CEFR khác với các hệ thống đánh giá năng lực ngoại ngữ khác như IELTS, TOEFL ở điểm nào?
Khi tìm kiếm cơ hội việc làm hoặc du học, bạn chắc hẳn đã nghe đến các yêu cầu về chứng chỉ tiếng Anh. IELTS, TOEFL và CEFR là những cái tên quen thuộc. Nhưng bạn có biết rằng, mỗi chứng chỉ này lại được công nhận ở những môi trường khác nhau và phù hợp với những mục tiêu khác nhau? Bài viết này KiddiHub giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt này.
Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu CEFR là gì?
CEFR (Common European Framework of Reference for Languages) là một khung tham chiếu được phát triển bởi Hội đồng Châu Âu, nhằm cung cấp một tiêu chuẩn chung để đánh giá năng lực ngôn ngữ của người học trên toàn thế giới, áp dụng cho các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, và nhiều ngôn ngữ khác.
Chi tiết về các cấp độ CEFR
Nhóm A (căn bản)
CEFR A1 (Mới bắt đầu - Breakthrough or Beginner) phù hợp với người mới bắt đầu học tiếng Anh hoặc những người sử dụng tiếng Anh trong các tình huống đơn giản hàng ngày.
CEFR A2 (Sơ cấp - Waystage or Elementary) phù hợp cho những người có khả năng giao tiếp trong các tình huống hàng ngày nhưng còn hạn chế về từ vựng và ngữ pháp.
Nhóm B (độc lập)
CEFR B1 (Trung cấp - Threshold or Intermediate): là ngưỡng cho phép người học giao tiếp và tương tác độc lập trong các tình huống quen thuộc hoặc thường ngày.
CEFR B2 (Trung cao cấp - Vantage or Upper Intermediate): là cấp độ phù hợp với những người cần sử dụng tiếng Anh trong học tập hoặc công việc, với khả năng giao tiếp đa dạng.
Nhóm C (thành thạo)
CEFR C1 (Cao cấp - Effective Operational Proficiency or Advanced): phù hợp với những người sử dụng tiếng Anh ở cấp độ học thuật hoặc chuyên môn, có khả năng tư duy phê phán và thể hiện ý tưởng một cách tinh tế.
CEFR C2 (Thành thạo - Mastery or Proficiency): là cấp độ cao nhất, thể hiện khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo như một người bản ngữ trong các tình huống đòi hỏi sự tinh tế và độ chính xác cao.
Tổng quan Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu CEFR
So sánh Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) và IELTS
Việc so sánh Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) và kỳ thi IELTS mang đến những lợi ích thiết thực cho người học tiếng Anh, đặc biệt là những ai đang chuẩn bị cho kỳ thi IELTS. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai hệ thống này giúp người học xác định chính xác trình độ hiện tại, từ đó xây dựng lộ trình học tập hiệu quả và đạt được kết quả cao trong kỳ thi.
Tiêu chí
CEFR
IELTS
Cấu trúc bài thi
Nghe: phần thi có 12 câu trắc nghiệm trong thời gian 20 phút
Nói: yêu cầu nói theo chủ đề cho trước trong thời gian 5 phút
Đọc: Phần thi có từ 9-12 câu trắc nghiệm với thời gian thi là 20 phút.
Viết: Phần thi yêu cầu bài essay trong thời gian 15 phút.
Ngữ pháp: Phần thi gồm 100 câu trắc nghiệm với thời gian thi là 40 phút.
Listening: Bài thi yêu cầu nghe bốn đoạn ghi âm trong vòng 40 phút và trả lời các dạng câu hỏi tương ứng.
Speaking: Thí sinh sẽ phải nói 3 phần trong khoảng từ 11-14 phút.
Writing: Thí sinh cần viết 2 task ( 150 từ và 250 từ) trong thời gian 60 phút.
Reading: Thí sinh cần trả lời 40 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 60 phút.
Mục đích sử dụng
Quy đổi điểm tiếng Anh để tốt nghiệp đại học…
Chứng chỉ cần có cho các giáo viên cấp Mầm non, Tiểu học và THCS, THPT, giảng viên tiếng Anh không chuyên ngữ tại các trường ĐH, CĐ.
Chứng chỉ cần có cho kỳ thi công chức.
Chứng chỉ cần trong hồ sơ của sinh viên cao học bảo vệ luận án thạc sĩ.
Chứng chỉ miễn thi tiếng Anh đầu vào cho thạc sĩ, tiến sĩ.
Có thể quy đổi sang điểm thi tốt nghiệp THPT, thi đại học…
Điều kiện cần để apply học bổng và du học ở các quốc gia.
Điều kiện ứng tuyển vào các công ty đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều kiện để định cư tại các quốc gia như Anh, Úc, Canada,…
Các quốc gia áp dụng
Các quốc gia châu Âu, một số nước châu Á và châu Mỹ La Tinh
Vương quốc Anh, Canada, Úc, Hoa Kỳ và hơn 143 quốc gia khác
Bài thi CEFR được tổ chức trực tuyến trên hệ thống của Bright Online LLC Academy mỗi tháng một lần, cho phép thí sinh tham gia tại nhiều địa điểm khác nhau.
Bạn có thể đăng ký thi chứng chỉ CEFR trực tuyến tại Trung tâm Ngoại ngữ Tin học Học viện An ninh Nhân dân hoặc Viện Khoa học Quản lý Giáo dục (IEMS).
Đánh giá ưu và nhược điểm của chứng chỉ CEFR
Ưu điểm
Cung cấp các tiêu chí làm cơ sở trong việc đánh giá năng lực ngoại ngữ; đồng thời thiết kế chương trình giáo dục nhằm rèn luyện, hoàn thiện và phát triển tốt nhất khả năng ngoại ngữ của học sinh theo chuẩn châu Âu.
Chìa khóa mở ra nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên, người đi làm,… với mong muốn hội nhập trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Thang bậc tiêu chuẩn mô tả mức độ thông thạo ngôn ngữ, đặc biệt là trong môi trường học thuật.
Hạn chế
Chứng chỉ CEFR chưa được chấp nhận và phủ sóng rộng rãi như một số chứng chỉ chuẩn hóa khác (TOEIC, IELTS,…).
Chia thành nhiều cấp độ, mỗi trình độ lại yêu cầu các kỹ năng và khả năng khác nhau.
Quy đổi CEFR Level sang IELTS và TOEIC
Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) là một hệ thống đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc tế, được sử dụng rộng rãi và có thể quy đổi sang các hệ thống thi ngôn ngữ khác như IELTS hoặc TOEIC. Bảng quy đổi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự tương đương giữa các thang điểm:
CEFR
A1
A2
B1
B2
C1
C2
IELTS
1.0 - 2.5
3.0 - 3.5
4.0 - 4.5
5.0 - 6.0
7.0 - 8.0
8.5 - 9.0
TOEIC
150 - 250
255 - 450
455 - 750
755 - 850
855 - 990
Lời kết
Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) không chỉ là công cụ định lượng trình độ ngôn ngữ mà còn là kim chỉ nam quý báu cho quá trình học tập. Bằng cách xác định rõ mục tiêu dựa trên các cấp độ CEFR, người học có thể xây dựng lộ trình học tập hiệu quả và cải thiện năng lực ngoại ngữ một cách toàn diện. KiddiHubluôn đồng hành cùng quý phụ huynh trong hành trình tìm kiếm trường học/trung tâm tốt nhất.
Đăng bởi:
Bạn muốn nhận thông báo về bài viết mới? Đăng ký ngay