Đăng vào 04/07/2023 - 10:39:48
358
Mục lục
Xem thêm
1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho trẻTrẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt có nguy cơ nhiễm bệnh và biến ...
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt có nguy cơ nhiễm bệnh và biến chứng khi nhiễm bệnh cao do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Có nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ lây bệnh cao cho trẻ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng trẻ nếu không may nhiễm bệnh.
Tiêu biểu như các bệnh nguy hiểm: lao, bại liệt, thương hàn, ho gà, viêm não,… ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây tử vong hoặc biến chứng không phục hồi. Sự ra đời của vắc xin đã giúp cứu sống nhiều trẻ trước những căn bệnh truyền nhiễm này.
Vắc xin có thể là virus giảm độc lực hoặc virus đã chết, vì thế không gây bệnh mà chỉ giúp hệ miễn dịch nhận dạng, tạo ra kháng thể chống lại bệnh. Khi đã có kháng thể, khi gặp tác nhân gây bệnh thật sự, cơ thể sẽ phản ứng nhanh hơn chống lại chúng và giúp cơ thể chống tại các tác nhân gây bệnh, phòng bệnh và hạn chế các biến chứng. Vẫn có trường hợp sau tiêm vắc xin, trẻ vẫn mắc bệnh do kháng thể không đủ sống thường bệnh cũng không diễn tiến nặng.
Sau khi tiêm phòng vắc xin, trẻ có thể có một số biểu hiện như: sốt, quấy khóc, không muốn ăn, đau hoặc sưng ở vị trí tiêm,… Đây đều là triệu chứng bình thường do cơ thể phản ứng với chất lạ xâm nhập, sau vài giờ hoặc vài ngày, các triệu chứng này sẽ biến mất. Chỉ rất hiếm trường hợp phản vệ sau khi tiêm hoặc phản ứng nặng sau khi tiêm, tỉ lệ khoảng 1/1 triệu liều. Việc theo dõi và phản ứng nhanh khi trẻ gặp biến chứng sau tiêm sẽ phòng ngừa được nguy cơ này.
Để nâng cao sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế đã quy định, trẻ em dưới 5 tuổi bắt buộc phải được tiêm đầy đủ 10 loại vắc xin chống 10 bệnh truyền nhiễm bao gồm: Uốn ván, ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật Bản B, bại liệt, viêm gan Virus B, lao, Rubella, bệnh sởi, Bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae.
Mỗi loại vắc xin lại gồm số mũi tiêm khác nhau, khuyến cáo tiêm ở các độ tuổi khác nhau mới đạt được hiệu quả kháng thể tốt nhất.
Giai đoạn sơ sinh
24h đầu sau sinh: Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB).
Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao.
Trẻ được 2 tháng
Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 1)
Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 1) lúc trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 2) và phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 1) lúc trẻ tròn 2 tháng tuổi. Có thể sử dụng vắc-xin 6 trong 1 (Chương trình tiêm chủng dịch vụ) hoặc sử dụng vắc-xin 5 trong 1 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và uống thêm vắc-xin phòng bại liệt liều 1.
Trẻ được 3 tháng
Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 2)
Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 2)
Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 3) và phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 2). Có thể sử dụng vắc-xin 6 trong 1 mũi 2 hoặc 5 trong 1 + uống vắc-xin phòng bại liệt liều 2 (theo Chương trình tiêm chủng mở rộng).
Trẻ được 4 tháng
Uống vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều 3 nếu sử dụng vắc-xin Rotateq của Mỹ)
Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 3)
Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B (mũi 4) và phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea (mũi 3). Có thể sử dụng vắc-xin 6 trong 1 mũi 3 hoặc 5 trong 1 + uống vắc-xin phòng bại liệt liều 3 (theo Chương trình tiêm chủng mở rộng).
Trẻ được 9 tháng
Tiêm vắc xin sởi: mũi 1.
Trẻ được 18 tháng
Tiêm vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib)
Tiêm vắc xin sởi - rubella.
Trẻ trên 1 tuổi
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản
Mũi 1: trẻ được 1 tuổi trở lên.
Mũi 2: tiêm sau mũi 1, 2 tuần.
Mũi 3: tiêm sau mũi 2, 1 năm.
Từ 2 đến 5 tuổi
Uống vắc xin Tả (với các vùng nguy cơ cao).
Từ 3 đến 10 tuổi
Tiêm vắc xin Thương hàn: 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao).
Ngoài các loại vắc xin đầy đủ được tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được Bộ Y tế cung cấp trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, cha mẹ có thể tiêm phòng bổ sung cho trẻ 1 số loại cần thiết khác như:
Trẻ có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử, nguy cơ cao dị ứng với thành phần của vắc xin cần được thử nghiệm trước khi tiêm thực sự hoặc theo dõi cẩn thận trong và sau khi tiêm. Điều này giúp giảm nguy cơ dị ứng hoặc phản ứng phản vệ nguy hiểm sau tiêm.
Hãy thông báo cho bác sĩ nếu trẻ có các đặc điểm sau:
Để biết rõ hơn về lịch tiêm phòng cụ thể và các loại mũi tiêm khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà y tế địa phương. Chúng tôi cũng khuyến nghị cha mẹ sử dụng dịch vụ trông trẻ tại nhà của KiddiCare để đảm bảo bé nhận đủ tiêm phòng và được chăm sóc tốt nhất.
Hãy sử dụng dịch vụ trông trẻ tại nhà của KiddiCare ngay hôm nay và trải nghiệm sự tiện lợi và an tâm khi nuôi dạy con cái!
Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục KiddiHub
Địa chỉ: Tầng 22 Tòa N09B2 Thành Thái, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0972171331
Đăng bởi: Dương Thanh Hoa
Top 10 Trường chuyên cấp 2 ở Hà Nội được đánh giá cao nhất năm 2024
Danh sách Trường mầm non có chương trình học chất lượng hàng đầu tại Hồ Chí Minh
Top 5 Trường Mầm non công lập chất lượng nhất tại Quận Phú Nhuận năm 2024
99+ Câu đố cho trẻ mầm non 4 tuổi rèn luyện tư duy logic
Top 10 Trường Mầm non công lập uy tín chất lượng ở Quận 12 năm 2024
Đừng bỏ lỡ thông tin các trường Tiểu học uy tín hàng đầu tại Bình Dương
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
06/07/2023
1142
Đọc tiếp
06/07/2023
1808
Đọc tiếp
06/07/2023
1436
Đọc tiếp
06/07/2023
1489
Đọc tiếp
06/07/2023
1302
Đọc tiếp
06/07/2023
1520
Đọc tiếp
06/07/2023
1345
Đọc tiếp
06/07/2023
1325
Đọc tiếp