Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 26/04/2023 - 15:03:21
404
Mục lục
Xem thêm
Trẻ chậm nói phải làm sao là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm, tìm hiểu. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ khiến bé chịu nhiều thiệt thòi trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
Thậm chí, phụ huynh còn bị bỏ qua các bệnh lý đi kèm của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần nắm rõ bé chậm nói phải làm sao để giúp trẻ có thể phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, bạn hãy theo dõi kiến thức được Kiddihub tổng hợp bên dưới.
Ngôn ngữ là một trong những thước đo quan trọng để có thể biết được trẻ thông minh như thế nào. Chính vì vậy, việc rèn luyện ngôn ngữ cho con ngay từ những năm đầu đời rất quan trọng và cần thiết.
Bé chậm nói hay còn gọi chậm phát triển ngôn ngữ chính là hiện tượng ngôn ngữ của trẻ phát triển không bình thường. Có thể nhận thấy rõ rệt nhất chính là con sẽ chậm nói hơn so với trẻ cùng độ tuổi.
Bé có thể chậm nói ở nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó phổ biến nhất hiện nay vẫn là 2 tuổi. Nguyên nhân dẫn là do đến độ tuổi này, bố mẹ mới nhận biết được bất thường về khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Vậy trẻ chậm nói phải làm sao, có đáng lo ngại không? Trẻ chậm nói do nguyên nhân chậm khả năng ngôn ngữ có thể dễ dàng can thiệp và mang lại hiệu quả cao hơn.
Nhưng nếu trẻ bị chậm nói do: Thính lực có vấn đề, não bộ chậm phát triển,... Lúc này vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều và cần can thiệp bằng y học.
Có thể thấy, việc trẻ chậm nói là điều không bình thường. Vì thế, trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc, bố mẹ cần quan sát, đánh giá sự phát triển khả năng ngôn ngữ của bé. Nếu nhận thấy dấu hiệu con chậm nói, bố mẹ hãy sớm can thiệp để tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Rất nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc đánh giá thế nào là con bị chậm nói. Họ đã thú nhận rằng bản thân không biết tình trạng này chỉ đơn thuần là chậm nói hay là tình trạng bệnh lý thực sự và cần tới sự can thiệp của các chuyên gia y khoa.
Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đã được hệ thống tổng hợp. Bậc phụ huynh cần lưu ý để có thể đưa ra quyết định chính xác và kịp thời. Cụ thể:
- Đối với trẻ trước 12 tháng: Trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu chậm nói sẽ không có các hành động như chỉ, vẫy tay chào tạm biệt.
- Trẻ dưới 18 tháng tuổi: Khi giao tiếp trẻ thích dùng hành động hơn so với lời nói. Đồng thời không bắt chước được âm thanh và không hiểu các yêu cầu đơn giản bằng lời nói của người giao tiếp.
- Trẻ 2 tuổi:
Xem thêm: Trẻ chậm nói nên bổ sung gì?
Khi phát hiện trẻ có bất thường về khả năng ngôn ngữ, bố mẹ cần xác định rõ nguyên nhân và tình trạng của bé. Từ đó có thể định hướng phương pháp chữa chậm nói đúng đắn và hiệu quả cho con.
Nếu loại trừ được các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ, bạn có thể tự cải thiện và rèn luyện cho con bằng một số cách sau:
Một trong những cách chữa trị chậm nói hiệu quả cho trẻ chính là phụ huynh hãy dành nhiều thời gian nói chuyện với bé. Rất nhiều người không biết rằng ngay từ những tháng đầu đời, khả năng của bé đã phát triển và có phản ứng với ngôn ngữ của bố mẹ.
Do đó, việc trò chuyện với con mỗi ngày sẽ giúp khả năng ngôn ngữ của con có thể cải thiện rõ rệt. Trong quá trình này, phụ huynh nên phát âm rõ ràng, chuẩn kết hợp với ngôn ngữ cơ thể.
