Đăng vào 15/04/2023 - 15:11:10
1430
Mục lục
Xem thêm
Trẻ chậm phát triển nhận thức thường có dấu hiệu như 9 tháng bé vẫn chưa cầm đồ, khả năng bú kém, khóc thét bất thường, ngủ nhiều...
Trẻ phát triển nhận thức nếu không phát hiện sớm sẽ rất khó điều trị khi đã nặng. Chính vì vậy ngoài việc quan tâm ba mẹ nên quan sát theo con khi phát hiện dấu hiệu trẻ chậm phát triển nhận thức như 9 tháng bé vẫn chưa cầm đồ, khả năng bú kém, khóc thét bất thường, ngủ nhiều... cần đến gặp bác sĩ để có những tư vấn và phác đồ điều trị tốt nhất.
Như đã nói dấu hiệu trẻ chậm phát triển nhận thức không quá khó phát hiện nếu các bậc phụ huynh luôn theo sát con.
Dưới đây là những dấu hiệu các bậc phụ huynh nên biết:
So với những đứa bé khác, nếu như ba mẹ thấy con đã 9 tháng tuổi nhưng vẫn chưa thể giơ tay cầm nắm đồ vật hoặc chưa đứng vững trên 2 chân của mình thì đây chắc chắn là dấu hiệu cho thấy bé đang chậm phát triển.
Lúc này bạn hãy đưa con tới phòng khám, trung tâm y tế uy tín để thăm khám và kịp thời can thiệp, điều trị.
Xem thêm: Top trường dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tốt nhất - ba mẹ nên tham khảo
Trẻ thường hay khóc khi bị đói hay ốm. Thế nhưng, nếu con khóc thét nhưng không có tiếng vang hay khóc to, nhanh và kèm triệu chứng ngủ triền miên, lắc đầu, co giật, sốt... khả năng cao là trẻ chậm phát triển trí tuệ, trí não.
Tuy nhiên khi trẻ thường trong tình trạng yếu, khóc không thành tiếng thì cha mẹ cần quan sát và tìm ra nguyên nhân, đừng vội đưa ra quyết định.
Khi ở giai đoạn sơ sinh trẻ có biểu hiện như khó khăn khi bú sữa, không biết bú sữa, hay bị nôn trớ... bạn cũng cần lưu ý. Đâu là biểu hiện bé đang gặp phải chướng ngại về trí lực.
Đối với bé ở giai đoạn ăn dặm thường có biểu hiện ăn thức ăn rắn thường nuốt chửng nhưng dễ nôn, khó khăn khi nhai thức ăn. Với trường hợp này bạn nên đưa con tới gặp bác sĩ để được tư vấn.
Theo thống kế, với trẻ sơ sinh thường có thời gian ngủ phổ biến như sau:
Tuổi | Thời gian ngủ |
---|---|
✅ Trẻ 1 tháng tuổi | Từ 18 cho tới 20 tiếng để ngủ, tức là bé sẽ dành khoảng 3 – 4 tiếng để thức và chơi. |
✅ Trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi | Từ 16 tới 18 tiếng. |
✅ Trẻ từ 5 – 9 tháng tuổi | Từ 15 – 16 tiếng. |
✅ Trẻ tròn 12 tháng tuổi | Bé sẽ cần ngủ từ 14 – 15 tiếng. |
Chính vì vậy nếu bạn thấy thời gian ngủ của con vượt mốc trên, tốt nhất nên đưa đến bệnh viện để thăm khám và kịp thời điều trị. Bởi đây có thể là dấu hiệu của việc trẻ chậm phát triển nhận thức.
Theo các chuyên gia, bé có dấu hiệu trên khuôn mặt như mắt hơi xếch, có khoảng cách xa nhau, mặt đờ đẫn, luôn thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước bọt thì nguy cơ cao là đang mắc dấu hiệu chậm phát triển nhận thức.
Bạn nên nhớ khi trẻ hơi đờ đẫn, chậm chạm và mãi tới tháng thứ 6 mới cười hoặc đầu biến dạng... đều là biểu hiện bất thường cần phải đến bệnh viện kiểm tra.
Khi bé từ 3 tháng tuổi trở lên có động tác chậm như ngẩng đầu, ngồi, đứng chậm so với trẻ cùng trang lứa đều là biểu hiện của sự phát triển khác thường.
Ví dụ: Sau 6 tháng tuổi con chỉ tập trung vào một vật với biểu cảm chậm chạp, đờ đẫn và không có hứng thú với mọi thứ. Hay nói cách khác là bé chơi một mình, có người gọi cũng không quan tâm thì ba mẹ nên quan sát, theo dõi sát sao một thời gian. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục bạn hãy đưa con tới gặp bác sĩ để được tư vấn. Đây có thể là dấu hiệu bệnh tự kỷ, chậm nhận thức.
Dấu hiệu bé chậm phát triển nhận thức còn gặp ở những trẻ chậm nói. Khi lên 9 tháng trẻ thường theo dõi và mô phỏng cách nói của người lớn.
Tới tháng thứ 10, vẫn không phát ra âm thanh hay âm không rõ bạn cần lưu ý bởi đây có khả năng là biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Lúc này ba mẹ cần dạy con kỹ năng mở khẩu hình miệng hoặc trò chuyện giúp con học nói.
Một số bé không hứng thú môi trường, xã hội xung quanh. Thậm chí bé còn không thích giao lưu, nói chuyện với người khác và luôn thiếu tình cảm.
Với tình trạng này bạn cần phải đặc biệt quan tâm, dành nhiều tình yêu thương cho bé hơn và tuyệt đối không được xem nhẹ. Bên cạnh đó ba mẹ cũng nên nhờ tới sự giúp đỡ của chuyên gia để kịp thời chữa trị tâm lý cho con.
Khi bé được 6 tháng tuổi nhưng mắt nhìn vẫn lờ đờ, không quay đầu khi có người gọi, không ngồi vững được.
Hay con thiếu phản ứng, chậm chạp với thế giới bên ngoài như không nói chuyện, tương tác với cha mẹ thì dây chính là biểu hiện của việc trẻ chậm phát triển nhận thức.
Với trẻ phát triển bình thường sẽ ăn dặm vào tháng thứ 7 – 9. Bởi thức ăn có thành phần dinh dưỡng vì thế khi bé ăn tuyến nước bọt sẽ được kích thích và làm tăng quá trình bài tiết.
Bên cạnh đó ở giai đoạn này bé sẽ mọc răng và thường hay ngậm tay cũng khiến tuyến nước bọt bị kích thích và tăng nước bọt.
Với trẻ chậm phát triển nhận thức ngoài việc chảy nước miếng còn nghiến răng ken két... Tuy nhiên đây cũng là biểu hiện của bệnh liên quan đến não(liệt dây thần kinh, viên não). Dù nguy cơ mắc bệnh này khá ít nhưng bạn cũng nên cẩn thận hãy đưa con đi khám.
Theo các chuyên gia của Kiddihub trẻ chậm phát triển nhận thức có thể do những nguyên nhân sau:
Can thiệp về giáo dục chính là biện pháp giúp điều trị tình trạng trẻ chậm phát triển nhận thức. Không những vậy phương pháp này còn giúp con phát triển những kỹ năng nhận thức cụ thể. Bên cạnh đó ba mẹ cũng có thể sử dụng liệu pháp hành vi hoặc trò chơi để giải quyết vấn đề này.
Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo một số trung tâm dạy trẻ chậm phát triển uy tín tại trang web KiddiHub.com.
Xem thêm: Trẻ chậm phát triển có chữa được không?
Ngay khi thấy bé có dấu hiệu chậm phát triển nhận thức phụ huynh nên đưa con đi khám để được đánh giá mức độ và lên kế hoạch can thiệp.
Nhưng khám mới là bước đầu tiên giúp bạn biết tình trạng của bé. Bước quan trọng tiếp theo đó là lên kế hoạch giúp con phát triển theo trẻ cùng lứa tuổi.
Vậy là bạn đã hiểu được dấu hiệu cũng như nguyên nhân trẻ chậm phát triển nhận thức rồi đúng không. Ba mẹ hãy kiên trì, tương tác đều đặn với con hàng ngày và theo dõi KiddiHub để có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm đồng hành cùng con nhé!
Đăng bởi: PhamMai
So sánh các trường chuyên cấp 3 ở Hà Nội nổi tiếng về chất lượng học
So sánh nhanh: Mầm non Kids Garden và Green Pearl - Trường nào nổi bật hơn?
Top 5 trường mầm non dành cho bé 6 tháng tuổi ở Hà Nội uy tín
So sánh Sakura Montessori với IQ Hạ Long: Trường nào vượt trội hơn?
So sánh học phí top 5+ trường mầm non công lập được phụ huynh Cần Thơ lựa chọn nhiều nhất
Top 10+ trường THPT dân lập ở Hà Nội được phụ huynh tin tưởng nhất
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
22/11/2024
61
Đọc tiếp
22/11/2024
87
Đọc tiếp
22/11/2024
111
Đọc tiếp
21/11/2024
133
Đọc tiếp
21/11/2024
157
Đọc tiếp
20/11/2024
185
Đọc tiếp
19/11/2024
154
Đọc tiếp
19/11/2024
325
Đọc tiếp