Đăng vào 26/04/2023 - 15:31:52
1267
Mục lục
Xem thêm
Trẻ chậm nói hay la hét là do rối loạn phổ tự ký hoặc không đủ ngôn ngữ giao tiếp, không biết cách bộ lộ cảm xúc, muốn g...
Trẻ chậm nói hay la hét là do rối loạn phổ tự ký hoặc không đủ ngôn ngữ giao tiếp, không biết cách bộ lộ cảm xúc, muốn gây sự chú ý...
Để khắc phục tình trạng trẻ chậm nói hay la hét ba mẹ cần can thiệp bằng phương pháp điều trị chuyên môn, tăng cường nói chuyện với trẻ và tránh yếu tố kích thích con. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị, mời bạn cùng KiddiHub đón đọc chia sẻ bên dưới.
Nguyên nhân trẻ chậm nói hay la hét do không đủ ngôn ngữ để giao tiếp, muốn gây sự chú ý, không biết cách bộc lộ cảm xúc và gặp rối loạn liên quan đến giác quan. Cụ thể:
Trẻ chậm nói hay la hét có thể do bị rối loạn phổ tự kỷ. Bé khi đó sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp và thường có xu hướng ăn vạ, la hét để biểu đạt nhu cầu của bản thân.
Nhưng để có thể xác định chậm nói bị rối loạn tự kỷ không bạn cần đưa trẻ tới cơ sở uy tín để thăm khám. Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên tìm hiểu về những biểu hiện của trẻ tự kỷ nhằm sớm phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp.
Chậm phát triển ngôn ngữ khiến cho bé sở hữu vốn từ eo hẹp so với bạn cùng trang lứa. Vậy nên khi có điều cần biểu đạt, con có xu hướng la hét để đạt thứ mình muốn.
Ví dụ, bé cảm thấy đói, thế nhưng lại không biết được cách diễn tả sẽ hét lên để bảo hiệu cho ba mẹ biết. Hoặc khi con cảm thấy khó chịu mà không biết nói cảm giác cũng sẽ la hét.
Bất cứ ai đề có nhu cầu bộc lộ cảm xúc bản thân, trẻ chậm nói cũng vậy. Nhưng với các bé chậm nói do cản trở trong biểu hiện vui vẻ, thích thú, khóc hay buồn sẽ gây khó chịu trong người và buộc con phải hét lên để giải tỏa.
Điều này sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng với tâm lý bé về lâu dài. Lúc đó, con sẽ có hành vi như cào cấu, ném đồ hay tự làm mình đau nhằm giải tỏa bức bối.
Trẻ chậm nói hay la hét có thể là do muốn gây sự chú ý. Những bé chậm nói thường gặp khó khăn khi giao tiếp, gọi người lớn vì thế sẽ la hét để tạo sự chú ý, muốn được quan tâm. Khi đó bé thường la hét với ba mẹ.
Trường hợp này là do bé đang cảm thấy khó chịu. Hay bé thấy bố mẹ bế đứa trẻ khác mà không thích nhưng không biết cách diễn tả nên la hét để lấy lại sự chú ý về phía mình.
Một vài trường hợp trẻ chậm nói la hét do rối loạn giác quan. Tuy nhiên khi bị dính thắng lưỡi cũng sẽ ảnh hưởng tới khẩu hình và khiến bé chậm nói.
Điều này sẽ khiến con nhạy cảm hơn với ánh đèn, màu quá rực rỡ hay tiếng nước sôi... Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và diễn đạt bằng cách kích động, la hét.
Nếu không phát hiện kịp thời việc trẻ chậm nói la hét sẽ rất khó kiểm soát trạng thái này của con. Dưới đây là một số biểu hiện trẻ chậm nói hay la hét ba mẹ cần lưu ý:
Ngay khi phát hiện bé chậm nói có dấu hiệu la hét, bạn cần kịp thời xử lý để bé không bị kích động. Các bậc phụ huynh nên có mặt ngay lập tức, đồng thời hãy quan sát vấn đề con gặp phải và đánh lạc hướng chú ý của bé.
Tuy nhiên, để khắc phục lâu dài trường hợp này bạn nên áp dụng biện pháp sau:
Với bé chậm nói đơn thuần cũng cần phải điều trị về ngôn ngữ để dễ dàng hơn khi diễn đạt cảm xúc. Khi đó, bé có thể dùng lời nói và chấm dứt việc la hét.
Nhiều người khi 15 tháng chưa biết nói đã đưa trẻ đi can thiệp tại các trung tâm trẻ đặc biệt để can thiệp và có kết quả khả quan.
Còn nếu trẻ chậm nói hay la hét liên quan tới vấn đề tự kỷ sẽ phức tạp hơn trong quá trình điều trị. Bé cần được điều trị chuyên môn để có thể kiểm soát cảm xúc, hành vi và hòa nhập cuộc sống dễ dàng hơn.
Khi đưa con đi can thiệp, những nhà chuyên môn không những can thiệp về giao tiếp, ngôn ngữ mà còn giúp bé cải thiện được về tâm lý. Bất ổn về tâm lý của bé được hỗ trợ gỡ rối, giải quyết, đồng thời kích thích việc biểu đạt cảm xúc.
Ba mẹ có thể tham khảo các trung tâm trẻ tự kỷ, đặc biệt uy tín được tổng hợp chi tiết trên web của Kiddihub.
Có thể bạn quan tâm: Top trung tâm trẻ tự kỷ, trung tâm trẻ đặc biệt tốt nhất cho trẻ
Bản chất của việc chậm nói la hét là do bé gặp khó khăn về ngôn ngữ. Vậy nên bạn cần tăng cường vốn từ cho con qua hoạt động tương tác, trò chuyện.
Bằng việc vô cùng đơn giản như dạy con gọi tên đồ vật trong nhà. Qua đó trẻ có khả năng cải thiện tốt hơn về mặt ngôn ngữ.
Đặc biệt, khi tương tác cùng trẻ chậm nói la hét, bạn tuyệt đối không lớn tiếng, dùng bạo lực hay la hét. Bởi điều này trẻ có thể sẽ học theo hành động đó và gây ảnh hưởng tới tâm lý còn non nớt.
Các bậc phụ huynh cần tạo cho bé chậm nói hay la hét một môi trường sống dễ chịu, thoải mái. Bạn nên tham khảo vấn đề sau để có thể cải thiện được không gian sống của con:
Trẻ chậm nói hay la hét cần kiểm tra, có biện pháp điều trị sớm, phù hợp để đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên với những bé này bạn cần bình tĩnh, kiên nhẫn và đồng hành cùng con trên con đường phát triển ngôn ngữ. Theo dõi KiddiHub để xem thêm nhiều bài viết hay khác bạn nhé!
Đăng bởi: PhamMai
So sánh các trường chuyên cấp 3 ở Hà Nội nổi tiếng về chất lượng học
So sánh nhanh: Mầm non Kids Garden và Green Pearl - Trường nào nổi bật hơn?
Top 5 trường mầm non dành cho bé 6 tháng tuổi ở Hà Nội uy tín
So sánh Sakura Montessori với IQ Hạ Long: Trường nào vượt trội hơn?
So sánh học phí top 5+ trường mầm non công lập được phụ huynh Cần Thơ lựa chọn nhiều nhất
Top 10+ trường THPT dân lập ở Hà Nội được phụ huynh tin tưởng nhất
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
22/11/2024
36
Đọc tiếp
22/11/2024
47
Đọc tiếp
22/11/2024
74
Đọc tiếp
21/11/2024
96
Đọc tiếp
21/11/2024
122
Đọc tiếp
20/11/2024
147
Đọc tiếp
19/11/2024
137
Đọc tiếp
19/11/2024
324
Đọc tiếp