Tìm kiếm bài viết

Bụng bầu bị va đập có sao không? Xem ngay!

Đăng vào 12/01/2023 - 10:52:05

3337

Mục lục

Xem thêm

Bụng bầu bị va đập có sao không? Trường hợp nào cần phải đi bệnh viện. Những thông tin Kiddihub sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình. Vì vậy, mẹ bầu đừng vội bỏ qua nhé.

Bụng bầu bị va đập có sao không? Xem ngay!

Bụng bầu bị va đập có sao không? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Sự việc có thể xảy ra khi bạn đang chăm sóc con cái hay làm việc nhà,… 

Nếu lo lắng khi vô tình va chạm vào bàn, ghế hay người nào đó… khi đang mang thai, vậy hãy cùng Kiddihub đón đọc chia sẻ bên dưới. Tin rằng thông tin này sẽ giúp mẹ phần nào an tâm hơn đấy!

Bụng bầu bị va đập có sao không? 

Bụng bầu bị va đập có sao không? Ở những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ sẽ không lộ rõ kích thước của vòng bụng. Chính vì vậy, việc tiếp xúc hay bị va chạm nhẹ một chút cũng không gây nguy hiểm trừ những chấn thương nghiêm trọng hay tai nạn. 

bung-bau-bi-va-dap-co-sao-khong
Bụng bầu bị va chạm nhẹ một chút không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến mẹ và bé

Hầu hết mọi chị em đều có thể làm việc nhà, chăm sóc con cái hay lái xe khi mang thai. Bên trong cơ thể của mẹ là vùng khá an toàn và có thể bảo vệ em bé nhờ vào những chức năng của bộ phận tử cung, nước ối hay sự tăng cân cơ thể: 

  • Sở dĩ, với cơ trơn mạnh mẽ, co giãn tốt của tử cung sẽ hỗ trợ bảo vệ an toàn cho em bé bên trong bụng tránh khỏi những va chạm hàng ngày khi mẹ hoạt động và làm việc. 
  • Không những thế, nước ối cũng là một trong những bộ phận có chức năng giảm xóc và chịu áp lực thay cho em bé. Giúp trẻ không chịu tác động trực tiếp bởi ngoại lực bên ngoài. 
  • Phụ nữ thường sẽ bị tăng cân trong giai đoạn thai kỳ. Lúc này, lớp mỡ bụng của mẹ sẽ dày lên và che chở, bảo vệ em bé ở trong bụng. 

Hiện nay, nhiều chị em băn khoăn không biết bị đánh vào bụng khi mang thai có sao không khi đang trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba? Thực tế đây là trường hợp nghiêm trọng thai phụ cần phải chú ý.

Bởi trong giai đoạn đó, em bé đã dần càng phát triển và chiếm đoạt được hết không gian bên trong tử cung. Điều ấy đồng nghĩa với việc mẹ có ít nước ối và lớp đệm bảo vệ bé hơn. Vậy nên bạn cần cẩn thận với mọi va chạm lúc này để tránh nguy cơ sinh non

Những trường hợp khiến mẹ bầu dễ bị va đập

Tất cả phụ nữ khi mang thai sẽ không tránh khỏi việc bị va chạm vào bụng trong các sinh hoạt thường ngày. Mời bạn cùng cẩm nang sinh con khám phá một số trường hợp dưới đây: 

bung-bau-bi-va-dap-co-sao-khong
Việc lái xe máy hay ô tô đều có nguy cơ bị va chạm vào bụng bầu và điều này có thể diễn ra thường xuyên

Bụng bầu bị va đập do chăm sóc trẻ 

Hầu hết những trường hợp mẹ bầu bế con hay chăm sóc trẻ đều bị va chạm, đè lên bụng nhưng không gây nguy hiểm. 

Khi mang thai, chị em phụ nữ có thể chịu được tác động từ người hoặc động vật dưới 18 kg. Nếu trẻ trên 18kg bạn hãy nên cẩn trọng để không bị va chạm mạnh vào bụng khi mang thai

Do làm việc nhà 

Tình trạng bị va đập vào bụng trong lúc làm việc nhà là điều không thể tránh khỏi. Việc mang thai có thể khiến thai phụ mất cân bằng và tập trung vào công việc. 

