Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 15/07/2023 - 16:40:41
531
Mục lục
Xem thêm
Dạy trẻ các con vật là việc quen thuộc hầu hết các bậc cha mẹ đều quan tâm. Hầu hết bé cũng rất thích quan sát và tiếp xúc với vật nuôi khi được tạo điều kiện.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ rất sợ động vật hoặc bị ảnh hưởng bởi môi trường, hoàn cảnh xung quanh dẫn đến biểu hiện bạc đãi con vật. Để biết cách giáo dục chủ đề động vật giúp bé tiếp thu nhanh, không sợ hãi, mời bạn theo dõi nội dung Kiddihub chia sẻ bên dưới.
Thời điểm thích hợp nhất để bậc phụ huynh cho con làm quen với các loài động vật là từ 1 – 3 tuổi. Nguyên nhân là do lúc này, trẻ đang trong thời kỳ phát triển khả năng ghi nhớ và tư duy nên học hỏi rất nhanh.
Khi mới bắt đầu, bố mẹ có thể dạy con tập nói tiếng kêu của các loài vật nuôi gần gũi. Đồng thời dạy bé nhận biết con vật thông qua các clip động vật hoặc giáo dục chăm sóc động vật đúng cách.
Không nhất thiết phải tuân thủ theo trình tự nên bố mẹ hãy dựa vào phản ứng của trẻ để điều chỉnh hoạt động phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Top trường mầm non được ba mẹ review tốt nhất tại Hà Nội
Thông thường, bậc phụ huynh sẽ dạy bé nhận biết các con vật xung quanh ngay từ khi còn nhỏ. Đồng thời để trẻ làm quen dần với động vật khi lớn lên.
Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ sợ vật nuôi khiến quá trình bố mẹ giáo dục trở nên khó khăn. Để giúp bé vượt qua nỗi sợ động vật, bố mẹ hãy tham khảo một số giải pháp sau:
Cách dạy trẻ về các con vật | Chi tiết |
---|---|
✅ Cho trẻ biết sợ hãi là điều bình thường | Trẻ nhỏ thường sợ những điều không thể đoán trước hoặc không quen thuộc. Khi lớn lên, bé sẽ học được và có kiến thức về cách thức động vật hoạt động cũng như tự tin hơn về khả năng đối phó của mình. Nếu nhìn nhận nỗi sợ hãi của trẻ theo hướng này, bố mẹ có thể tiếp cận và xử lý vấn đề một cách dễ dàng hơn. |
✅ Phụ huynh quyết định nên can thiệp hay không | Đối với động vật, phản ứng và nỗi sợ hãi của trẻ hầu hết là bình thường. Tuy nhiên, đối với trường hợp cho rằng bản thân cần can thiệp để giúp con vượt qua nỗi sợ, phụ huynh cần xem xét một số yếu tố sau: Tần suất, cường độ và thời gian cơn sợ của trẻ. Nếu chỉ hơi lo lắng, rất có thể trẻ sẽ tự thoát khỏi sự khó chịu và không cần sự giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu nỗi sợ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ như: Đi học, đi chơi,... lúc này chắc chắn bạn cần can thiệp. |
✅ Lắng nghe con | Nếu thấy đã đến lúc cần giúp con vượt qua nỗi sợ hãi động vật, bạn đừng vội hành động, thay vào đó hãy lắng nghe trẻ. Cụ thể, hãy khuyến khích bé nói ra nguyên nhân tại sao lại sợ động vật. Nếu con bày tỏ nỗi sợ một cách cụ thể, phụ huynh sẽ có manh mối rồi xác định phương pháp hỗ trợ một cách hiệu quả nhất. |
✅ Tôn trọng cảm giác sợ hãi của bé | Phụ huynh hãy cho trẻ biết rằng bạn hiểu con sợ và không có gì sai, đáng xấu hổ về nỗi sợ đó. Tuy nhiên, bố mẹ không nên củng cố nỗi sợ cho con thông qua việc khuyên con tránh xa động vật đang sợ. Vì điều này sẽ không góp phần giải quyết vấn đề, thay vào đó sẽ làm trẻ càng sợ hơn. |
✅ Củng cố sức mạnh cho trẻ | Trẻ nhỏ thường cảm thấy nếu sợ động vật sẽ không thể làm gì để khiến mọi thứ khác đi. Lúc này, phụ huynh hãy nói cho con biết rằng khi sợ hãi điều gì đó, bé vẫn có thể vượt qua bằng cách cố gắng đối mặt. |
✅ Giúp con phá vỡ nỗi sợ hãi động vật | Đây là bước tiếp theo trong cách dạy bé nhận biết các con vật để không còn sợ hãi nữa. Ví dụ, nếu con sợ mèo, bố mẹ đừng giúp bằng cách vội vàng để một chú mèo đến vuốt ve tay con. Chắc chắn mọi thứ sẽ kết thúc trong nước mắt và việc giáo dục con của bạn cũng trở nên khó khăn hơn. Thay vào đó, bạn hãy thực hiện kế hoạch từng bước một để giúp con ngày càng cảm thấy thoải mái. Đầu tiên, hãy cho con xem hình ảnh về mèo, tiếp theo là đọc sách về mèo, mua đồ chơi hình mèo để bé làm quen. Khi đã thấy trẻ có thể nói về mèo nhưng không còn biểu hiện lo lắng, sợ hãi nữa, bạn hãy để con nhìn thấy một chú mèo từ xa. Việc này sẽ giúp con cảm thấy an toàn. Sau đó cho con ở cùng phòng với mèo, ngồi cạnh và vuốt ve khi bé đã sẵn sàng. |
Bên cạnh dạy trẻ học tiếng Anh bằng hình ảnh, cách giáo dục con hình thành tình yêu thương động vật cũng là chủ đề rất được bậc phụ huynh quan tâm. Nếu cũng là một trong số đó, bạn hãy tham khảo một số nguyên tắc quan trọng sau đây:
Nguyên tắc | Chi tiết |
---|---|
✅ Dạy con nựng vật nuôi đúng cách | Bố mẹ nên lặp đi lặp lại từ nhẹ nhàng với con khi muốn bé nựng, ôm vật nuôi. Vì một số trẻ chỉ chạm nhẹ, vuốt ve nhưng cũng có trường hợp trẻ khác thích túm, chụp hoặc kéo động vật. Bạn hãy dạy con vuốt ve động vật có lông theo hướng xuôi và tránh động chạm vào khu vực nhạy cảm. |
✅ Không đá, kéo đuôi động vật | Một đứa trẻ bị quá khích có thể gây ra hành động mạnh bạo với động vật. Khi sử dụng chủ đề những con vật cho trẻ học nói, phụ huynh hãy nhắc đến một thông điệp đơn giản để con dễ ghi nhớ là “không kéo đuôi, chạm nhẹ nhàng”. Bên cạnh đó, đuôi là bộ phận rất thu hút trẻ nhỏ, nhất là đối với những bé đang tập đi chập chững. Bạn hãy nhắc nhở con rằng đuôi có vẻ trông rất vui nếu kéo nhưng thực tế, các bé không nên kéo đuôi bất kỳ con vật nào. |
✅ Không trêu chọc vật nuôi | Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được rằng con có thể làm cho động vật nổi giận dù không tiếp xúc vào chúng. Phụ huynh hãy nhắc nhở bé không nên ném đồ vào vật nuôi, không la hét vào mặt hoặc cố làm chúng giật mình. Một số đứa bé cho rằng điều này sẽ rất vui và buồn cười. Tuy nhiên, bố mẹ cần cho con biết động vật sẽ thấy khó chịu khi bé làm vậy với chúng. Thậm chí, động vật còn có thể bất ngờ cào, cắn gây nguy hiểm. |
✅ Dạy bé nhận biết các con vật xung quanh đang khó chịu | Khi dạy các con vật cho bé thông minh, bố mẹ hãy cho bé biết nếu sợ hãi, vật nuôi có thể phản ứng để tự vệ. Ví dụ: Nếu con vật đang sợ và cố gắng chạy đi, hãy để nó đi. Lúc này trẻ không nên đuổi theo dù muốn con vật đó quay lại như thế nào đi nữa. Một số dấu hiệu cho thấy động vật đang sợ hãi, khó chịu chính là rên và gầm gừ. Khi đó, trẻ nhỏ cần dừng ngay các hành vi gây kích động chúng. |
Xem thêm: Đồ chơi giáo dục dành cho trẻ nhỏ
Nhìn chung, dạy trẻ chủ đề động vật không đơn thuần chỉ là nhận biết, phân loại theo hình dáng bề ngoài. Thay vào đó, bé cũng nên học cách quan tâm đến những vật nuôi nhỏ bé, yếu thế cũng như to lớn hơn mình.
Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ bên trên, bạn đã nắm rõ được cách dạy trẻ các con vật giúp nhanh tiếp thu, không sợ hãi. Để theo dõi nhiều kiến thức bổ ích khác, bố mẹ đừng quên theo dõi chuyên trang mỗi ngày.
Đăng bởi: PhamMai
21/05/2025
56
Đọc tiếp
13/05/2025
137
Đọc tiếp
13/05/2025
215
Đọc tiếp
13/05/2025
329
Đọc tiếp
13/05/2025
148
Đọc tiếp
13/05/2025
249
Đọc tiếp
13/05/2025
130
Đọc tiếp
13/05/2025
2476
Đọc tiếp