Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 07/07/2025 - 11:26:13
16
Mục lục
Xem thêm
“Nếu mình không chấp nhận con mình, thì ai sẽ chấp nhận con?” - câu hỏi đau đáu của một người mẹ sau nhiều năm ròng rã cùng con can thiệp tự kỷ mà chưa thấy ánh sáng. Giữa những tháng ngày tưởng chừng bế tắc, liệu pháp tế bào gốc từ Nhật Bản đã mở ra một cánh cửa hy vọng, không chỉ cho riêng chị, mà còn cho hàng ngàn gia đình Việt khác.
Ở trên là câu nói đầy ám ảnh của chị L.A (Hà Nội), một trong rất nhiều người mẹ có con mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Câu nói được thốt ra sau những chuỗi ngày dài mệt mỏi, khi mọi nỗ lực can thiệp cho con trai gần như vô vọng. Chị kể lại những ngày tháng sống trong cảm giác bất lực đến cùng cực: con không nói, không nhìn, không đáp lại, thậm chí không ôm mẹ lấy một lần.
“Mỗi ngày trôi qua, mình nhìn con như một thế giới khác mà mình không có cách nào chạm vào được. Các trung tâm can thiệp, các liệu pháp hành vi, ngôn ngữ… gia đình đều đã thử qua. Nhưng con vẫn ở đó, trong thế giới của riêng mình”, chị L.A ngậm ngùi.
Nỗi đau đó không của riêng ai. Hàng ngàn gia đình Việt Nam cũng đang trải qua hành trình tương tự, một hành trình mà ở đó, tình yêu thương vô bờ của cha mẹ đôi lúc không thể thắng nổi sự bất lực. Nhiều người đã gần như chấp nhận "định mệnh", rằng con sẽ mãi như vậy. Hy vọng chỉ thực sự đến khi họ được biết đến một hướng điều trị mới – liệu pháp tế bào gốc tủy xương tự thân tại Nhật Bản, hiện đang được triển khai tại Viện Nghiên cứu Trị liệu và Cấy ghép Tế bào gốc Tokyo (TSRI).
Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh phức tạp, khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gốc rễ đến từ tổn thương tế bào thần kinh, viêm não nhẹ kéo dài hoặc sự rối loạn kết nối trong hệ thần kinh trung ương.
Bác sĩ Takahiro Honda, người sáng lập Viện TSRI, cho biết: “Liệu pháp tế bào gốc tủy xương tự thân có tiềm năng trong việc điều hòa hệ miễn dịch, giảm viêm thần kinh nhẹ kéo dài – vốn là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi của trẻ tự kỷ. Các tế bào này cũng kích thích quá trình tái tạo và kết nối lại các vùng chức năng trong não”.
Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng não bộ của trẻ như một "bảng mạch điện tử" phức tạp, nơi các phương pháp can thiệp giáo dục, trị liệu ngôn ngữ là những "giáo viên" đang cố gắng dạy cho trẻ. Nếu "bảng mạch" này bị lỗi, các "kết nối" bị chập chờn, thì dù giáo viên có giỏi đến đâu, trẻ cũng rất khó tiếp thu.
Liệu pháp tế bào gốc giống như một "người thợ" lành nghề, giúp sửa chữa và kết nối lại các "mạch điện" bị lỗi. Khi "phần cứng" não bộ hoạt động trơn tru hơn, các "phần mềm" giáo dục mới có thể được cài đặt và phát huy hiệu quả tối đa.
Nhưng quan trọng là tế bào gốc không thay thế các phương pháp can thiệp truyền thống. Nó không phải là “thuốc tiên” giúp trẻ tự kỷ khỏi bệnh ngay lập tức, mà là một liệu pháp hỗ trợ, tạo ra một nền tảng sinh học vững chắc để các liệu pháp giáo dục, hành vi phát huy hiệu quả vượt trội hơn.
Viện TSRI đã thực hiện thành công hơn 500 ca điều trị tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc tủy xương, với tỷ lệ cải thiện lên đến 95%. Trong số đó, 90% trẻ có hành vi tích cực hơn, giảm các hành vi lặp đi lặp lại và tăng khả năng tập trung. Đặc biệt, 80% trẻ có tiến bộ rõ rệt về ngôn ngữ, mở ra cơ hội giao tiếp và hòa nhập xã hội tốt hơn.
Chị H (Thanh Hóa), một trong những phụ huynh đã cho con theo đuổi liệu pháp này, chia sẻ: "Sau liệu trình tại Nhật, điều tôi mừng nhất là con bắt đầu có tương tác mắt. Con quay lại khi mẹ gọi, và gần đây đã bật ra được vài từ đơn. Đó là những tiến bộ mà gia đình đã chờ đợi suốt nhiều năm. Hành trình vẫn còn dài, nhưng giờ chúng tôi đã có niềm tin và một định hướng rõ ràng hơn".
Ông Nguyễn Việt Tiến, Tổng Giám đốc Mirai Care Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi tự hào là cầu nối duy nhất tại Việt Nam kết nối trực tiếp với Viện TSRI, hỗ trợ gia đình từ khâu tư vấn, sàng lọc đến điều trị và theo dõi hậu trị liệu. Đặc biệt, những trẻ trong giai đoạn vàng từ 2 đến 6 tuổi có khả năng đáp ứng tốt nhất với liệu pháp này, giúp các em phát triển toàn diện hơn”.
Tuy nhiên, ông Tiến cũng nhấn mạnh rằng mỗi trẻ có mức độ đáp ứng khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng, độ tuổi và mức độ rối loạn. Việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, chuyên gia và các chương trình can thiệp sau điều trị là yếu tố then chốt để đạt được kết quả bền vững.
Tự kỷ không phải là một “bản án”, nhưng là một hành trình cần rất nhiều kiên nhẫn, hiểu biết và cả sự đồng hành đúng hướng. Trong bối cảnh y học thế giới không ngừng phát triển, việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị tự kỷ mở ra một cánh cửa mới – nơi mà trẻ không chỉ được chăm sóc hành vi, mà còn được hỗ trợ từ gốc rễ sinh học.
Với sự đồng hành của các đơn vị kết nối uy tín như Mirai care, các gia đình tại Việt Nam có thể tiếp cận liệu pháp này một cách bài bản, minh bạch và an toàn.
Thông tin chi tiết, tư vấn chuyên sâu về khả năng đáp ứng liệu pháp tế bào gốc, phụ huynh có thể liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN MIRAI CARE
Đăng bởi:
07/07/2025
16
Đọc tiếp
04/07/2025
41
Đọc tiếp
04/07/2025
61
Đọc tiếp
20/06/2025
130
Đọc tiếp
20/06/2025
110
Đọc tiếp
16/06/2025
85
Đọc tiếp
11/06/2025
115
Đọc tiếp
02/06/2025
792
Đọc tiếp