Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Tâm lý trẻ mầm non và những điều cha mẹ, giáo viên cần lưu ý

Đăng vào 01/08/2023 - 13:47:54

1349

Mục lục

Xem thêm

Tâm lý trẻ mầm non và những điều cha mẹ, giáo viên cần lưu ý

Tâm lý trẻ mầm non trong mỗi giai đoạn phát triển đều có những đặc điểm không giống nhau. Do đó, khi hiểu được tâm lý của con cha mẹ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy bé khôn lớn và giáo viên có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. 

Vậy ở độ tuổi mầm non, tâm lý trẻ như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo và tìm hiểu qua nội dung Kiddihub chia sẻ bên dưới đây. 

Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non, bạn nên biết

Thông thường, sự phát triển tâm lý trẻ em ở lứa tuổi mầm non thường có tính cách, trạng thái nhạy cảm. Chính vì vậy mà bậc phụ huynh & cha mẹ cần hiểu bản chất của sự phát triển tâm lý bé để có cách nuôi dạy con đúng cách, cụ thể: 

tam-ly-tre-mam-non-1
Sự phát triển tâm lý trẻ em ở lứa tuổi mầm non thường có tính cách, trạng thái nhạy cảm

Sự phát triển

Chi tiết

✅ Trẻ mầm non thích khám phá hay tò mò

Trên thực tế, trẻ mầm non luôn có đặc điểm chung là thích khám phá mọi điều mới mẻ xung quanh. 

Mặc dù có nhiều cha mẹ cảm thấy khá khó chịu và bực bội trước câu hỏi của bé nhưng hãy ở bên trẻ lúc này đồng thời cố gắng kiên trì để con mình được thỏa mãn sở thích theo đúng lứa tuổi. 

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên vui mừng khi bé đặt nhiều câu hỏi bởi vì chỉ có những trẻ thích khám phá học hỏi mới là người có tư duy tốt, chỉ số thông minh cao nên rất có lợi về sau.  

✅ Bé thích được người lớn dành sự quan tâm 

Dù công việc có bận hay mải mê, có thêm em thì cha mẹ cũng luôn chú ý dành sự quan tâm nhất định tới bé hoặc nhờ sự giúp đỡ từ Kiddicare

Nếu phụ huynh không thường xuyên vỗ về, con sẽ cảm thấy lạc lõng và có lối sống khép kín, ít chia sẻ với mọi người hơn. Lúc này, bé sẽ có tư duy nghĩ rằng mình không được yêu thương. 

✅ Con bắt đầu phát triển kỹ năng giao tiếp 

Theo các nhà chuyên gia tâm lý học cho biết rằng, trẻ ở độ tuổi mầm non đã bắt đầu có những kỹ năng giao tiếp và phản ứng rõ rệt về mặt ngôn ngữ. 

Lúc này, bé đã có khả năng quan sát mọi thứ xung quanh và thường bắt chước lại ngôn ngữ của cha mẹ, ông bà hay những bộ phim hoạt hình. 

Việc giao tiếp này giúp con hoàn thiện được kỹ năng giao tiếp của bản thân trở nên tốt hơn. 

Khi nói chuyện với nhau trong gia đình, mọi người cần chú ý nhiều hơn đến cách dùng từ bởi trẻ sẽ học rất nhanh rồi có những hành động, lời nói tương tự. 

✅ Trẻ hình thành tính tự lập

Có thể nói, việc dạy con tự lập ngay từ khi còn nhỏ là cách được các bà mẹ Nhật áp dụng nhiều. 

Theo đó, bé sẽ phải tự ăn, tự đánh răng rửa mặt, đi tolet,… 

Điều này không chỉ giúp con hình thành đức tính tốt mà còn trang bị thêm nhiều kỹ năng khác nhau. 

Do vậy mà trong giai đoạn này, bố mẹ không nên quá bao bọc hay giúp trẻ làm những việc nhỏ nhặt mà bé nào cũng làm được. 

Người lớn nên để con tự làm theo ý của mình đồng thời chú ý quan sát, dành lời khuyên & hướng dẫn hay giúp bé hiểu rõ hơn. 

Tham khảo ngay: Những phương pháp dạy trẻ giao tiếp với bạn bè tốt nhất 

Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi trẻ mầm non

Khoảng thời gian từ lúc sinh trưởng đến lúc trưởng thành, trẻ luôn phát triển về mặt thể chất, cảm xúc, trí tuệ lẫn tinh thần,…. Dưới đây là bảng mẫu về đặc điểm tâm lý trẻ với độ tuổi khác nhau, cụ thể như sau: 

Đặc điểm tâm lý trẻ 3 tuổi 

Nhìn chung, tâm lý trẻ 3 tuổi sẽ có những thay đổi khá rõ ràng. Có thể kể đến một số đặc điểm cơ bản nhất của bé trong độ tuổi này là: 

tam-ly-tre-mam-non-2
Trẻ 3 tuổi thường có tính cách ngoan cố, ương bướng, tự tiện,…

- Chuyên quyền: Các bé thường sẽ bắt bố mẹ làm theo yêu cầu của bản thân mình. 

- Tự tiện: Trẻ tự ý thực hiện một hành động hay một việc nào đó mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn. 

- Tích cách ngoan cố: Con sẽ có hành vi phản kháng và chống lại các chuẩn mực, nội quy của gia đình, không chịu phục tùng theo yêu cầu của người lớn. 

- Bướng bỉnh: Bé đòi hỏi hoặc kiên quyết làm theo ý mình để thỏa mãn bản thân mặc dù đó không phải là thứ trẻ thực sự muốn. 

- Trẻ sẽ có những phản ứng tiêu cực với mọi thứ xung quanh hay các mối quan hệ xã hội. 

- Khấu hao: Có những người, những thứ bé từng rất yêu quý nhưng có thể trở nên không có giá trị nữa. 

Hơn thế nữa, con còn có những hành động như ăn vạ, nói chuyện hỗn láo với người lớn, có khuynh hướng dụ bạo lực,.... Theo đó, bạn không nên có những hành động khủng hoảng tâm lý ở trẻ khiến con sợ mà cần dạy bảo theo cách khoa học, văn minh giúp bé có lối sống tốt hơn. 

Đặc điểm tâm lý trẻ 4 tuổi

Ở giai đoạn này, bé sẽ có những thay đổi nhất định về tâm lý, tính cách. Bởi vậy cha mẹ sẽ phải là người tinh tế, nắm bắt cảm xúc để hiểu con hơn. Dưới đây là một đặc điểm tâm lý trẻ 4 tuổi mà bất cứ phụ huynh nào cũng cần phải nắm chắc: 

tam-ly-tre-mam-non-3
Giai đoạn 4 tuổi, bé sẽ có những thay đổi nhất định về tâm lý và tính cách

Cái tôi của bé cao hơn

Trẻ lên 4 tuổi đã biết phân biệt các mối quan hệ trong gia đình, hiểu được sự khác biệt của bản thân với những bạn khác đồng thời cái tôi cũng sẽ cao hơn. 

Vì vậy, con sẽ bắt đầu quan tâm tới lời nhận xét, đánh giá của mọi người dành cho mình. Theo đó, những lời khen hay chê lúc này sẽ có ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ của con rồi tạo nên sự kiêu ngạo hoặc tự ti cho bé. 

Bệnh cạnh đó, tâm lý trẻ 4 tuổi cũng có xu hướng không chịu hợp tác, không nghe lời, tỏ vẻ bướng bỉnh thậm chí là tủi thân nếu không được mọi người quan tâm.

Thích bắt chước mọi hành động, lời nói theo người lớn

Một đặc điểm khá nổi bật đó chính là trẻ thích bắt chước theo người lớn. Trên thực tế, chúng ta thường bắt gặp tình trạng bé đóng vai gia đình rồi có những lời nói, hành động tái hiện lại những hoạt động hằng ngày. 

