Kỹ năng cho trẻ 18 - 24 tháng tưởng chừng khó khăn, nhiều bố mẹ nghĩ rằng dạt con khi quá nhỏ sẽ khó tiếp thu. Thế nhưng con 1 tuổi rưỡi – 2 tuổi có khả năng học hỏi nhiều thức phụ huynh không ngờ tới.
Những kỹ năng giúp con trở nên tự tin hơn là chăm sóc bản thân, giữ gìn vệ sinh chung, ứng xử. Vậy để nắm rõ hơn bạn hãy cùng Kiddihub khám phá ở bài viết bên dưới.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là như thế nào?
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là rèn luyện, hình thành kỹ năng sống cần thiết. Cụ thể giao tiếp, nhận thức, tư duy, xác định mục tiêu, xử lý tình huống,… Giúp con nhận thức được về mọi mặt.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là rèn luyện, hình thành kỹ năng sống cần thiết
Kỹ năng sống là nền tảng để trẻ biết yêu thương, quan tâm, thích nghi với môi trường xung quanh. Từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống gặp trong cuộc sống khéo léo. Đồng thời những kỹ năng này còn giúp phát triển tư duy của bé hiệu quả hơn.
Kỹ năng sống cho trẻ là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ. Giai đoạn này não bộ của bé tiếp thu, ghi nhớ kiến thức. Việc giáo dục bé kỹ năng cần thiết sẽ giúp trẻ hình thành tính cách, thói quen tốt.
Kỹ năng cho trẻ 18 - 24 tháng giúp con tự tin hơn là chăm sóc bản thân, giữ gìn vệ sinh chung, ứng xử
Kỹ năng
Chi tiết
✔️ Kỹ năng cho trẻ 18 - 24 tháng chăm sóc bản thân
Tự ăn: Đây là kỹ năng cho trẻ 18 - 24 thángbố mẹ cần dạy con. Bé lúc này có thể tự ăn mặc dù vụng về trong việc dùng muỗng. Bố mẹ hãy làm chậm để bé làm theo và kiên nhẫn để trẻ ăn xong. Phụ huynh hãy dùng dụng cụ tập tập ăn cho bé trên 1 tuổi.
Rửa mặt: Tìm hiểu trước cách rửa mặt cho bé đúng cách và hiệu quả. Phụ huynh nên làm mẫu để bé hình thành thói quen tốt mỗi ngày.
Đánh răng: Tập cho bé thói quen đánh răng 2 lần/ngày, sáng và tối trước khi ngủ. Bố mẹ hãy tìm mua các loại bàn chải có hình dễ thương và kem đánh răng dành cho trẻ với nhiều màu sắc, vị ngọt.
Chọn quần áo: Con có thể tự chọn quần áo mình thích để mặc. Ngoài ra, trẻ cũng tự mình chuẩn bị khẩu trang, áo khoác và mũ trước khi ra ngoài. Tự chọn quần áo cũng giúp bé thiết lập chính kiến, suy nghĩ riêng. Một số trẻ nhanh nhẹn hơn sẽ tự cởi đồ nữ áo, quần thun.
Tự mang dép: Con chưa phân biệt được bên trái, phải nên thường mang ngược. Vì vậy bố mẹ hãy hướng dẫn con hoặc tìm cách giúp trẻ phân biệt. Việc để dép đúng nơi quy định cũng là kỹ năng cần dạy cho trẻ.
✔️ Kỹ năng giữ gìn vệ sinh chung cho trẻ 2 tuổi
Giữ gìn vệ sinh nhà cửa: Đây là kỹ năng số mẹ cần dạy trẻ kỹ năng sống tại nhà. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh chung cho bé. Phụ huynh nên phân công công việc phù hợp với độ tuổi của trẻ hợp lý.
Giữ gọn vệ sinh môi trường xung quanh: Bố mẹ có thể dạy con hiểu được cách bỏ rác vào đúng nơi quy định. Khi cho trẻ đi chơi ở ngoài công viên, siêu thị, cửa hàng cũng dậy bé bỏ rác đúng nơi quy định. Điều này sẽ giúp bé hình thành thói quen bỏ rác đúng nơi, giữ gìn môi trường sạch sẽ.
Dạy con tự đi vệ sinh: Phụ huynh cần hướng dẫn bé tự biết cách đi vệ sinh, xả nước thật sạch. Bố mẹ hãy cố định chỗ đi vệ sinh của bé ở trong nhà để chủ động đi vệ sinh.
