Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 16/05/2023 - 16:59:03
264
Mục lục
Xem thêm
Bạn đã bao giờ cố gắng kết bạn với con cái chưa?
Làm cha mẹ đã khó, cố gắng trở thành “bạn tốt” của con lại càng khó hơn. Nhiều phụ huynh không muốn làm bạn với con vì sợ xảy ra tình trạng “bằng vai phải lứa”, khiến việc nghiêm khắc và đưa con vào khuôn phép trở nên khó khăn hơn. Dù vậy, làm bạn cùng con là một trong những điều rất quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ, khi nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng trẻ được bố mẹ quan tâm cũng như được dạy cách cư xử đúng mực sẽ có xu hướng thành công hơn trong tương lai.
Vậy, làm thế nào để cha mẹ có thể gần gũi, thân mật hơn, xây dựng mối quan hệ khăng khít với con cái? Làm thế nào để làm bạn với con, và cân bằng giữa hai định nghĩa “cha mẹ và “bạn bè”? Làm thế nào để đặt ra những giới hạn và quy tắc để có thể dạy con hiệu quả, mà vẫn giữ được tình cha con tốt đẹp? Trong bài viết này, KiddiHub sẽ gợi ý cho các bậc phụ huynh những “bí quyết xây dựng tình bạn” đề cải thiện mối quan hệ với con trẻ thêm phần tốt đẹp hơn.
Làm bạn với con là mong ước của bất cứ bậc cha mẹ nào trên thế giới này đều là được làm bạn cùng con, được con coi là nơi trút bầu tâm sự mọi điều. Làm bạn với con cũng là con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất giúp cha mẹ nuôi dạy con dễ dàng hơn.
Làm bạn với con giúp cha mẹ hiểu con hơn. Nhờ đó có thể lắng nghe và hỗ trợ trẻ trong quá trình phát triển. Giúp trẻ hiểu hơn về cuộc sống và tránh mắc phải những sai lầm không đáng có.
Biết đặt mình vào vị trí của con, dành thời gian chơi với con… sẽ giúp cha mẹ trở thành một người bạn của con. Dưới đây là những nguyên tắc cha mẹ cần phải ghi nhớ để có thể làm bạn với con.
Bước đầu tiên trong việc xây dựng một mối quan hệ bền vững với con cái, đó là nhấn mạnh với con “nguyên tắc vàng”: cha mẹ vẫn là cha mẹ. Nhiều phụ huynh cố gắng thân thiện để làm bạn với con đến mức khiến con quên đi rằng trước khi là bạn, đó vẫn là cha mẹ mình.
Tình bạn thực sự không có nghĩa là chỉ cười-và-đồng ý, hay giả vờ như mọi việc đều ổn. Nếu cha mẹ cho phép trẻ làm mọi điều con muốn chỉ để duy trì tình cảm tốt giữa cả hai, điều đó sẽ dẫn đến hệ lụy rằng con sẽ càng ngày càng nổi loạn. Khi không có những giới hạn được đặt ra bởi cha mẹ, trẻ sẽ có khả năng tự ý làm mọi thứ và thực hiện những điều không phù hợp với lứa tuổi của con. Thay vì cố chiều mọi thứ để khiến con vui, với hy vọng rằng con sẽ xem cha mẹ như bạn bè, hãy trở thành một người bạn thực sự. Người bạn thực sự sẽ đặt lợi ích của bạn mình lên trên hết, dù rằng điều đó nghĩa là đôi khi chúng ta phải đưa ra những quyết định cứng rắn hơn.
