Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Không học mẫu giáo có được vào lớp 1 không?

Đăng vào 27/02/2025 - 23:49:58

1608

Mục lục

Xem thêm

Không học mẫu giáo có được vào lớp 1 không?

Không học mẫu giáo có được vào lớp 1 không? Là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi con sắp bước vào tuổi đến trường. Việc trẻ không trải qua bậc học mầm non có ảnh hưởng gì đến quá trình tiếp thu kiến thức ở tiểu học ? Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu về câu hỏi trẻ không học mầm non có được vào lớp 1 không trong bài viết này nhé!

Không học mẫu giáo có được vào lớp 1 không?

Không học mẫu giáo có được vào lớp 1 không?

Có. Trong hệ thống giáo dục quốc dân hiên nay, chỉ có bậc tiểu học là bắt buộc. Còn đối với giáo dục mầm non, nhà nước đang triển khai chính sách phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi nhằm chuẩn bị kiến thức và kỹ năng trước khi vào lớp 1. Vì vậy, trẻ em không bắt buộc phải đi học mẫu giáo trước khi vào lớp một.

Trẻ không học mẫu giáo có được vào lớp 1 2025

Theo Điều 14 Luật Giáo dục 2019, quy định về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:

  • Giáo dục tiểu học là cấp học bắt buộc.
  • Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
  • Nhà nước có trách nhiệm triển khai giáo dục bắt buộc trên toàn quốc, xây dựng kế hoạch và bảo đảm các điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục.
  • Công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để hoàn thành chương trình phổ cập và giáo dục bắt buộc.
  • Gia đình, người giám hộ cần tạo điều kiện cho trẻ em trong độ tuổi quy định được học tập đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bao nhiêu tuổi thì được vào học lớp 1?

Theo điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019, giáo dục tiểu học kéo dài 5 năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi vào lớp một là 6 tuổi, được tính theo năm sinh. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt được vào học muộn hơn hoặc sớm hơn so với quy định.

Bao nhiêu tuổi thì được vào học lớp 1?

Trường hợp vào lớp một muộn hơn

Theo Điều 33 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, trẻ em có thể vào học lớp một muộn hơn nhưng không quá 3 tuổi so với độ tuổi quy định nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Trẻ khuyết tật, suy giảm thể lực hoặc trí tuệ.
  • Trẻ em ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Trẻ em dân tộc thiểu số.
  • Trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
  • Trẻ em ở nước ngoài về nước.
  • Con em người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Nếu trẻ vượt quá 03 tuổi so với độ tuổi quy định, trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét và quyết định.

Trường hợp vào lớp một sớm hơn

Theo điểm e khoản 1 Điều 35 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, học sinh có thể lực tốt, phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Quy trình xem xét gồm:

  • Phụ huynh hoặc người giám hộ nộp đơn đề nghị lên nhà trường.
  • Hiệu trưởng thành lập hội đồng tư vấn, bao gồm: Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên lớp trên, nhân viên y tế và đại diện phụ huynh.
  • Hội đồng tư vấn khảo sát năng lực học sinh, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và gửi báo cáo đến trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo để ra quyết định.

Hồ sơ vào học lớp 1 cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào?

Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác là bước quan trọng giúp quá trình nhập học lớp 1 của trẻ diễn ra thuận lợi. Nắm rõ các loại giấy tờ cần thiết không chỉ giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục. Vậy khi đăng ký cho con vào lớp 1, phụ huynh cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu chi tiết phần dưới đây nhé!

Hồ sơ vào học lớp 1 cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào

Theo quy định pháp luật hiện hành, không có văn bản cụ thể quy định về hồ sơ nhập học lớp 1. Tuy nhiên, thực tế các trường tiểu học thường yêu cầu phụ huynh chuẩn bị một số giấy tờ sau:

  • Đơn xin nhập học: Theo mẫu do nhà trường cung cấp.
  • Bản sao giấy khai sinh hợp lệ: Có thể là bản sao hoặc trích lục giấy khai sinh.
  • Giấy tờ xác nhận nơi cư trú: Bao gồm một trong các loại sau:
    • Bản sao sổ hộ khẩu (công chứng).
    • Giấy xác nhận tạm trú (nếu cư trú tạm thời) hoặc giấy xác nhận cư trú.
  • Giấy tờ đặc biệt (nếu có): Bản sao giấy xác nhận khuyết tật đối với trẻ em thuộc diện khuyết tật.

Phụ huynh nên liên hệ trực tiếp với nhà trường để được hướng dẫn chi tiết và cập nhật các yêu cầu cụ thể.

Học sinh lớp một có phải đóng học phí không?

Khi con vào lớp Một, bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho trẻ, nhiều phụ huynh cũng quan tâm đến các khoản phí trong quá trình học tập. Một trong những câu hỏi thường gặp là: "Học sinh lớp Một có phải đóng học phí không?" Việc nắm rõ quy định này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ quyền lợi của con em và chuẩn bị chu đáo hơn cho năm học mới.

Học sinh lớp một có phải đóng học phí không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 81/2021/NĐ-CP như sau:

"Đối tượng không phải đóng học phí

1. Học sinh tiểu học trường công lập.

2. Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định."

Như vậy, nếu con bạn đang theo học tại một trường tiểu học công lập, vì vậy không thuộc diện phải đóng học phí. Dựa trên thông tin bạn cung cấp, nếu khoản thu này là tự nguyện hoặc theo thỏa thuận, bạn nên chủ động liên hệ với nhà trường và hội phụ huynh để làm rõ các nội dung liên quan. Cụ thể, cần xác định rõ đây có phải là sự thống nhất giữa các bên hay không và đã được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh chưa. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Học sinh lớp 1 có nhiệm vụ như thế nào khi đi học?

Bước vào lớp 1 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình học tập của trẻ. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ môi trường vui chơi là chủ đạo sang môi trường học tập có quy củ, đòi hỏi học sinh cần hình thành những nhiệm vụ học tập cơ bản như biết lắng nghe, làm bài, giữ gìn sách vở và rèn luyện tính tự lập. Nhiều phụ huynh băn khoăn bé không học mầm non có được vào lớp 1 hay không – câu trả lời là có, nhưng trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thích nghi nếu chưa có sự chuẩn bị phù hợp. 

Học sinh lớp 1 có nhiệm vụ như thế nào khi đi học?

Theo Điều 34 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, học sinh lớp 1 khi nhập học cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Học tập và rèn luyện: Tuân thủ kế hoạch giáo dục và nội quy nhà trường, tích cực học tập và phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo chương trình giáo dục tiểu học.
  • Chủ động học hỏi: Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập, rèn luyện khả năng tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tham gia các hoạt động trải nghiệm và áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
  • Giữ gìn sức khỏe: Rèn luyện thể chất, duy trì thói quen vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường sống xung quanh.
  • Ứng xử văn minh: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy cô, người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ và những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • Chấp hành quy định chung: Tuân thủ nội quy trường học, bảo vệ tài sản công, giữ gìn trật tự an toàn giao thông và ý thức bảo vệ môi trường.
  • Góp phần xây dựng cộng đồng: Tham gia các hoạt động gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường và địa phương.

Những nhiệm vụ này giúp học sinh lớp 1 hình thành nền tảng đạo đức, kỹ năng sống và ý thức trách nhiệm ngay từ những năm đầu đời.

Trẻ từ 7 tuổi có được học lớp 1 không?

Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn liệu trẻ từ 7 tuổi có đủ điều kiện vào học lớp 1 hay không, đặc biệt trong các trường hợp trẻ nhập học muộn vì lý do cá nhân hoặc hoàn cảnh đặc biệt. Việc hiểu rõ quy định về độ tuổi tuyển sinh sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong quá trình chuẩn bị cho con đến trường. Vậy, trẻ từ 7 tuổi có được học lớp 1 không? Cùng Kiddihub tìm hiểu chi tiết trong phần nội dung dưới đây nhé!

Trẻ từ 7 tuổi có được học lớp 1 không?

Theo quy định tại Điều 33 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về tuổi của học sinh tiểu học như sau:

Tuổi của học sinh tiểu học

1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

2. Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trẻ em từ 07 tuổi vẫn có thể vào học lớp Một nếu thuộc các trường hợp đặc biệt như: sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, là người dân tộc thiểu số, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ từ nước ngoài trở về, hoặc con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam. Những trường hợp này được phép nhập học muộn nhưng không vượt quá 03 tuổi so với quy định.

Quyền lợi của học sinh tiểu học từ lớp một đến lớp năm

Quyền lợi của học sinh tiểu học từ lớp một đến lớp năm

Dựa theo Điều 35 của Điều lệ trường tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, học sinh từ lớp một đến lớp năm có các quyền lợi cụ thể như sau:

  • Được học tập và giáo dục để phát triển toàn diện, khai thác tối đa tiềm năng của bản thân; được theo học tại một trường tiểu học phù hợp với điều kiện địa lý nơi cư trú.
  • Có quyền lựa chọn hoặc chuyển trường ngoài khu vực cư trú nếu trường có đủ khả năng tiếp nhận.
  • Trẻ em từ nước ngoài trở về, con em người nước ngoài tại Việt Nam, hoặc trẻ chưa được đến trường do hoàn cảnh khó khăn có thể xin học tại trường tiểu học. Hiệu trưởng sẽ tổ chức khảo sát để xếp lớp phù hợp.
  • Học sinh khuyết tật được học hòa nhập với sự hỗ trợ về điều kiện học tập và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân.
  • Có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học, học vượt lớp nếu có đủ năng lực. Quy trình xét duyệt gồm:
    • Phụ huynh hoặc người giám hộ gửi đơn đề nghị.
    • Hiệu trưởng thành lập hội đồng khảo sát, bao gồm đại diện Ban giám hiệu, giáo viên giảng dạy, nhân viên y tế và tổng phụ trách Đội.
  • Học sinh chưa đạt yêu cầu học tập dù đã được hỗ trợ sẽ được giáo viên báo cáo hiệu trưởng để quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp, kết hợp với gia đình để có giải pháp giáo dục phù hợp.
  • Được bảo vệ, chăm sóc, đảm bảo quyền lợi chính đáng và thông tin đầy đủ về quá trình học tập của bản thân.
  • Được tham gia các hoạt động phát triển cá nhân, bày tỏ ý kiến và nguyện vọng.
  • Có thể nhận học bổng và hưởng chính sách hỗ trợ xã hội theo quy định.
  • Hưởng các quyền lợi khác theo pháp luật hiện hành.

 

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc không học mẫu giáo có được vào lớp 1 hay không. Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bậc phụ huynh, dựa trên tình hình thực tế và điều kiện của gia đình. Dù bé có học mẫu giáo hay không, điều quan trọng nhất là cha mẹ luôn đồng hành, yêu thương và tạo điều kiện tốt nhất để bé phát triển toàn diện. Nếu bạn còn có câu hỏi nào về việc không học lớp lá có được học lớp 1 không hoặc là vào lớp 1 có cần chứng chỉ mẫu giáo không, vui lòng liên hệ KiddiHub để được tư vấn miễn phí nhé!

Đăng bởi:

Xuan Khai

Bài viết liên quan

Cha ủy quyền cho mẹ nuôi con được không?

13/05/2025

112

Cha ủy quyền cho mẹ nuôi con được không?
Cha ủy quyền cho mẹ nuôi con được không? Thủ tục ủy quyền nuôi con thực chất là như thế nào? Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Kế hoạch hoạt động của hội cha mẹ học sinh năm học 2025-2026

13/05/2025

187

Kế hoạch hoạt động của hội cha mẹ học sinh năm học 2025-2026
Kế hoạch hoạt động của hội cha mẹ học sinh năm học 2025-2026. Lợi ích của việc triển khai kế hoạch hoạt động của hội cha mẹ học sinh

Đọc tiếp

Cách xưng hô khi họp phụ huynh đúng chuẩn mực, giao tiếp hiệu quả

13/05/2025

231

Cách xưng hô khi họp phụ huynh đúng chuẩn mực, giao tiếp hiệu quả
Cách xưng hô khi họp phụ huynh đúng chuẩn mực, giao tiếp hiệu quả. Những điều cần lưu ý trong cách xưng hô khi họp phụ huynh

Đọc tiếp

cách bầu ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025-20236

13/05/2025

130

cách bầu ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025-20236
Ý nghĩa và vai trò quan trọng của ban đại diện cha mẹ học sinh trong môi trường giáo dục hiện đại. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Hướng dẫn cách làm giấy mời họp phụ huynh hiệu quả nhất

13/05/2025

182

Hướng dẫn cách làm giấy mời họp phụ huynh hiệu quả nhất
Hướng dẫn cách làm giấy mời họp phụ huynh hiệu quả nhất. Top 10 mẫu giấy mời họp phụ huynh đẹp, phổ biến hiện nay. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025-2026

13/05/2025

103

Hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025-2026
Hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025 - 2026. Những lưu ý khi tham gia hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh

Đọc tiếp

Bài phát biểu của phụ huynh ngày tổng kết năm học 2025-2026

13/05/2025

1509

Bài phát biểu của phụ huynh ngày tổng kết năm học 2025-2026
Bài phát biểu của phụ huynh ngày tổng kết năm học 2025-2026. Tổ chức Ban đại diện của cha mẹ học sinh trường được quy định như thế nào?

Đọc tiếp

Vai trò của cha mẹ đối với con cái hiện nay

13/05/2025

146

Vai trò của cha mẹ đối với con cái hiện nay
Vai trò của cha mẹ đối với con cái hiện nay. Một vài lời khuyên hữu ích cho cha mẹ trong hành trình nuôi dạy con cái. hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp