Tìm kiếm bài viết

Dạy con cách tự vệ, phòng tránh nguy hiểm 

Đăng vào 04/07/2023 - 11:48:05

430

Mục lục

Xem thêm

Môi trường bên ngoài gia đình luôn là một môi trường đầy rẫy những hiểm nguy, đe dọa đối với trẻ. Đổi lại, đó lại là môi...

Dạy con cách tự vệ, phòng tránh nguy hiểm 

Môi trường bên ngoài gia đình luôn là một môi trường đầy rẫy những hiểm nguy, đe dọa đối với trẻ. Đổi lại, đó lại là môi trường vô cùng lý thú để trẻ được phát triển tự do. Cha mẹ không thể luôn ở cạnh con, chăm sóc, bảo vệ con, nên cách tốt nhất là dạy trẻ cách tự bảo vệ chính bản thân mình. Điều này là vô cùng quan trọng, cần thiết, các kỹ năng này có thể giúp bé tránh khỏi kẻ xấu, tránh được các tại nạn và tìm thấy sự trợ giúp khi cần đến. 

Hãy dạy ngay cho con các kỹ năng tự bảo vệ này nhé cha mẹ!

Cha mẹ không thể luôn ở cạnh con, chăm sóc, bảo vệ con, nên cách tốt nhất là dạy trẻ cách tự bảo vệ chính bản thân mình.

1. Kỹ năng tự vệ 

Bảo vệ bản thân khỏi người lạ

  • Dạy trẻ không đi theo người lạ
  • Dạy trẻ không nhận đồ từ người lạ

Bảo vệ bản thân khỏi hiểm họa, tai nạn

  • Dạy trẻ các phương pháp sơ cấp cứu
  • Cách xử lý khi có thảm họ

Bảo vệ bản thân khi ở nhà một mình

  • Khi ở nhà một mình, tuyệt đối không trả lời, không mở cửa khi có người lạ gọi cửa.
  • Gọi điện thoại cầu cứu cha mẹ, người thân khi có người đang cố đột nhập vào nhà.

2. Kỹ năng tự chơi an toàn

Trẻ thường phải tự chơi khi cha mẹ, người chăm sóc trẻ bận bịu không thể dám sát trẻ. Trẻ cần biết cách tự chơi an toàn: tránh các khu vực nguy hiểm như bếp núc, ngoài sân,…vv. Tránh các đồ vật như dao, kéo, bếp gas, bếp điện,…vv.

3. Kỹ năng xử lý khi bị lạc

Trẻ thường rất dễ mất tập trung và hay tò mò nên dễ xảy ra trường hợp trẻ lạc mất cha mẹ, người đi cùng trên đường hay tại nơi đông người. 

Dạy trẻ cách xử lý khi bị lạc đường là thật sự cần thiết.

Trẻ phải luôn bám lấy tay hoặc nắm lấy áo người đi cùng. Khi bị lạc, phải la lên gọi ba, mẹ để kịp thời có người đến giúp. Trẻ nên học thuộc số điện thoại của cha mẹ và số nhà để có người giúp trẻ có thể liên lạc với người thân đến đón sớm nhất…vv.

4. Kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Dạy trẻ nhớ đường về nhà, tránh các con đường vắng, dạy trẻ một số biển báo giao thông cần thiết, cách qua đường an toàn tại nơi có đèn giao thông, các kỹ năng lái xe đạp, đi đúng đường,…vv

5. Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp

Trong mọi hoàn cảnh nguy hiểm, trẻ vẫn có cơ hội vượt qua nếu tìm được sự giúp đỡ. Hãy dạy trẻ kỹ năng hữu ích này nữa nhé.

Trẻ cần hét lên thật to hay gào khóc lớn để thu hút sự chú ý của người qua lại.

Gọi điện thoại cầu cứu người thân, hoặc gọi đến các số điện thoại khẩn cấp để được giúp đỡ.

Trình bày vấn đề với người giúp đỡ để họ tìm cách giúp

Cha mẹ có thể tham khảo việc đưa con đến các buổi hội thảo giáo dục trẻ, các chương trình ngoại khoá, các khoá huấn luyện trẻ để được cung cấp đầy đủ nhất không chỉ về các kỹ năng phòng vệ, tự vệ mà còn rất nhiều các kỹ năng hữu ích khác.

Ba mẹ có thể tham khảo: 13 cách dạy con tự lập giai đoạn 0-6 tuổi ba mẹ nên biết”

 Vậy ba mẹ cần làm gì để bảo vệ sự an toàn?

Trước khi con có thể độc lập trưởng thành, bạn nên thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn cho bé. Làm thế nào để dạy con cách ứng xử khi gặp người lạ? Câu trả lời là hãy cùng con giải thích và thảo luận tất cả tình huống cũng như cách phản ứng khi phải đối mặt với nguy hiểm.

1. Không ghi tên con lên vận dụng cá nhân

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen viết tên con và số điện thoại bố mẹ trên một số vận dụng cá nhân của các bé như balo, cặp sách… để phòng tránh khi thất lạc. Tuy nhiên, những người tiếp cận đứa trẻ với mục đích xấu sẽ dễ dàng giành được sự tin tưởng của con bạn một khi chúng biết tên họ của bé. Thay vì viết tên tuổi con thì tốt nhất là nên viết số điện thoại của bố mẹ phòng trường hợp đồ đạc bị mất hoặc con có thể đi lạc.

2. Không đi theo người lạ

Luôn căn dặn các con không được phép lên xe của người lạ nếu chưa có sự đồng ý của bố mẹ. Điều này là vô cùng quan trọng. Cũng cần lưu ý rằng nếu có một người nào đó hoặc một chiếc xe bắt đầu theo dõi chúng thì nên cố gắng chạy theo hướng ngược lại và kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

3. Hét to khi gặp tình huống nguy hiểm

Nói với con bạn, khi bị người lạ bắt giữ hãy phản ứng lại bằng cách cắn, đá và cố gắng thu hút sự chú ý của những người khác, ngay cả trong tình huống rất nguy hiểm. Cố gắng la thật lớn: “Tôi không biết anh ấy/cô ấy. Họ muốn đưa tôi đi!” để tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh khi ở những nơi công cộng.

4. Sáng tạo mật khẩu gia đình

Những kẻ xấu thường dụ dỗ trẻ bằng cách làm cho đứa trẻ tin rằng họ sẽ dẫn con đến với bố mẹ. Chính vì thế, hãy dạy con bạn biết cách từ chối lịch sự khi có người lạ dụ dỗ đi theo. Điều đầu tiên phải hỏi người lạ bố mẹ con tên gì.

Mật khẩu gia đình phải là những thứ đứa trẻ có thể nhớ lâu nhưng người lạ khó có thể đoán được.

Các bậc phụ huynh cũng nên phát minh những cụm từ được gọi là “mật khẩu gia đình” cho tình huống khẩn cấp hoặc để phân biệt trong trường hợp nhờ người thân quen giúp đỡ trông nom lũ trẻ. 

5. Cài đặt ứng dụng theo dõi

Nhờ chức năng định vị GPS, một số ứng dụng cho phép cha mẹ giám sát một cách chính xác địa điểm và mức pin điện thoại của con. Những chức năng và ứng dụng này có thể theo dõi sát sao địa điểm hiện tại của con bạn, nếu con đang ở địa điểm xa lạ và gặp nguy hiểm thì có thể tìm cách ứng phó kịp thời.

Hiện nay có khá nhiều ứng dụng theo dõi nhưng phổ biến nhất chính là ứng dụng Life360 Locator và GPS Phone Tracker dành cho cả hai hệ điều hành iOS và Android.

6. Đeo đồng hồ hoặc thiết bị cảnh báo khẩn cấp

Các thiết bị có nút bấm báo động khẩn cấp thường được thiết kế dưới dạng đồng hồ, móc khóa, dây chìa khóa, vòng tay hoặc vòng cổ. Nếu đứa trẻ bấm nút cầu cứu, ngay lập tức cha mẹ sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo nhờ một ứng dụng di động đặc biệt, cho phép cha mẹ nhận thức được tình huống nguy hiểm của con cái.

7. Giữ khoảng cách khi trò chuyện

Nên để con biết rằng, chúng không bị bắt buộc phải nói chuyện với người lạ. Vì vậy, không nên tiếp xúc với người lạ quá 5 - 7 giây khi không có bố mẹ bên cạnh. Tốt nhất, nên đi đến một địa điểm an toàn hơn. Trong trường hợp cuộc trò chuyện với người lạ kéo dài, nên chỉ cho đứa trẻ biết chúng phải đứng cách ở một khoảng 1 - 2 m. Khi người lạ mặt cố gắng tiếp cận gần hơn, cần lễ phép từ chối hoặc kêu lớn tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

8. Tránh đi chung thang máy một mình cùng người lạ

Dạy con bạn đứng dựa lưng vào tường khi đi thang máy để có thể nhìn thấy bất cứ ai theo dõi mình với mục đích xấu. Nếu người đó hoàn toàn xa lạ thì nên tìm cớ tránh đi chung thang máy với họ. Chỉ cho phép con đi thang máy một mình, cùng bố mẹ hoặc họ hàng, hàng xóm thân thiết. Dạy con cách đáp lại lịch sử khi người lạ mời đi thang máy cùng: “Cảm ơn! Nhưng cháu có thể đợi cha mẹ”.

Trong tình huống nếu bị người lạ cố kéo vào trong thang máy, bịt miệng thì điều quan trọng là phải chiến đấu, hét lớn và cắn người đó cho đến khi người lớn đến cứu hộ.

Hãy sử dụng dịch vụ trông trẻ tại nhà của KiddiCare ngay hôm nay và trải nghiệm sự tiện lợi và an tâm khi nuôi dạy con cái!

Tải App KiddiHub tại đây

Tìm hiểu thêm về dịch vụ 

Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục KiddiHub

Địa chỉ: Tầng 22 Tòa N09B2 Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: [email protected]

Hotline: 0972171331

Đăng bởi: Dương Thanh Hoa

Dương Thanh Hoa Dương Thanh Hoa

Bài viết liên quan

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết

06/07/2023

1142

Béo phì ở trẻ và những điều ba mẹ nên biết
Tình trạng béo phì của trẻ em ngày nay ngày càng gia tăng, việc ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm lối sống tĩnh tại, ít...

Đọc tiếp

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 

06/07/2023

1808

Tại sao trẻ nghiện xem tv và phương pháp dạy trẻ ba mẹ cần biết 
Các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan đã phát triển một công cụ để đo lường mức độ nghiện màn hình của trẻ từ 4 tới 11...

Đọc tiếp

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè

06/07/2023

1436

9 cách phòng tránh đuối nước cho trẻ khi đi du lịch hè
Phụ huynh đưa con đi bơi, du lịch vùng biển, sông, hồ, cần lưu ý cách phòng tránh tai nạn đuối nước.Trẻ em đuối nước do ...

Đọc tiếp

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện

06/07/2023

1489

Những hoạt động cha mẹ vui chơi cùng bé cho sự phát triển toàn diện
Bé rất thích được chơi cùng bố mẹ, vì điều này sẽ tạo nên nhiều cảm xúc đặc biệt vời bé. Do đó các bậc cha mẹ đã được ch...

Đọc tiếp

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ

06/07/2023

1302

Bí quyết nuôi dưỡng một giấc ngủ ngon cho trẻ
Mặc dù nhu cầu giấc ngủ trẻ sơ sinh thường khác nhau, nhưng nếu biết cách áp dụng bí quyết làm sao để bé ngủ ngon, con b...

Đọc tiếp

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 

06/07/2023

1516

Dạy trẻ kỹ năng kết bạn và chơi với bạn vui vẻ. 
Không phải tất cả mọi trẻ đều biết cách kết bạn. Một số trẻ phải học hỏi kỹ năng kết bạn giống như học nói, học đi. Và t...

Đọc tiếp

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?

06/07/2023

1345

Chăm sóc da cho bé yêu: bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con tốt nhất?
Da của trẻ nhỏ hết sức mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Vì vậy, việc giữ cho da của trẻ luôn mịn màng, khỏe mạnh, đặc biệt...

Đọc tiếp

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý

06/07/2023

1325

Cách dạy khi trẻ mất tập trung giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý là một trong các rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em, được biểu hiện bằng những hành vi hiếu độ...

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>