Đặt ngang bằng không có nghĩa là cá mè một lứa, mà ở đây chính là bạn đặt mình vào chính vị trí của con để nhìn nhận và giải quyết vấn đề.Trong cuộc sống, trước một sự vật, hiện tượng, chúng ta thường mô tả, chỉ trích, bình luận, nhận định mà ít đưa ra giải pháp. Ta áp dụng thói quen này trong cả việc nuôi dạy con. Điều này không mang lại lợi ích nào cho con trẻ, chưa kể sẽ khiến con tách xa bạn hơn. Thay vì chê con, nói nặng lời với con, ba mẹ nên nghĩ ra giải pháp giúp con có động lực sửa đổi những sai phạm hơn
Nhiều bậc cha mẹ thường mắc sai lầm khi áp đặt hành động của con bằng suy nghĩ của bản thân. Khi con khó chịu, cáu giận không lý do,… thay vì chia sẻ, lắng nghe thì nhiều bố mẹ lại bỏ qua, thậm chí là gắt gỏng với con. Những hành động tuy nhỏ đó sẽ khiến khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình bị đẩy ra xa hơn, thậm chí con còn nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực như cô đơn, tự ti, chống đối,…
Điều thứ 3 rất quan trọng và cũng là điều khó khăn đối với cha mẹ trong việc học cách làm bạn với con. và cuộc sống luôn đè nặng lên vai của các bậc phụ huynh, nhưng đó không phải lý do mà bố mẹ có thể “trút‘ gánh nặng lên người khác, đặc biệt là con. Bởi mỗi người đều có những vấn đề riêng của mình và con cũng vậy. Những áp lực học tập, những xích mích trong quan hệ bạn bè cũng là những áp lực mà con cần bố mẹ ở bên. Vậy nên mỗi lúc căng thẳng, bạn cố gắng đừng mang sự khó chịu về nhà, thay vào đó hãy học cách lắng nghe con nhiều hơn.
Việc này chỉ mất 10 phút mỗi ngày và để thực hiện thì vô cùng đơn giản. Một khi nó đã trở thành thói quen, cả cha mẹ và con cái đều sẽ học được cách lắng nghe đối phương và có thể cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.
Điều này đòi hỏi ba mẹ thật kiên nhẫn và dành thời gian ở bên cạnh chơi với con, từ đó giúp con tin tưởng, thân thiết với ba mẹ hơn. Ba mẹ có thể tham khảo một số trò chơi dưới đây cùng con, không chỉ giúp con vui vẻ mà còn có thể giúp con tăng khả năng tư duy, phát triển trí não hơn
Một cách khác để hình thành thói quen chính là việc bạn cần phải biết lắng nghe trẻ nói. Có những lúc hãy để chúng có thể làm chủ câu chuyện của mình. Hãy ngừng đặt ra những câu hỏi và thay vào đó là những lời góp ý. Những hoạt động như thế này sẽ giúp gia đình trở nên gắn bó hơn và giúp cho những đứa trẻ có đủ tự tin để đến với bạn và nói cho bạn tất cả mọi điều có thể, từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống thường ngày cho đến những tình huống khiến chúng lo lắng.
Tưởng chừng như rất nhỏ nhưng bữa cơm gia đình lại là sợi dây gắn kết gia đình. Những bữa cơm là lúc mà mọi người có thể chia sẻ những câu chuyện, những vấn đề trong suốt một ngày dài. Nên dù bận thế nào đi nữa thì gia đình bạn cần có ít nhất một bữa ăn cùng nhau. Trong bữa ăn, bố mẹ cũng nên chủ động khơi gợi cho con nói nhiều hơn.
Ba mẹ hãy tập cho mình thói quen cảm ơn khi con làm bất cứ việc gì cho chúng ta dù chỉ là đưa cho chúng ta một món đồ. Việc nói với con lời cảm ơn sẽ khiến con cảm thấy bản thân cũng như những việc làm của mình được tôn trọng. Ngoài ra, việc ôm hôn sẽ giúp thể hiện tình cảm giữa bố mẹ và con. Một việc tưởng chừng như nhỏ bé đó cũng chính là những dấu ấn quan trong xây dựng nên tiềm thức về cuộc sống của trẻ, Hãy tạo cho trẻ với những tiềm thức đẹp nhất về tình yêu thương.
Đăng bởi: Dương Thanh Hoa
06/07/2023
1557
Đọc tiếp
06/07/2023
3064
Đọc tiếp
06/07/2023
2271
Đọc tiếp
06/07/2023
2402
Đọc tiếp
06/07/2023
2127
Đọc tiếp
06/07/2023
2334
Đọc tiếp
06/07/2023
2157
Đọc tiếp
06/07/2023
1921
Đọc tiếp