✔️ Kỹ năng ứng xử cho trẻ 2 tuổi
Dạy con biết cảm ơn, xin lỗi: Thể hiện những cử chỉ, lời nói lễ phép bố mẹ cần dạy cách nói sao cho phù hợp. Trường hợp con được người lớn, bạn bè quan tâm hay làm phiền phụ huynh hãy dạy trẻ nói xin lỗi và cảm ơn.
Dạy lễ phép: Khi còn bé con thích bắt chước theo người lớn, bố mẹ hãy tận dụng kỹ năng cho trẻ 18 - 24 tháng về lễ phép. Người lớn đưa đồ gì cho bé cần nói dạ, vâng, ạ kèm theo hành động cúi đầu, khoanh tay.
Dạy tôn trọng, lịch sự với người khác: Phụ huynh nên là tấm gương sáng để cho bé noi theo. Chẳng hạn hôm nào đến nhà người lạ, bố mẹ nên chào hỏi với người lớn để con bắt chước theo. Bạn cũng cần dạy con nói nhẹ nhàng, không la và nghịch đồ khi chưa được sự cho phép.
Biết chia sẻ: Chơi cùng bạn bè, phụ huynh hãy dạy con chơi luân phiên nhau, nhường hoặc trả lại sau khi mượn đồ.
Thái độ nghiêm túc trong bữa ăn: Con hiếu động nên bố mẹ cần dạy kỹ năng cho trẻ 18 – 24 tháng tập trung vào bữa ăn. Phụ huynh có thể dạy con không dọc thìa đũa linh tinh, tránh làm đổ thức ăn,…
Khi con bắt đầu đi học bên cạnh việc tiếp thu kiến thức văn hóa trẻ còn làm quen với môi trường sống tập thể. Việc trang bị các kỹ năng cho trẻ mầm non giúp bé vui chơi, hòa nhập cùng mọi người dễ dàng.
Dạy trẻ kỹ năng sống từ khi còn nhỏ giúp bé vui chơi, hòa nhập cùng mọi người dễ dàng
Mầm non cũng là lứa tuổi bé có xu hướng tiếp thu, học hỏi những điều mới. Do đó trang bị kỹ năng sống hàng ngày sẽ giúp bé học cách tự lập, vượt qua mọi khó khăn và trưởng thành hơn.
Trong nhưng năm học mầm non, trẻ tiếp thu và học hỏi những điều mới nhanh. Đây là thời điểm lý tưởng để phụ huynh rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Điều này còn mang đến nhiều lợi ích khác nữa như:
Con dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh khi bố mẹ không ở bên cạnh.
Trẻ hòa nhập với bạn bè, giáo viên ở trường và trong lớp học.
Trau dồi tính tự lập từ khi con bé.
Nuôi dạy bé dễ dàng hơn.
Việc giáo dục con từ những kỹ năng cần thiết ngay từ lứa tuổi mầm non sẽ mang đến nhiều ưu điểm cho trẻ.
Một số lưu ý quan trọng khi dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Trong quá trình bố mẹ dạy kỹ năng cho trẻ 18 – 24 tháng bố mẹ cần chú ý những điều quan trọng như sau:
Không áp đặt con, điều này sẽ làm trẻ khó chịu, bức xúc và phản kháng
Áp dụng phương pháp dạy phù hợp với tính cách, sở thích của trẻ thay vì đánh đồng tất cả. Bố mẹ cần gần gũi và quan tâm, lắng nghe con mới thực hiện tốt điều này.
Không áp đặt con, điều này sẽ làm trẻ khó chịu, bức xúc và phản kháng. Bạn cần hỏi trẻ muốn và không muốn làm gì để bé học hỏi, dau dồi trên tinh thần tích cực.
Chọn thời điểm thích hợp để dạy con đạt hiệu quả thay vì nhồi nhét nhiều kiến thức trong một thời điểm.
Đăng ký cho bé tham gia khóa học kỹ năng sống để con có cơ hội thực hành thay vì học mỗi lý thuyết.
Ngoài ra, bố mẹ có thể truy cập vào kiddihub để chọn trung tâm kỹ năng sống cho con. Web sẽ giúp phụ huynh chọn được địa chỉ, uy tín với nhiều đánh giá tốt.
Trên đây là một vài thông tin về kỹ năng cho trẻ 18 - 24 tháng giúp con tự tin hơn. Mong rằng với những chia sẻ này hỗ trợ bố mẹ áp dụng thành công, hiệu quả.
Đăng bởi:
PhamMai
Bạn muốn nhận thông báo về bài viết mới? Đăng ký ngay