Có thể thấy rằng, khả năng ghi nhớ hiện tượng, sự vật của bé rất nhạy bén nên những câu chuyện của người lớn các con cũng sẽ để ý rồi học theo. Chính vì vậy mà cha mẹ hãy gia tăng vốn hiểu biết, hình thành kỹ năng giao tiếp của con bằng cách trò chuyện đúng đắn, khoa học. 

Biết bộc lộ cảm xúc

Bộc lộ cảm xúc rõ ràng cũng là đặc điểm cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy trong sự thay đổi tâm lý của trẻ mầm non. Trẻ bướng hay ngoan ngoãn còn phụ thuộc rất nhiều vào cách dạy dỗ của gia đình.  

Thêm vào đó, sự khác biệt về giới tính cũng bắt đầu có sự khác biệt. Do đó, bố mẹ cần phải nắm bắt được tâm lý, cảm xúc và tính cách của trẻ để hình thành nề nếp sống tốt. 

Tạo nên tính tự lập

Những bé 4 tuổi sẽ xuất hiện mong muốn tự lập, tự chăm sóc bản thân mình như tự đánh răng rửa mặt, mặc quần áo, tắm, ăn, vệ sinh,... 

Mặc dù sẽ khá mất nhiều thời gian để các con thực hiện hành động này nhưng bậc phụ huynh hãy kiên trì và bình tĩnh để hướng dẫn bé làm quen. 

Có thể bạn quan tâm: Hiểu rõ về sự phát triển của trẻ

Kết luận

Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về những điều cha mẹ, giáo viên cần lưu ý về đặc điểm tâm lý trẻ mầm non. Hy vọng những thông tin này giúp bạn có những phương pháp giảng dạy con đúng cách, giúp bé có lối sống nề nếp tốt hơn. 

Đăng bởi: PhamMai

PhamMai PhamMai

Bài viết liên quan

10+ cách dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với bạn bè, người thân

04/04/2025

9

10+ cách dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với bạn bè, người thân
10+ cách dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với bạn bè, người thân và khi dạy trẻ biết cách yêu thương sẻ chia bố mẹ cần lưu ý điều gì? Cùng Kiddihub tìm hiểu nhé

Đọc tiếp

Top 12 lợi ích khi dạy nấu ăn cho trẻ em ba mẹ cần biết

04/04/2025

10

Top 12 lợi ích khi dạy nấu ăn cho trẻ em ba mẹ cần biết
Top 12 lợi ích khi dạy nấu ăn cho trẻ em ba mẹ cần biết và các hoạt động ngoại khóa dạy nấu ăn cho trẻ em tại trung tâm. Cùng Kiddihub tìm hiểu nhé

Đọc tiếp

15 cách dạy trẻ kỹ năng đọc sách hiệu quả nhất hiện nay

04/04/2025

17

15 cách dạy trẻ kỹ năng đọc sách hiệu quả nhất hiện nay
15 cách dạy trẻ kỹ năng đọc sách hiệu quả nhất hiện nay và những lợi ích khi dạy trẻ kỹ năng đọc sách. Cùng Kiddihub tìm hiểu nhé

Đọc tiếp

Cách dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên

03/04/2025

11

Cách dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên
Cách dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên và tại sao cần dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường? Cùng Kiddihub tìm hiểu nhé

Đọc tiếp

Hướng dẫn dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại hiệu quả

03/04/2025

11

Hướng dẫn dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại hiệu quả
Hướng dẫn dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại hiệu quả và tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Cùng Kiddihub tìm hiểu nhé

Đọc tiếp

15 cách dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc và cách tránh bị lạc

03/04/2025

14

15 cách dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc và cách tránh bị lạc
15 cách dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc và cách tránh bị lạc và tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc. Cùng Kiddihub tìm hiểu nhé

Đọc tiếp

Giáo án dạy trẻ kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định

03/04/2025

12

Giáo án dạy trẻ kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định
Giáo án dạy trẻ kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định và mục đích và yêu cầu của việc dạy trẻ kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định. Cùng Kiddihub tìm hiểu nhé

Đọc tiếp

15 + kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non

03/04/2025

11

15 + kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non
15 + kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ mầm non. Cùng Kiddihub tìm hiểu nhé

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp