Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao, xem ngay!

Đăng vào 26/04/2023 - 14:27:18

1839

Mục lục

Xem thêm

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao, xem ngay!

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao là băn khoăn của nhiều phụ huynh hiện nay. Bố mẹ cần phải cần cân bằng dinh dưỡng giàu Canxi, Vitamin D3; chia nhỏ bữa ăn của bé; vận động thể dục thể thao;… Để nắm rõ hơn bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu cụ thể qua nội dung bài viết này.

Tìm hiểu về chậm phát triển chiều cao

Chậm phát triển chiều cao là tình trạng trẻ không phát triển với tốc độ bình thường so với độ tuổi của con. Nếu con bạn trông thấp bé hơn những trẻ khác cùng nhóm tuổi là đang gặp vấn đề này.

tre-cham-phat-trien-chieu-cao-phai-lam-sao-1
Chậm phát triển chiều cao là tình trạng trẻ không phát triển với tốc độ bình thường so với độ tuổi của con

Việc chậm phát triển chiều cao được xem là vấn đề y tế nếu bé nhỏ hơn 95% trẻ cùng độ tuổi. Một số biểu hiện trẻ chậm phát triển phải kể đến như sau:

  • Bé lùn hơn các bạn cùng lớp.
  • Con thấp hơn anh chị em ruột cùng trang lứa.
  • Tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ ít hơn 5cm/năm.
  • Quần áo của con mặc lâu chật.
  • Bé có nồng độ tiết tố tăng trưởng thấp. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển khuôn mặt khiến con trông khác so với bình thường.
  • Có thể bé đi phân ra máu, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa,… dấu hiệu về bệnh dạ dày khiến con chậm phát triển chiều cao.

Trong trường hợp này bố mẹ nên cho bé đi khám chậm phát triển chiều cao để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: Top trung tâm cho trẻ chậm phát triển tốt nhất - ba mẹ nên tham khảo

Giải đáp thắc mắc trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao? 

Chiều cao, cân nặng của trẻ tăng liên tục trong giai đoạn phát triển là bình thường. Tốc độ tăng trưởng của mỗi nhóm tuổi, cá thể trong mỗi nhóm có sự khác biệt nhưng không quá lớn. 

tre-cham-phat-trien-chieu-cao-phai-lam-sao-2
Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao - cân bằng dinh dưỡng giàu Canxi, Vitamin D3; chia nhỏ bữa ăn của bé;…

Tuy nhiên khi chiều cao tụt dần xa hơn so với bạn cùng trang lứa hoặc độ tuổi chuẩn. Đây có thể là tình trạng bé chậm phát triển thể chất.

Trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao – Bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp giúp bé tăng chiều cao hiệu quả bên dưới:

Các cách

Chi tiết

✔️ Dinh dưỡng cân bằng giàu canxi, vitamin D3

Canxi chiếm 40% tổng trọng lượng xương của cơ thể và tồn tại dưới dạng Canxi Hydroxyapatite. Có thể nói Canxi là khoáng chất quan trọng góp phần cấu tạo nên hệ xương vững chắc.

Việc phát triển chiều cao liên quan đến việc dài ra của xương. Điều này kéo theo nhu cầu Canxi cơ thể tăng lên bắt kịp đà tăng trưởng của xương. Nhất là trong giai đoạn 0 – 3 tuổi và dậy thì của trẻ.

Chế độ ăn giàu Canxi sẽ giúp xương có nguồn Canxi dồi dào để tăng trưởng. Việc cung cấp không đủ Vitamin D cho cơ thể dẫn khiếm giảm hấp thu Canxi, tăng nồng độ Hormone tuyến cận giáp trong huyết thanh.

Từ đó gây nên tình trạng loãng xương, còi xương, xương chậm phát triển về chiều dài. Những việc này sẽ làm trẻ chậm tăng trưởng chiều cao. 

✔️ Chia nhỏ bữa ăn của bé

Thay vì bố mẹ ép trẻ ăn no 3 bữa chính khiến con cảm thấy sợ ăn bạn cần cho bé ăn vừa phải. Bổ sung thêm 2 – 3 bữa phụ mỗi ngày để kích hoạt khả năng chuyển hóa cơ thể.

Điều này cũng giúp tăng khả năng hấp thụ Canxi, Vitamin D và bổ sung năng lượng cho bé.

✔️ Thiết lập chế độ sinh hoạt

Xương không thể dài ra ngay cả khi con đang thức, cơ thể chỉ phát triển khi bé đang ngủ.

Điều quan trọng hơn hết là bạn cần rèn luyện cho bé trong độ tuổi từ 2 – 4 là thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

Thời gian lý tưởng để cho bé ngủ là 10h đêm đến 6h sáng hôm sau, đủ 8 tiếng mỗi ngày. 

Việc ngủ đúng giờ là điều kiện lý tưởng cho cơ thể con sinh sản ra Hormone tăng trưởng GH, kích thích chiều cao.

✔️ Vận động thể dục thể thao 

Tập luyện thể thao cũng là bước quan trọng để con phát triển chiều cao. Việc tập thể dục thường xuyên sẽ thúc đẩy các cơ khớp xương và kéo giãn ra. Đồng thời điều này còn kích thích cơ thể con tiết ra nhiều Hormone tăng trưởng GH, chiều cao hiệu quả.

Bạn cũng có thể cho bé tham gia các câu lạc bộ, trung tâm hướng dẫn, rèn luyện thể thao. Bố mẹ cũng cần khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoài trời để tăng cường Vitamin D cho cơ thể.

✔️ Hạn chế tiếp xúc đồ công nghệ

Nếu bé sử dụng điện thoại, xem Tivi nhiều hay chơi điện tử quá lâu ảnh hưởng đến thị lực. Điều này còn tạo tư thế xấu khiến trẻ ngừng phát triển chiều cao. Chẳng hạn cong đốt sống cổ, vẹo cột sống lưng do cúi gằm mặt để nhìn màn hình.

Bố mẹ cần hạn chế cho bé tiếp xúc với đồ công nghệ quá sớm để khung xương hình thành ổn định hơn. Đồng thời đẩy lùi nguy cơ tiềm ẩn khiến bé phát triển chậm chiều cao xuống mức tối thiểu.

✔️ Duy trì đúng tư thế cho bé

Một cột sống cong vòng, dáng đi ưỡn ngực hay còng lưng khiến bé thấp hơn so với bình thường. Cho nên việc dạy con tư thế đi, đứng, ngồi cũng là biện pháp quan trọng để tăng chiều cao.

Nếu không duy trì đúng tư thế, cột sống của bé sẽ bị bóp méo, suy yếu. Điều này cũng làm trẻ đối mặt với vấn đề chậm phát triển thể chất và nguy cơ hỏng dáng trong tương lai.

 

Phần lớn việc tăng trưởng chậm ở trẻ đều có thể khắc phục được. Bố mẹ cần theo dõi và lưu giữ biểu đồ tăng trưởng của con để kiểm soát được phần nào sự phát triển của bé.

Xem ngay: Trẻ chậm phát triển có chữa được không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm phát triển chiều cao

Nhiều phụ huynh cho rằng việc chậm phát triển chiều cao của trẻ là do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ. Thế nhưng bên cạnh yếu tố này ra, các chuyên ra còn chỉ ra một số nguyên nhân khác như:

tre-cham-phat-trien-chieu-cao-phai-lam-sao-3
Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao do thiếu máu, mắc bệnh mãn tính,…
  • Thiếu Hormone tăng trưởng: Yếu tố này cực kỳ quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ và quyết định đến chiều cao. Hormone tăng trưởng được bài tiết từ tuyến yên, nếu không sản xuất đủ sẽ dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao.
  • Do mắc bệnh mãn tính: Một số bệnh lý mãn tính tại tim, thận, hệ tiêu hóa hoặc bệnh phổi ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Các bệnh điển hình như tim, viêm phổi, thận, hen suyễn, tiểu đường, viêm khớp tự phát thiếu niên,…
  • Thiếu máu: Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Tình trạng thiếu máu kéo dài khiến cơ thể trẻ chậm tiết Hormone tăng trưởng IGF-I – Hóc môn kích thích quá trình phân bài và biệt hóa tế bào. Chúng sẽ làm cơ thể của bé chậm lớn, chậm tăng trưởng và chiều cao.
  • Dinh dưỡng kém: Dinh dưỡng quyết định 20 – 32% chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Nhất là 3 giai đoạn phát triển chiều cao: Bào thai, 0 – 3 tuổi và tuổi dậy thì. Nếu chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt Canxi, cơ thể bé bước vào chế độ tự rút ngược. Lâu ngày khiến con mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng có thể thấp còi.

Bạn có thể truy cập vào kiddihub để chọn trung tâm can thiệp sớm, trung tâm trẻ tự kỷ, trung tâm trẻ đặc biệt. Web sẽ giúp phụ huynh nhanh chóng tìm được địa chỉ phù hợp với bé nhà mình.

Kết luận

Như vậy, trẻ chậm phát triển chiều cao có khá nhiều cách để khắc phục. Thế nhưng việc phát hiện sớm và điều trị đúng nguyên nhân sẽ góp phần cải thiện đáng kể chiều cao cho bé.

Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết được trẻ chậm phát triển chiều cao phải làm sao. Đừng quên nhấn theo dõi Kiddihub ngay hôm nay để cập nhật thêm nhiều thông tin mới, hữu ích cho mình.

Đăng bởi: PhamMai

PhamMai PhamMai

Bài viết liên quan

[PDF] Phương pháp Montessori – Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao

21/05/2025

14

[PDF] Phương pháp Montessori – Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao
Tải ngay sách Phương pháp Montessori – Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao – cẩm nang giáo dục sớm dành cho cha mẹ hiện đại

Đọc tiếp

Cha ủy quyền cho mẹ nuôi con được không?

13/05/2025

116

Cha ủy quyền cho mẹ nuôi con được không?
Cha ủy quyền cho mẹ nuôi con được không? Thủ tục ủy quyền nuôi con thực chất là như thế nào? Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Kế hoạch hoạt động của hội cha mẹ học sinh năm học 2025-2026

13/05/2025

192

Kế hoạch hoạt động của hội cha mẹ học sinh năm học 2025-2026
Kế hoạch hoạt động của hội cha mẹ học sinh năm học 2025-2026. Lợi ích của việc triển khai kế hoạch hoạt động của hội cha mẹ học sinh

Đọc tiếp

Cách xưng hô khi họp phụ huynh đúng chuẩn mực, giao tiếp hiệu quả

13/05/2025

252

Cách xưng hô khi họp phụ huynh đúng chuẩn mực, giao tiếp hiệu quả
Cách xưng hô khi họp phụ huynh đúng chuẩn mực, giao tiếp hiệu quả. Những điều cần lưu ý trong cách xưng hô khi họp phụ huynh

Đọc tiếp

cách bầu ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025-20236

13/05/2025

131

cách bầu ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025-20236
Ý nghĩa và vai trò quan trọng của ban đại diện cha mẹ học sinh trong môi trường giáo dục hiện đại. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Hướng dẫn cách làm giấy mời họp phụ huynh hiệu quả nhất

13/05/2025

199

Hướng dẫn cách làm giấy mời họp phụ huynh hiệu quả nhất
Hướng dẫn cách làm giấy mời họp phụ huynh hiệu quả nhất. Top 10 mẫu giấy mời họp phụ huynh đẹp, phổ biến hiện nay. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025-2026

13/05/2025

107

Hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025-2026
Hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025 - 2026. Những lưu ý khi tham gia hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh

Đọc tiếp

Bài phát biểu của phụ huynh ngày tổng kết năm học 2025-2026

13/05/2025

1738

Bài phát biểu của phụ huynh ngày tổng kết năm học 2025-2026
Bài phát biểu của phụ huynh ngày tổng kết năm học 2025-2026. Tổ chức Ban đại diện của cha mẹ học sinh trường được quy định như thế nào?

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp