. Chẳng hạn, khi con bạn đánh sai nhịp một bài nhạc, trẻ có thể tự nhủ “mình làm được mà” để cảm thấy thoải mái tiếp tục cho đến khi đúng nhịp. Ngược lại, nếu nghe toàn những chỉ trích sẽ khiến trẻ tự trách mình và thất vọng hơn.
Khi làm được một điều khó hơn sức mình, trẻ sẽ cảm thấy như mình có thể làm được tất cả mọi thứ. Ví dụ như, bạn nghe trẻ reo vang “Con biết bắt ghế để bật công tắc đèn cho cả căn phòng” thì đừng tiếc lời động viên khen ngợi để con tự tin và có thể làm được những điều lớn hơn.
Việc bố mẹ quá bảo bọc con sẽ khiến trẻ thiếu tự tin do không học được cách tự giải quyết các vấn đề cá nhân. Giúp con rèn luyện sự tự tin đòi hỏi cha mẹ phải học cách cân bằng giữa sự bảo vệ con khi cần thiết và tạo ra không gian để con tự do quyết định.
Làm thế nào cho trẻ tự tin hơn trong giao tiếp thì rèn luyện thói quen biết lắng nghe cho con cũng là điều rất cần thiết. Bởi chỉ khi bạn nghe hết câu mới có thể đưa ra nhận định và phân tích chính xác. Một nửa câu nói không thể bao trùm hết ý nghĩa của một câu nói. Hơn hết, lắng nghe cũng là một phép lịch sự tối thiểu cần thiết trong giao tiếp mà bé cần phải học ngay từ sớm.
Để làm được điều này trước tiên chính cha mẹ cần là người biết lắng nghe con. Trong mỗi cuộc nói chuyện, hãy luôn kiên trì lắng nghe hết những gì con nói, sau đó mới giải thích cho bé. Nếu thấy bé nhanh nhảu cắt lời người khác, đặc biệt là người lớn hay tranh nhau “mách tội” của anh chị em với mẹ thì bạn cũng cần chấn chỉnh ngay.
Thực tế hiện nay cũng không ít trẻ thường có thói quen “chen lời” ,”nói leo” để thể hiện rằng bản thân mình biết việc đó, điều này cũng là một cách để bé thể hiện sự tự tin, nhưng điều này sẽ không hề tốt. Việc bé biết lắng nghe cũng thể hiện bé biết tôn trọng người khác, biết tính nhẫn nại và tất nhiên đây cũng đều là những tính cách rất cần thiết trong cuộc sống này.
Làm sao để trẻ tự tin hơn thì phụ huynh hãy luôn khuyến khích trẻ dám ước mơ, dám thực hiện để tiến gần hơn với nguyện vọng của mình. Con người ai cũng cần có một ước mơ bởi ước mơ giống như một chiếc kim chỉ nam giúp bạn bước đi đúng hướng và không ngừng tiến lên. Chỉ khi có mục tiêu bạn mới thực sự cố gắng, sử dụng hết công lực để chạm tay vào ước mơ. Và tất nhiên khi ước mơ trở thành hiện thực sẽ chính là phần thưởng để bé tự tin hơn gấp nhiều lần.
Tất nhiên trẻ nhỏ đôi khi có những ước mơ nghe có vẻ viển vông chẳng hạn ước được làm siêu nhân, ước được bay lên cung trăng.. Phụ huynh không nên dập tắt ước mơ đã mà hãy khích lệ con cố gắng hơn để hoàn thành. Sự động viên của cha mẹ chính là cách giúp trẻ tự tin hơn tuyệt vời nhất.
Trẻ nhỏ cũng hay tự ti và mặc cảm bởi ngoại hình của bản thân với những bạn bè xung quanh nên dễ hình thành sự nhút nhát, ngại ngùng vì sợ bạn bè trêu chọc. Vì vậy phụ huynh cũng cần chú ý chăm sóc về ngoại hình, luôn đảm bảo bé thật tươm tất và sạch sẽ khi ra ngoài. Khi con xinh đẹp và được mọi người khen ngợi, bạn bè vây quanh thì cũng giúp nâng cao thêm sự tự tin cho con rất nhiều.
Dù vậy nhưng cách giúp trẻ tự tin không có ý nghĩa là quá nuông chiều con mà hãy nói cho con hiểu rằng giá trị tốt đẹp nhất không nằm ở bộ trang phục mà nằm ở tính cách mỗi con người. Nếu bé học giỏi, luôn luôn tốt bụng với bạn bè, trung thực thì sẽ được yêu mến dài lâu hơn là chỉ thể hiện qua những bộ đồ bên ngoài.
Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong các cách giúp trẻ tự tin về bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp và các kỹ năng mềm mỗi ngày. Hãy luôn dành thời gian chăm sóc và trò chuyện cùng con để hiểu bé muốn gì và luôn đồng hành cùng con trên mọi chặng đường phát triển bản thân.
Đăng bởi: Dương Thanh Hoa
06/07/2023
1553
Đọc tiếp
06/07/2023
3017
Đọc tiếp
06/07/2023
2264
Đọc tiếp
06/07/2023
2381
Đọc tiếp
06/07/2023
2116
Đọc tiếp
06/07/2023
2314
Đọc tiếp
06/07/2023
2151
Đọc tiếp
06/07/2023
1908
Đọc tiếp