Thời gian đầu dạy con ngôn ngữ bé sẽ chưa quen nên bạn cần kiên nhẫn thực hiện nhiều lần để trẻ quen dần. Nếu bận công việc, bạn hãy tận dụng mọi thời gian bên bé như khi tắm, ăn cơm để trò chuyện.
Những cuốn sách là vật gắn bó với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ. Việc đọc sách hàng ngày cho con cũng cũng là cách dạy trẻ chậm nói cực hiệu quả.
Các bé thường cảm thấy tò mò mọi thứ xung quanh nên việc đọc sách sẽ giúp kích thích tư duy, trí tưởng tượng cũng như cải thiện khả năng ngôn ngữ ở trẻ.
Khi đọc sách cho con, bố mẹ cần đọc chậm và kết hợp giải thích. Đặc biệt nên miêu tả hình ảnh trong trang sách để giúp trẻ có thể ghi nhớ lâu hơn và kích thích khả năng nói hiệu quả.
Khi dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, phụ huynh nên dạy bé bắt đầu từ những từ đơn giản nhất. Hãy giáo dục con những từ ngữ có 2 âm tiết và tăng độ khó khi đã thành thạo từ trước đó. Điều này giúp trẻ có thể trau dồi thêm vốn từ một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể để bé chậm nói học tại các trường dành cho trẻ đặc biệt uy tín. Vì tại đây, con sẽ được các chuyên gia chuyên nghiệp dẫn dắt, đào tạo tận tình. Nếu chưa biết nên đến trung tâm nào, bố mẹ hãy truy cập website Kiddihub để có câu trả lời ngay hôm nay.
Xem ngay: Top trung tâm can thiệp sớm, trung tâm trẻ chậm phát triển tốt nhất - ba mẹ nên tham khảo
Phụ huynh nên cho con trò chuyện và tiếp xúc nhiều với mọi người xung quanh. Bởi đây là một trong những mẹo chữa trẻ chậm nói giúp bé cải thiện khả năng ngôn ngữ rõ rệt.
Đặc biệt, bố mẹ hãy để bé giao tiếp nhiều với bạn bè cung trang lứa. Thong qua việc đi học, đi chơi sẽ kích thích khả năng nói chuyện, trò chuyện ở trẻ. Ban đầu chỉ là những phát âm ngây ngô, đơn giản nhưng về sau bé sẽ biết thể hiện mong muốn, cảm xúc và sở thích của mình bằng ngôn ngữ chuẩn xác.
Không phải chỉ dạy trẻ nói tại nhà là đủ, thay vào đó bố mẹ hãy tạo môi trường nói chuyện cho bé mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Khi ra ngoài đi chơi, di chuyển trên đường, đi chợ, nấu nướng,... phụ huynh đều có thể trò chuyện để giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp. Bạn nên lựa chọn chủ đề nói chuyện đúng với việc đang thực hiện để con dễ dàng hình dung tốt hơn.
Nhìn chung, khả năng ngôn ngữ ở trẻ không giống nhau, bạn cần quan sát kỹ để có đánh giá chuẩn xác. Từ đó có thể tìm ra giải pháp giúp bé phát triển tốt nhất.
Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ bên trên, bậc phụ huynh đã giải đáp được thắc mắc trẻ chậm nói phải làm sao rồi. Để tham khảo thêm nhiều kiến thức bổ ích về quá trình nuôi dạy con, bạn đừng quên theo dõi chuyên trang ngay bây giờ.
Đăng bởi: PhamMai
25/04/2025
24
Đọc tiếp
23/04/2025
159
Đọc tiếp
22/04/2025
70
Đọc tiếp
19/04/2025
110
Đọc tiếp
12/04/2025
184
Đọc tiếp
12/04/2025
187
Đọc tiếp
12/04/2025
156
Đọc tiếp
12/04/2025
138
Đọc tiếp