Bụng của mẹ bầu trở nên nặng nề trong tam cá nguyệt thứ ba nên việc xảu bị va chạm rất hay xảy ra. Do đó mà chị em có thể an tâm là em bé sẽ không bị khó chịu khi bụng bầu bị va đập

XEM THÊM: Sờ bụng bầu nhiều có tốt không? 

Bị va đập mạnh vào bụng khi tham gia lái xe

Việc lái xe máy hay xe ô tô đều có nguy cơ bị va chạm vào bụng bầu và điều này có thể diễn ra thường xuyên khi bụng mẹ đã lớn dần. 

Sự va chạm ấy có thể là do mẹ thắng gấp hoặc xảy ra tai nạn. Khi gặp trường hợp này, bạn hãy đến bệnh viện ngay dù chỉ là tai nạn xe nhẹ.

Các tư thế khi làm chuyện ấy

Khi làm chuyện ấy, vợ chồng bạn sẽ không phải thay đổi quá nhiều tư thế hoặc thói quen khi bạn đang mang thai. Gần như không có các tư thế quan hệ nào không an toàn với chị em. 

bung-bau-bi-va-dap-co-sao-khong
Khi làm chuyện ấy, bạn có thể thay đổi tư thế để giúp thai phụ cảm thấy thoải mái hơn 

Đôi khi, có một tư thế quan hệ khiến thai phụ không thoải mái như việc nằm ngửa. Bạn có thể nên thử một vài tư thế quan hệ khác để giúp chuyện ấy đỡ nhàm chán và mẹ bầu thoải mái hơn. 

Mẹ bầu bị va đập do tập thể dục

Khi tập luyện, mẹ bầu sẽ không tránh khỏi trường hợp bị va chạm. Mặc dù đây là hoạt động cần thiết khi mang thai nhưng bạn cần chú ý nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho mình và bé.

Cách tập thể dục

Nội dung

✔️ Sử dụng máy chạy bộ tập luyện 

  • Khi tập luyện bằng loại máy này, bạn nên đứng ở vị trí giữa trở về sau trên băng chạy để tránh bụng bầu không bị va chạm vào bảng điều khiển. 
  • Mẹ bầu hãy nhấn nút dừng khẩn cấp(Emergency Stop) để tránh bị ngã và muốn dừng lại ngay lập tức. 

✔️ Khi tập tạ 

  • Bạn cần hạn chế việc tập luyện bằng tạ khi mang thai. 
  • Hãy kiểm tra sức khỏe để đảm bảo sự an toàn, cân bằng và bảo vệ xương khớp khi tập. 
  • Phụ nữ khi tập có thể nhờ đến người đỡ tạ dùm hỗ trợ trong quá trình tập thể được an toàn hơn. 

✔️ Sử dụng yoga nóng

  • Khi mang bầu, bạn cần tránh loại yoga này bởi nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. 
  • Các loại yoga khác bạn vẫn có thể tập luyện thoải mái trong suốt thai kỳ. 
  • Có lẽ, đây chính là bộ môn mang đến trải nghiệm thú vị và niềm vui cho mẹ bầu. 

Tuy các trường hợp trên đều không gây ảnh hưởng tới mẹ và bé nhưng bạn vẫn nên bảo vệ bụng của mình thật cẩn thận để tạo nên sự an toàn cho trẻ. 

XEM THÊM: 6 dấu hiệu cho biết bụng bầu tụt xuống báo hiệu mẹ bầu sắp sinh

Các tình huống va chạm bụng bầu nguy hiểm cần đi khám ngay

Bên cạnh những trường hợp khiến mẹ bầu dễ bị va đập mạnh vào bụng nhưng không gây nguy hiểm thì vẫn còn một số tình huống va chạm bạn cần đến bệnh viện ngay khi mang thai, cụ thể: 

bung-bau-bi-va-dap-co-sao-khong
Nếu bạn bị các dấu hiệu như xuất huyết âm đạo, co thắt cổ tử cung,... hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn

Tình huống

Chi tiết

✔️ Trường hợp bị tai nạn giao thông nhẹ hoặc nghiêm trọng

Khi các mẹ bầu tham gia giao thông mà gặp phải tai nạn nghiêm trọng hay chỉ quẹt nhỏ với các xe khác thì hãy đến trạm xá, bệnh viện ngay lập tức để được y tế kiểm tra, chăm sóc và hỗ trợ kịp thời

✔️ Trường hợp bị té, ngã

Hầu hết tất cả các tư thế bị té hay ngã đều có tác động mạnh đến thai nhi và có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai

Vì thế, bạn cần phải đi khám ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc.

✔️ Bị người khác tấn công có chủ đích

Nếu chị em phụ nữ bị người khác tấn công và bụng khi mang thai bởi những đối tượng xấu hoặc bạo lực gia đình cần phải tìm đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để đưa đến bệnh viện kịp thời

✔️ Trường hợp va chạm xuất hiện dấu hiệu xuất huyết âm đạo, co thắt tử cung

Nếu bạn bị các dấu hiệu như xuất huyết âm đạo, co thắt cổ tử cung thường xuyên dù đang nghỉ ngơi, thai nhi cử động ít hơn bình thường hoặc trường hợp bị va chạm mạnh hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn. 

Nếu không kịp thời đến gặp bác sĩ sớm sẽ gặp những hậu quả đáng tiếc xảy ra và gây ảnh hưởng tới bản thân, em bé. 

Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về bụng bầu bị va đập có sao không? Nếu còn băn khoăn về một số vấn đề nào trong quá trình chăm sóc quá trình thai nhi, bạn hãy kết nối ngay đến Kiddihub để được tư vấn chi tiết hơn. 

Bài viết liên quan

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt, hợp tuổi bố mẹ?

03/10/2024

2825

Sinh con năm 2025 tháng nào tốt, hợp tuổi bố mẹ?
Sinh năm 2025 tháng nào tốt? Hướng dẫn ba mẹ chọn tháng tốt sinh con năm 2025, hợp phong thủy, giúp bé có cuộc sống hạnh phúc và tài lộc đầy đủ

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!

20/02/2023

2713

Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không mẹ bầu xem ngay để biết!
Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không luôn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ tìm hiểu. Nếu cũng đang quan tâm, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?

20/02/2023

2584

Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không, mẹ cần chú ý những gì?
Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu hiện nay. Để tìm được lời giải đáp, mời bạn hãy cùng Kiddihub tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!

20/02/2023

2651

Sinh mổ uống nước dừa được không, xem ngay để biết!
Sinh mổ uống nước dừa được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ chị em mới đẻ. Để có câu trả lời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!

20/02/2023

2466

Sinh mổ bao lâu được ăn nếp, xem ngay để biết!
Sinh mổ bao lâu được ăn nếp là băn khoăn của nhiều chị em. Thực tế thời gian này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng vết mổ,… Xem ngay!

Đọc tiếp

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?

20/02/2023

2053

Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và cần kiêng điều gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được là vấn đề luôn được quan tâm nhiều. Để giải đáp được băn khoăn, bạn đừng vội bỏ qua thông tin được Kiddihub chia sẻ dưới đây.

Đọc tiếp

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!

20/02/2023

2613

Sau sinh mổ nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con? Xem ngay để biết!
Sau sinh mổ nên ăn gì và nên kiêng gì để tốt cho cả mẹ và con? Để có được câu trả lời, bạn hãy tham khảo những thông tin Kiddihub chia sẻ trong bài viết bên dưới.

Đọc tiếp

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý

20/02/2023

6445

Phụ nữ sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm? Một số điều mẹ cần chú ý
Sinh mổ bao lâu thì được ăn tôm là một trong những nỗi bận tâm của chị em. Nếu cũng đang quan tâm tìm hiểu, mời bạn hãy cùng Kiddihub theo dõi bài viết dưới đây.

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>