Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 22/06/2023 - 14:20:47
452
Mục lục
Xem thêm
Trẻ tự kỷ có nói được không, khi nói sẽ như thế nào? Chắc hẳn đây là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh khi tìm hiểu về các dấu hiệu trẻ tự kỷ. Nếu gia đình bạn đang có trẻ tự kỷ hoặc bạn đang quan tâm về chủ đề này, vậy thì hãy tham khảo nội dung bài viết sau.
Bên cạnh thắc mắc trẻ tự kỷ có nói được không thì nhiều cha mẹ còn quan tâm đến hiện tượng chậm nói ở trẻ. Không ít người cho rằng tình trạng chậm nói này chính là dấu hiệu của bệnh tự kỷ.
Các chuyên gia cho biết, biểu hiện thường thấy và dễ nhận biết bệnh tự kỷ là trẻ tự kỷ không nói được hoặc chậm nói. Tuy nhiên liệu rằng có phải cứ trẻ chậm nói là do tự kỷ gây nên không?
Theo các chuyên gia cho biết, trên thực tế có khoảng ¼ số lượng trẻ bị chậm nói. Bên cạnh nguyên do vì bệnh tự kỷ, chậm nói có thể là do những vấn đề ở lưỡi, vòm miệng hay các vấn đề về thính giác. Nếu là chậm nói do tự kỷ thì trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường đi kèm chẳng hạn như ngôn ngữ kém, hành động, hành vi như không có cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp….
Để biết được chính xác trẻ có đang bị tự kỷ hay không thì khi thấy trẻ có biểu hiện chậm nói cha mẹ nên chủ động đưa trẻ thăm khám. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng của trẻ.
Trước khi tìm hiểu trẻ tự kỷ có nói được không cùng các phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh nên chủ động nắm được các dấu hiệu phân biệt trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói. Để từ đó chúng ta sẽ có các biện pháp trợ giúp phù hợp với tình trạng của trẻ.
Nếu như là trẻ chậm nói đơn thuần thì trẻ sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:
Tuy nhiên chậm nói đơn thuần không ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ. Sau khi cải thiện khía cạnh ngôn ngữ thì trẻ hoàn toàn có thể phát triển bình thường mà không gặp phải trở ngại nào.
Nếu như con bạn bị chậm nói do tự kỷ thì thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như:
Trẻ tự kỷ có biết nói không, cách nói chuyện của trẻ tự kỷ ra sao? Dưới đây là lý giải của các chuyên gia, các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
Nếu bạn đang thắc mắc trẻ tự kỷ có nói được không thì đáp án là có. Dù trẻ có đang bị tự kỷ thì trẻ vấn có thể nói chuyện được. Tuy nhiên việc nói chuyện sẽ không được thuận lợi vì có những trở ngại, rào cản.
Ở trẻ tự kỷ, khả năng nói chuyện sẽ thể hiện ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ. Nếu như tình trạng nhẹ thì khả năng nói chuyện của trẻ không bị cản trở nhiều. Nếu mức độ tự kỷ nghiêm trọng thì khả năng nói sẽ rất kém, thậm chí nhiều trường hợp sẽ không thể nói được.
Đã có những nghiên cứu khoa học chỉ ra, có khoảng 40% trẻ mắc tự kỷ không hề nói chuyện. Có khoảng 25 - 30% trẻ nói được một số từ trong giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi sau đó thì không nói nữa. Một số trường hợp sẽ có thể nói được khi đã lớn.
Với những trẻ tự kỷ được can thiệp và hỗ trợ từ sớm, mặc dù khả năng ngôn ngữ được cải thiện tuy nhiên cách nói chuyện của trẻ vẫn hơi chút khác thường, ví dụ như:
Blog liên quan: Top các trung tâm can thiệp sớm, trung tâm trẻ tự kỷ, trung tâm trẻ chậm phát triển
Ngoài tìm hiểu về trẻ tự kỷ có nói được không thì phụ huynh cũng không nên bỏ qua cách khắc phục tình trạng này. Các chuyên gia cho biết khả năng nói của trẻ tự kỷ có thể khắc phục được nếu có biện pháp can thiệp sớm.
Bạn nên đưa trẻ đi thăm khám khi phát hiện khả năng nói của trẻ có vấn đề và kèm theo những dấu hiệu nghi ngờ bị tự kỷ. Các chuyên gia sẽ có các biện pháp can thiệp phù hợp với mức độ bệnh của từng trẻ.
Bên cạnh đó từ phía phụ huynh, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện khả năng ngôn ngữ cho trẻ tại nhà như:
Hy vọng những chia sẻ ở trên đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc khi dạy con: trẻ tự kỷ có nói được không? Đồng thời nắm được các biện pháp để can thiệp sớm ở trẻ bị tự kỷ để đạt được hiệu quả tốt. Và ba mẹ cũng đừng quên theo dõi website của Kiddihub để đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác về hành trình nuôi dạy trẻ tự kỷ!
Xem thêm: Trẻ tự kỷ có chữa được không?
Đăng bởi:
06/07/2025
29
Đọc tiếp
06/07/2025
30
Đọc tiếp
06/07/2025
38
Đọc tiếp
06/07/2025
31
Đọc tiếp
06/07/2025
27
Đọc tiếp
06/07/2025
31
Đọc tiếp
06/07/2025
39
Đọc tiếp
06/07/2025
21
Đọc tiếp