Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc 

Đăng vào 01/08/2023 - 16:21:22

1290

Mục lục

Xem thêm

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc 

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh trong phát triển hệ thần kinh và cảm xúc vào những tuần đầu tiên sau khi chào đời. Để thích nghi với môi trường mới, thông thường trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và thức dậy nhiều lần trong vài giờ, việc hiểu rõ về cơ chế giấc ngủ của trẻ sẽ giúp phụ huynh chăm sóc trẻ tốt cũng như có những phương pháp giúp trẻ ngủ ngoan hơn. Cùng KiddiCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú (2-3 giờ/ lần). Vì chưa phân biệt được ngày đêm nên bé có thể ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm (8-9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm).

Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi hoặc được 6 kg sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6-8 giờ) mà không thức giấc. Khi đó, cha mẹ không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cần lưu ý không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú.

Một giấc ngủ của trẻ sơ sinh gồm những giai đoạn nào?

Giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia làm nhiều giai đoạn như người lớn, tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ là: Giấc ngủ nhanh và giấc ngủ chậm.Giấc ngủ nhanh (REM- rapid eye movement: cử động mắt nhanh): đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ REM chiếm đến khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ trong ngày nên mặc dù ngủ tới 16 giờ một ngày nhưng bé chỉ ngủ sâu trong khoảng 8 giờ.Giấc ngủ chậm (Non-REM- Non-rapid eye movement: không cử động mắt nhanh): Giấc ngủ này gồm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Buồn ngủ - mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật

Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ- Trẻ vẫn có cử động, giật mình, vặn mình hoặc rên

Giai đoạn 3: Ngủ sâu - trẻ im lặng và không cử động

Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu - trẻ im lặng và không cử động.

Giấc ngủ của trẻ sẽ diễn tiến tuần tự theo 4 giai đoạn rồi quay lại giai đoạn 2 và chuyển sang ngủ REM. Một giấc ngủ của trẻ có thể có vai chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và khó ngủ trở lại.

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc
Trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú ( 2-3 giờ/ lần)

Các giai đoạn tỉnh giấc của trẻ sơ sinh

Nếu trẻ tỉnh giấc vào cuối chu kỳ ngủ thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn “tỉnh giấc yên lặng”. Giai đoạn này trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được môi trường xung quanh cũng như đáp ứng với âm thanh và động chạm

Sau đó trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn “tỉnh giấc hoạt động” khi trẻ chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh có cử động. Sau đó sẽ là “giai đoạn khóc” trẻ cử động nhiều hơn và có thể khóc lớn, trẻ tăng kích thích cần được làm dịu đi bằng cách ôm sát trẻ vào người hay quấn trẻ trong khăn/mền. Trong giai đoạn khóc trẻ có thể quá khó chịu nên không chịu bú vì vậy nên cho trẻ bú trước khi bước qua giai đoạn này.

 Bảo mẫu có thể tham khảo: Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân

Các phương pháp giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc

Các phương pháp giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc là gì?

Tập thói quen ngủ ngoan cho trẻ

Nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ

Trong 8 tuần đầu sau sinh trẻ không thể thức hơn 2 giờ liên tục vì sau đó trẻ sẽ quá mệt mỏi và trở nên khó ngủ. Các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo dài, ngáp hay quầng thâm dưới mắt sẽ giúp phụ huynh cho trẻ đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ

Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm

Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ và khi ra đời cũng duy trì thói quen như vậy. 

 

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc
Trong vài ngày đầu sau sinh không thể thay đổi thói quen của trẻ ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy khi trẻ được 2 tuần tuổi.

Ban ngày khi trẻ còn thức cần chơi với trẻ càng nhiều càng tốt, nói chuyện và hát cho trẻ nghe vào các cữ bú ban ngày, đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ và không cần loại bỏ các tiếng ồn thông thường ban ngày như tiếng tivi, radio,...nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy khi trẻ thiu thiu ngủ. Khi về đêm cần giữ yên lặng và nói khẽ khi trẻ bú cữ đêm, giữ phòng tối và yên tĩnh.

Dạy trẻ tự ngủ

Khi trẻ được 6-8 tuần tuổi có thể bắt đầu dạy trẻ tự ngủ. Phụ huynh nên đặt trẻ vào nôi hay giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách thức dỗ trẻ trong 8 tuần đầu sau sinh rất quan trọng vì sẽ tạo thành thói quen cho trẻ cho nên cần lựa chọn hình thức khả thi với bản thân như: hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,... Không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.

Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ

Việc chuẩn bị tốt giấc ngủ cho trẻ rất quan trọng để giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc. Có 7 bước chuẩn bị như sau:

Cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ: Cần đảm bảo trẻ đã được ăn no để lại trừ nguyên nhân do ăn uống khiến trẻ “mất ngủ” trong đêm.

Tạo không khí bình yên giúp trẻ đến với giấc ngủ.

Cho trẻ ngủ sớm: cho trẻ ngủ vào khoảng 8 giờ tối để tạo thành nếp tốt, thuận lợi cho trẻ khi đến tuổi đi học.

Dỗ giấc ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi.

Tránh tạo sự kích thích quá mức lên giác quan khi cho trẻ ngủ: không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng và bày trí nhẹ sẽ tạo sự bình yên giúp hệ thần kinh trẻ được ổn định khi ngủ.

Sắp xếp giường ngủ cho trẻ với chăn và gối thật êm: Trẻ sẽ được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái và cảm giác an toàn như trong bụng mẹ đồng thời giúp giữ ấm cho trẻ suốt đêm, đó cũng là vật cản giúp trẻ không bị rơi xuống đất trong quá trình “xoay chuyển” khi ngủ.

Tạo sự thoải mái cho bé trước khi đi ngủ: Phụ huynh cần đặt trẻ vào không gian có ánh sáng mờ và nhiệt độ phù hợp, tắt tivi và giảm âm lượng nhạc, điện thoại để tạo sự thoải mái cho trẻ.

Nếu bé khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc không loại trừ ảnh hưởng của bệnh lý. Bố mẹ cần tiếp tục theo dõi và quan sát các biểu hiện khác của con để chủ động đưa bé đi thăm khám sớm nếu thấy dấu hiệu bất thường.

Bảo mẫu có thể tham khảo: Các thực phẩm có thể không an toàn cho em bé trong tuổi ăn dặm

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Kết luận

Với những chia sẻ của chúng tôi trên đây, KiddiCare mong rằng những bảo mẫu đã ghi chép lại được những lưu ý riêng dành cho mình về “Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc ” 

Hãy đăng ký trở thành giáo viên hoặc bảo mẫu của dịch vụ trông trẻ tại nhà KiddiCare để được đào tạo chuyên sâu và cùng KiddiCare xây dựng môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng tốt nhất cho các bé yêu! Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết và tham gia cùng KiddiCare trong hành trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ. 

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon sâu giấc

Đăng bởi: Dương Thanh Hoa

Dương Thanh Hoa Dương Thanh Hoa

Bài viết liên quan

Làm thế nào khi bé bị dị ứng thời tiết?

02/08/2023

1238

Làm thế nào khi bé bị dị ứng thời tiết?
Khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột trẻ nhỏ luôn là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh. Do làn da còn mỏng man...

Đọc tiếp

Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật 

02/08/2023

1537

Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật 
Dị vật tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong độ tuổi 6 tháng - 5 tuổi vì bản tính tò mò, hiếu đ...

Đọc tiếp

Cách dạy trẻ không nghe lời cực dễ

02/08/2023

1722

Cách dạy trẻ không nghe lời cực dễ
Tại sao con lại không nghe lời?Đầu tiên, trước khi học cách dạy con nghe lời thì bạn cần hiểu rõ tại sao tr...

Đọc tiếp

Cách dạy trẻ không nghe lời cực dễ

02/08/2023

1722

Cách dạy trẻ không nghe lời cực dễ
Tại sao con lại không nghe lời?Đầu tiên, trước khi học cách dạy con nghe lời thì bạn cần hiểu rõ tại sao tr...

Đọc tiếp

Làm cách nào để điều trị vết côn trùng cắn ở trẻ?

02/08/2023

1595

Làm cách nào để điều trị vết côn trùng cắn ở trẻ?
Vết muỗi cắn hoặc một số loại côn trùng đốt thường gây ngứa, có thể nhói hoặc sưng lên một chút. Bạn có thể ngăn trẻ bị ...

Đọc tiếp

Hành trang nuôi dạy trẻ ở độ tuổi 0-12 tháng tuổi cho bảo mẫu

02/08/2023

1515

Hành trang nuôi dạy trẻ ở độ tuổi 0-12 tháng tuổi cho bảo mẫu
Cách nuôi dạy trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi bằng tình mẫu tử ấm áp giúp bé có quãng tuổi thơ êm đềm thông minh khỏe m...

Đọc tiếp

Những lời khuyên hữu ích để đối phó với tình trạng bé biếng ăn 

01/08/2023

1446

Những lời khuyên hữu ích để đối phó với tình trạng bé biếng ăn 
Thiếu hoặc mất cảm giác ngon miệng là dấu hiệu của chứng biếng ăn. Biếng ăn ở trẻ xảy ra khi trẻ chán ăn, không muốn ăn ...

Đọc tiếp

3 mốc thời gian phát triển cảm xúc quan trọng của trẻ 

01/08/2023

1782

3 mốc thời gian phát triển cảm xúc quan trọng của trẻ 
Những năm tháng đầu đời là thời điểm vàng cho sự phát triển cảm xúc của trẻ. Nếu chú ý quan sát, cha mẹ sẽ phát hiện ra ...

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • Trang tiếp