Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 01/06/2023 - 16:27:32
440
Mục lục
Xem thêm
Trẻ tự kỷ khó ngủ là tình trạng phổ biến mà trẻ em mắc chứng bệnh này gặp phải. Theo TS. Annette Estes (Giám đốc Trung tâm Tự kỷ UW), có đến 80% trẻ tự kỷ có vấn đề về giấc ngủ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nói chung mà còn khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy nguyên nhân khó ngủ ở trẻ tự kỷ do đâu và làm thế nào để cải thiện giấc ngủ cho trẻ? Bài viết sau đây của Kiddihub sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi trên.
Tự kỷ (hay còn gọi là "rối loạn phổ tự kỷ") là hội chứng rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự khiếm khuyết về kỹ năng giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, hành vi, hạn chế về sở thích hoặc lặp đi lặp lại. Triệu chứng của tự kỷ thường xuất hiện rất sớm: ngay khi trẻ vừa sinh ra (tự kỷ điển hình) hoặc sau 3 tuổi (tự kỷ không điển hình).
Trẻ tự kỷ khó ngủ, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ là triệu chứng khá phổ biến. Theo thống kê, có từ 40 - 80% trẻ tự kỷ rơi vào tình trạng này. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến tâm trạng trẻ trở nên cáu gắt hơn, ít tương tác xã hội và giảm sự gần gũi với ba mẹ.
Để nhận biết trẻ tự kỷ rối loạn giấc ngủ, ba mẹ cần theo dõi chu kỳ giấc ngủ của con trong vòng 1 - 3 tháng. Dưới đây là một số biểu hiện của trẻ tự kỷ mà ba mẹ cần lưu tâm:
Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ tự kỷ khó ngủ. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến được các bác sĩ đề cập:
Những trẻ mắc hội chứng tự kỷ thường nhạy cảm hơn với các yếu tố, tác động từ môi trường ngoài như ánh sáng, âm thanh, hình ảnh,...Do đó, chỉ cần một vài tiếng động nhẹ hoặc ánh sáng le lói lọt vào phòng ngủ cũng có thể khiến trẻ tự kỷ thức giấc giữa chừng và khó ngủ lại được.
Bên cạnh đó, trẻ cũng có xu hướng nhạy cảm hơn với các thức uống kích thích thần kinh như trà, nước tăng lực, cà phê,....Dù chỉ sử dụng những thức uống này với một lượng nhỏ nhưng trẻ cũng rất khó đi vào giấc ngủ so với người bình thường.
Trẻ tự kỷ có thể chưa hiểu được hoàn toàn những gì ba mẹ muốn truyền tải. Ví dụ như bé không hiểu được câu nói "đi ngủ thôi con" của ba mẹ có nghĩa là gì. Đồng thời, bé cũng chịu ảnh hưởng từ hành động của mọi người xung quanh. Do đó, nếu bé hiểu được nghĩa của câu nhưng thấy mọi người vẫn chưa đi ngủ thì bé cũng chưa ngủ theo.
Melatonin là loại hormone cần thiết trong việc điều hòa chu kỳ giấc ngủ. Melatonin được tạo ra từ acid amin tryptophan. Thông thường, nồng độ melatonin sẽ tăng vào ban đêm và giảm vào ban ngày.
Ở trẻ tự kỷ khó ngủ, hàm lượng acid amin tryptophan có xu hướng cao hơn hoặc thấp hơn bình thường khiến nồng độ hormone melatonin không được đảm bảo hoặc không tiết ra đúng thời điểm, tức tăng cao vào ban ngày và giảm dần về đêm.
Tình trạng này không chỉ khiến trẻ tự kỷ rối loạn giấc ngủ mà còn làm trẻ khó xác định ngày - đêm. Đồng thời, nồng độ melatonin giảm dần về đêm khiến trẻ cảm thấy tỉnh táo và không thể ngủ ngon giấc.
Trẻ mắc chứng tự kỷ thường kèm theo biểu hiện rối loạn lo âu, tinh thần luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng quá mức. Tâm trạng không tốt sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến trẻ khó ngủ hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ tự kỷ cũng có xu hướng bồn chồn hơn so với các trẻ cùng trang lứa.
Một số bệnh lý liên quan như hen suyễn, động kinh, viêm tai,...thường gặp ở trẻ tự kỷ cũng làm giảm chất lượng sức khỏe và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ đang dùng thuốc để điều trị bệnh, tác dụng phụ của thuốc cũng có thể là nguyên nhân khó ngủ ở trẻ tự kỷ.
Rối loạn rất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nhận thức và hành vi của trẻ tự kỷ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ tự kỷ khó ngủ thường có những hành vi bộc phát thái quá, dễ kích động, nóng tính, giảm khả năng nhận thức và học tập, cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Bên cạnh đó, chứng mất ngủ làm trẻ tự kỷ mất trung bình khoảng hơn 11 phút so với người bình thường để bắt đầu ngủ. Trẻ phải thức giấc nhiều lần vào ban đêm và/hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngoài ra, giấc ngủ ở trẻ tự kỷ có xu hướng ít hồi phục hơn so với người bình thường. Theo nghiên cứu, trẻ tự kỷ chỉ dành khoảng 15% thời gian ngủ ở giai đoạn REM - quan trọng cho việc học và lưu trữ trí nhớ. Trong khi đó, con số này ở trẻ bình thường là 23%.
Tùy vào nguyên nhân khó ngủ ở trẻ tự kỷ mà ba mẹ có thể có các giải pháp giúp trẻ tự kỷ ngủ ngon hơn. Dưới đây là một vài cách khắc phục tình trạng trẻ tự kỷ khó ngủ mà ba mẹ có thể tham khảo:
Xây dựng thời gian biểu khoa học giúp trẻ tự kỷ tạo thói quen ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Nhờ đó, biện pháp này tác động vào đồng hồ sinh học của trẻ, giúp cải thiện dần tình trạng khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Để đảm bảo trẻ thực hiện đúng thời gian biểu đưa ra, các thành viên trong gia đình cũng cần tuân thủ đúng giờ giấc (do trẻ tự kỷ chịu ảnh hưởng từ mọi người xung quanh). Chẳng hạn, khi đến giờ đi ngủ là mọi người trong nhà đều phải lên giường, đắp chăn và nhắm mắt để trẻ thực hiện theo.
Tìm đọc thêm: Review chi tiết top các trung tâm can thiệp sớm, trung tâm trẻ tự kỷ, trung tâm trẻ chậm phát triển
Môi trường xung quanh là yếu tố quan trọng để trẻ tự kỷ khó ngủ không bị tỉnh giấc giữa chừng. Phòng ngủ của bé cần thoải mái, mát mẻ, tránh tối đa tiếng ồn, ánh sáng hoặc mùi hương. Cụ thể như sau:
Tinh thần thoải mái giúp trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn, hạn chế tình trạng thức giấc. Phụ huynh có thể tắm nước ấm cho bé vào buổi tối, đọc truyện tranh cho trẻ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử trong vòng 1 giờ trước khi ngủ.
Ba mẹ nên cho bé mặc những bộ đồ ngủ mà bé yêu thích để tạo tinh thần và giúp tư thế ngủ của trẻ tự kỷ trở nên thoải mái. Nghe những bản nhạc nhẹ hoặc massage cho trẻ cũng là giải pháp thư giãn trẻ tự kỷ khó ngủ hiệu quả.
Ba mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin B, vitamin E, canxi hoặc melatonin vào buổi tối để giúp trẻ tự kỷ khó ngủ ngủ ngon hơn. Các chất này có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, thịt, trứng, cá ngừ và những rau củ có màu xanh đậm,...
Bên cạnh đó, cần tránh cho trẻ uống nước ngọt, trà, nước tăng lực hoặc thức ăn/nước uống có tính kích thích thần kinh vào buổi tối. Bữa ăn tối không nên quá no để tránh tình trạng trào ngược dạ dày dẫn đến mất ngủ.
Một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ có thể giúp trẻ thư giãn và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, ba mẹ nên cho trẻ uống với lượng vừa đủ để tránh tình trạng thức giấc do tiểu đêm.
Blog liên quan: Top trường chuyên biệt cho trẻ tự kỷ tốt nhất
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng chơi một mình và ít tham gia hoạt động vận động. Do đó, phụ huynh có thể vận động, tập thể thao cùng con để cải thiện tình trạng khó ngủ của trẻ. Ba mẹ có thể đưa trẻ đến khu vui chơi thiếu nhi hoặc tham gia hoạt động với trẻ cùng lứa để con tăng tính tương tác xã hội.
Liệu pháp ánh sáng (bright-light therapy) nhằm điều hòa sự tiết melatonin được nhiều chuyên gia khuyến khích. Với liệu pháp này, phụ huynh nên đưa trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 7 - 9 giờ sáng, có thể thay đổi linh hoạt tùy hoàn cảnh và thời tiết.
Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà tình trạng trẻ tự kỷ khó ngủ vẫn kéo dài và không cải thiện, phụ huynh cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có phương pháp can thiệp kịp thời. Ba mẹ có thể tham khảo các trung tâm trẻ đặc biệt, trung tâm can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ trên website của Kiddihub để lựa chọn cho trẻ.
Trẻ tự kỷ khó ngủ là vấn đề dạy con được nhiều phụ huynh quan tâm và lo lắng. Kiddihub hy vọng bài viết trên có thể cung cấp những thông tin cần thiết để cải thiện tình trạng này của trẻ. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, phụ huynh hãy liên hệ đến Kiddihub để được tư vấn miễn phí nhé!
Xem thêm: Trẻ tự kỷ sống được bao lâu?
Đăng bởi: ThuHuong
23/04/2025
106
Đọc tiếp
22/04/2025
58
Đọc tiếp
19/04/2025
95
Đọc tiếp
12/04/2025
175
Đọc tiếp
12/04/2025
185
Đọc tiếp
12/04/2025
152
Đọc tiếp
12/04/2025
136
Đọc tiếp
12/04/2025
180
Đọc tiếp