Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Điều kiện thành lập trường mầm non theo quy định mới nhất 2025

Đăng vào 08/03/2025 - 11:22:20

555

Mục lục

Xem thêm

Điều kiện thành lập trường mầm non theo quy định mới nhất 2025

Điều kiện thành lập trường mầm non là yếu tố quan trọng mà các tổ chức, cá nhân cần đáp ứng khi muốn xây dựng cơ sở giáo dục. Để thành lập trường, cần tuân thủ các quy định pháp lý về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Để giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về quy trình này, bài viết dưới đây của Kiddihub sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các điều kiện mở trường mầm non tư thục, mời quý nhà đầu tư cùng tìm hiểu nhé!

Điều kiện thành lập trường mầm non theo quy định mới nhất 2025

Điều kiện thành lập trường mầm non là gì?

Để thành lập trường mầm non, các tổ chức, cá nhân cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Cụ thể, phải có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới giáo dục và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đề án cần làm rõ các nội dung như: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình giáo dục, phương hướng hoạt động, cùng với các yêu cầu về cơ sở vật chất, địa điểm xây dựng, trang thiết bị, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và tài chính.

Điều kiện thành lập trường mầm non là gì?

Theo Điều 3 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, các quy định về điều kiện để mở trường mầm non tư thục, trường mẫu giáo, nhà trẻ công lập, dân lập và tư thục được xác định rõ ràng. Cụ thể, nghị định này nêu chi tiết các yêu cầu pháp lý, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và những tiêu chí cần thiết để cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt việc thành lập trường.

"1. Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển."

Điều kiện để trường mầm non hoạt động giáo dục là gì?

Điều kiện để trường mầm non hoạt động giáo dục là gì?

Theo Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP), các điều kiện để trường mầm non được phép hoạt động giáo dục bao gồm:

(1) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập

Trường mầm non phải có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

(2) Cơ sở vật chất và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn

Vị trí: Trường phải được đặt tại khu dân cư, bảo đảm các tiêu chí về an toàn và vệ sinh môi trường.

Diện tích đất:

  • Khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố, thị xã): Tối thiểu 12m²/trẻ.
  • Khu vực thành phố, thị xã, miền núi và hải đảo: Tối thiểu 8m²/trẻ.
  • Trong trường hợp khó khăn về đất đai, có thể thay thế bằng diện tích sàn xây dựng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ không gian theo quy định.

Thuê cơ sở vật chất: Các trường dân lập, tư thục có thể thuê trường sở hoặc trang thiết bị từ cơ sở giáo dục công lập để phục vụ hoạt động giáo dục theo quy định pháp luật về xã hội hóa giáo dục.

Khuôn viên trường: Phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài, đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Cơ cấu công trình: Bao gồm các khu vực chính:

Khối phòng học: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, nhà vệ sinh, hiên chơi.

Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng.

Khối tổ chức ăn: Nhà bếp và kho chứa thực phẩm.

Khối hành chính quản trị: Văn phòng, phòng hiệu trưởng, phòng y tế, khu vệ sinh và chỗ để xe cho giáo viên.

Sân chơi: Bao gồm sân chơi chungsân chơi riêng cho từng nhóm lớp.

Thiết bị giảng dạy: Trường phải trang bị đầy đủ đồ chơi, đồ dùng học tậptài liệu theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(3) Đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn

Trường phải có ban quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, đúng cơ cấu và đạt chuẩn chuyên môn để thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

(4) Nguồn lực tài chính ổn định

Phải có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động giáo dục được duy trì và phát triển lâu dài theo quy định pháp luật.

(5) Quy chế tổ chức và hoạt động

Trường mầm non phải có quy chế tổ chức và hoạt động cụ thể, rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý và vận hành nhà trường theo quy định hiện hành.

Tiêu chuẩn cơ sở vật chất để thành lập trường mầm non là gì?

Theo Điều 6 Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học, các trường mầm non cần đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu sau:

(1) Khối phòng hành chính quản trị

  • Phòng hiệu trưởng: Trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng theo quy định.
  • Phòng phó hiệu trưởng: Đảm bảo đầy đủ máy móc, thiết bị cần thiết.
  • Văn phòng trường: Có ít nhất 01 phòng với trang thiết bị văn phòng đầy đủ.
  • Phòng nhân viên: Có tủ đựng đồ cá nhân, bố trí tối thiểu 01 phòng.
  • Phòng bảo vệ: Đặt ở vị trí gần cổng ra vào, thuận tiện cho việc quan sát.
  • Khu vệ sinh giáo viên, cán bộ, nhân viên: Bố trí riêng biệt theo từng khối phòng chức năng, đảm bảo vệ sinh và tiện lợi.
  • Khu vực để xe: Có mái che và đủ chỗ cho toàn bộ giáo viên, cán bộ, nhân viên.

(2) Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Phòng học nhóm/lớp: Mỗi lớp có 01 phòng với các khu chức năng:

  • Khu sinh hoạt chung: Tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi và ăn uống.
  • Khu ngủ: Với lớp mẫu giáo, khu ngủ có thể kết hợp với khu sinh hoạt chung.
  • Khu vệ sinh khép kín: Có vách ngăn cao tối thiểu 1,2m, bố trí từ 2-3 bồn cầu cho trẻ em gái và tiểu nam hoặc máng tiểu dài tối thiểu 2m cho trẻ em trai; 08 trẻ/em/chậu rửa tay.
  • Hiên chơi, đón trẻ: Thuận tiện, an toàn khi đưa đón trẻ, có lan can bảo vệ cao tối thiểu 1m.

Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật:

  • Trường dưới 14 lớp: Có ít nhất 01 phòng đa năng.
  • Trường từ 14 lớp trở lên: Có ít nhất 01 phòng giáo dục thể chất và 01 phòng giáo dục nghệ thuật.
  • Sân chơi ngoài trời: Được trang bị thiết bị và đồ chơi an toàn, theo đúng quy chuẩn.

(3) Khối phòng tổ chức ăn (áp dụng cho trường có bếp ăn)

  • Nhà bếp: Thiết kế tách biệt với các khối khác, bao gồm: khu sơ chế, chế biến, nấu ăn và chia thức ăn.
  • Kho bếp: Chia riêng khu bảo quản thực phẩm và lương thực, có lối nhập/xuất thuận tiện.

(4) Khối phụ trợ

  • Phòng họp: Dùng cho các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, có trang thiết bị đầy đủ.
  • Phòng y tế: Đặt ở vị trí dễ tiếp cận, có đủ dụng cụ sơ cứu và giường bệnh.
  • Nhà kho: Dùng để lưu trữ dụng cụ chung và học phẩm.
  • Sân vườn: Bao gồm sân chơi chung và khu vực cây xanh, bằng phẳng, không trơn trượt.
  • Cổng và hàng rào: Khuôn viên trường được bao quanh bằng hàng rào chắc chắn, đảm bảo an toàn.

Như vậy, tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu của trường mầm non bao gồm các khối: hành chính quản trị, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tổ chức ăn, phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật. Những yêu cầu này nhằm đảm bảo môi trường học tập an toàn, thuận lợi và toàn diện cho sự phát triển của trẻ.

Hồ sơ, thủ tục thành lập trường mầm non cần thực hiện những gì?

Thủ tục thành lập trường mầm non công lập hoặc cấp phép thành lập trường mầm non dân lập, tư thục được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP), cụ thể như sau:

Hồ sơ, thủ tục thành lập trường mầm non cần thực hiện những gì?

Hồ sơ đề nghị thành lập trường mầm non

Tờ trình đề nghị thành lập:

  • Đối với trường công lập: Do cơ quan chủ quản gửi.
  • Đối với trường dân lập, tư thục: Do tổ chức hoặc cá nhân gửi.
  • Nội dung cần nêu rõ: Sự cần thiết thành lập, tên trường, địa điểm dự kiến làm trụ sở và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đề án thành lập trường mầm non:

Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động.

Nêu rõ tổng vốn đầu tư cho 03 năm đầu và các năm tiếp theo.

Thuyết minh tính khả thi và hợp pháp của nguồn vốn xây dựng, phát triển trường theo từng giai đoạn.

Quy trình thực hiện thủ tục thành lập trường mầm non

Bước 1: Gửi hồ sơ

  • Đối với trường công lập: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện.
  • Đối với trường dân lập, tư thục: Tổ chức hoặc cá nhân gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện.
  • Hình thức nộp: Bạn có thể nộp trực tiếp hoặc là nộp qua bưu điện.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong vòng 05 ngày làm việc, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thẩm định điều kiện thành lập.

Trong 15 ngày làm việc tiếp theo, Phòng GD&ĐT phối hợp với các phòng chuyên môn có ý kiến thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp huyện.

Bước 3: Ra quyết định thành lập hoặc từ chối

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến thẩm định, nếu đủ điều kiện, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.

Nếu không đủ điều kiện, UBND cấp huyện sẽ có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.

Lưu ý quan trọng: Sau 02 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, nếu trường mầm non không được cấp phép hoạt động giáo dục thì quyết định này sẽ bị hủy bỏ.

Chi phí thành lập trường mầm non tư thực hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, nhu cầu gửi trẻ tại các thành phố lớn ngày càng tăng, trong khi chi phí mở trường mầm non tư thục quy mô nhỏ không quá cao. Theo ước tính, để thành lập một trường mầm non tư thục với quy mô dưới 20 trẻ, chi phí đầu tư ban đầu dao động khoảng 250 triệu đồng. Nếu muốn nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại hơn, mức đầu tư có thể tăng lên 300 – 350 triệu đồng.

Chi phí thành lập trường mầm non tư thực hết bao nhiêu tiền?

Các khoản chi phí bao gồm:

  • Chi phí đầu tư cơ sở vật chất khi mở trường mầm non tư thục.
  • Chi phí nhân sự, bao gồm lương giáo viên và nhân viên hỗ trợ.
  • Chi phí marketing, quảng bá thương hiệu để thu hút phụ huynh.
  • Chi phí pháp lý, bao gồm thủ tục cấp phép và các khoản thuế liên quan.
  • Chi phí vận hành hàng tháng, duy trì hoạt động ổn định của trường.

Kinh nghiệm để mở trường mầm non tư thục với vốn 250 triệu

Mở trường mầm non tư thục là một lựa chọn kinh doanh tiềm năng khi nhu cầu gửi trẻ ngày càng tăng cao, đặc biệt tại các khu vực thành phố lớn. Với số vốn 250 triệu đồng, nếu biết cách lên kế hoạch hợp lý và quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một môi trường học tập chất lượng cho trẻ nhỏ. 

Kinh nghiệm để mở trường mầm non tư thục với vốn 250 triệu

Dưới đây Kiddihub sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn tối ưu hóa chi phí và vận hành trường mầm non tư thục thành công với số vốn này.

Lựa chọn địa điểm

Việc chọn vị trí mở trường mầm non tư thục cần ưu tiên những khu vực đông dân cư, đặc biệt là nơi có nhiều gia đình bận rộn, có nhu cầu gửi trẻ cao. Địa điểm lý tưởng nên nằm ở trục đường chính, thuận tiện cho việc đưa đón trẻ em. Ngoài ra, đảm bảo môi trường xung quanh an toàn, an ninh tốt là yếu tố quan trọng để tạo sự yên tâm cho phụ huynh.

Khi thiết kế cơ sở, cần chú trọng đến không gian xanh, không khí trong lành, tạo môi trường thân thiện cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời, cần tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, đặc biệt ở khu vực vui chơi để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho các bé.

Đầu tư trang thiết bị

Đối với các trang thiết bị sử dụng thường xuyên như bàn ghế, đồ dùng học tập, việc mua sắm sẽ giúp tối ưu chi phí lâu dài. Với những vật dụng ít dùng hoặc cần thay đổi theo thời gian như đồ chơi, thiết bị dạy học, bạn có thể cân nhắc phương án thuê.

Chi phí đầu tư trang thiết bị cho một nhóm trẻ dao động từ 30 – 40 triệu đồng, bao gồm các dụng cụ học tập, đồ chơi giáo dục và các thiết bị hỗ trợ chăm sóc trẻ.

Tuyển dụng nhân sự

Tuyển chọn đội ngũ giáo viên mầm non có chuyên môn và kinh nghiệm là yếu tố then chốt để vận hành trường hiệu quả. Nên ưu tiên những giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt, tận tâm với nghề hơn là những ứng viên có trình độ quá cao nhưng thiếu sự gắn bó lâu dài.

Việc lựa chọn nhân sự phù hợp giúp trung tâm vận hành ổn định, tạo môi trường giáo dục chất lượng và bền vững. Đội ngũ giáo viên có kỹ năng truyền đạt tốt sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, đồng thời giảm áp lực quản lý và duy trì sự ổn định tài chính cho trường.

Một số rủi ro khi thành lập trường mầm non tư thục

Việc thành lập trường mầm non tư thục hay bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào đều tiềm ẩn những rủi ro không thể tránh khỏi. Do đó, việc nhận diện và chuẩn bị kỹ lưỡng trước các tình huống phát sinh là yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động ổn định, bền vững. 

Một số rủi ro khi thành lập trường mầm non tư thục

Dưới đây là một số rủi ro thường gặp khi mở trường mầm non tư thục mà các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý.

Rủi ro cạnh tranh

Mở trường mầm non tư thục đối mặt với rủi ro cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt tại các khu vực có nhiều cơ sở giáo dục cùng hoạt động. Khi nguồn cung vượt quá nhu cầu, việc thu hút học sinh trở nên khó khăn, dẫn đến giảm doanh thu. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh cũng buộc các trường phải tăng lương và cải thiện chế độ phúc lợi cho giáo viên, khiến chi phí vận hành ngày càng cao.

Giải pháp tối ưu để giảm thiểu rủi ro này là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục. Điều đó bao gồm việc đầu tư đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến và tạo ra những giá trị khác biệt nhằm mang lại trải nghiệm học tập tốt nhất cho trẻ.

Rủi ro về chi phí vận hành

Kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mầm non có đặc thù là thời gian thu hồi vốn chậm. Việc duy trì hoạt động trường mầm non đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong đó chi phí thuê mặt bằng và trả lương giáo viên chiếm phần lớn. Nhiều cơ sở đã phải đóng cửa hoặc chuyển nhượng vì không đủ tài chính duy trì đến khi đạt được số lượng học sinh ổn định.

Để giảm thiểu rủi ro tài chính, nhà đầu tư cần chuẩn bị dự trù chi phí ít nhất 1 năm tiền thuê mặt bằng6 tháng lương giáo viên. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, có thể tối ưu hóa chi phí bằng cách lựa chọn mặt bằng vừa đủ, cắt giảm các khoản chi không cần thiết và tập trung vào những hạng mục quan trọng nhất.

Rủi ro từ chính sách nhà nước

Các quy định pháp lý trong lĩnh vực giáo dục mầm non luôn có sự thay đổi và hoàn thiện, tạo ra thách thức không nhỏ cho các trường tư thục. Những quy định chặt chẽ về số lượng giáo viên, cơ sở vật chất, vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn giáo dục khác đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của trường.

Để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, chủ đầu tư cần tuyển dụng giáo viên đạt chuẩn (tối thiểu có bằng trung cấp sư phạm mầm non) và thường xuyên cập nhật chính sách mới. Việc tham gia các khóa học quản lý giáo dục mầm non cũng giúp chủ trường hiểu rõ hơn về quy trình vận hành và quản lý hiệu quả.

Tóm lại, để thành công trong lĩnh vực này, cần xây dựng chiến lược bền vững, cân đối chi phí hợp lý và luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của thị trường và chính sách nhà nước.

 

Kết luận, điều kiện thành lập trường mầm non là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên và tài chính. Việc tuân thủ đúng các quy định pháp lý sẽ giúp đảm bảo hoạt động của trường mầm non tư thục diễn ra hợp pháp và hiệu quả. Điều này không chỉ tạo dựng niềm tin với phụ huynh mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

THAM KHẢO NGAY:  Đề án thành lập trường mầm non

Đăng bởi:

KiddiHub Collaborator Phú

Bài viết liên quan

10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết

12/04/2025

89

10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết
10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết. Những câu hỏi thường gặp giúp phụ huynh nuôi dạy con đúng cách

Đọc tiếp

Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì"

12/04/2025

96

Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì"
Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì". Phân tích và giải thích câu tục ngữ "Con dại cái mang" (5 Mẫu). Hãy cùng Kđihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có

12/04/2025

78

15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có
15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có. Nuôi con theo dư luận – Cha mẹ dễ đánh mất chính mình. Hãy cùng Kiddihu tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết

12/04/2025

73

Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết
Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết. Những sai lầm phổ biến trong việc nuôi dạy con theo khoa học. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Cách dạy con khi con ăn trộm tiền cực kỳ hiệu quả

12/04/2025

98

Cách dạy con khi con ăn trộm tiền cực kỳ hiệu quả
Cách dạy con khi con ăn trộm tiền cực kỳ hiệu quả. Phải làm gì khi con vẫn tiếp tục trộm tiền dù đã được nhắc nhở? Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

15 cách dạy trẻ dễ tiếp thu có thể cha mẹ chưa biết

12/04/2025

72

15 cách dạy trẻ dễ tiếp thu có thể cha mẹ chưa biết
15 cách dạy trẻ dễ tiếp thu có thể cha mẹ chưa biết. Cách dạy trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu và duy trì sự tập trung

Đọc tiếp

Cách dạy con gái 8 tuổi hiệu quả cha mẹ cần biết

12/04/2025

63

Cách dạy con gái 8 tuổi hiệu quả cha mẹ cần biết
Cách dạy con gái 8 tuổi hiệu quả cha mẹ cần biết. Tại sao con gái 8 tuổi thường ương bướng khó bảo? Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Cách dạy con của người Đức giúp rèn luyên tính kỷ luật

12/04/2025

45

Cách dạy con của người Đức giúp rèn luyên tính kỷ luật
Cách dạy con của người Đức giúp rèn luyên tính kỷ luật. Sự khác biệt trong cách dạy con của người Đức và các quốc gia khác

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp