Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 10/02/2023 - 14:54:15
6421
Mục lục
Xem thêm
Phụ nữ sảy thai bao lâu thì được ăn hải sản? đa số mọi người đều quan niệm rằng sau khi sảy thai cần phải ăn nhiều hải sản để nhanh chóng hồi phục, tuy nhiên điều này chưa chắc đã đúng. Sau khi sảy thai, phụ nữ phải mất khá nhiều thời gian để phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy cùng theo dõi bài viết tiếp theo trong chuyên mục cẩm nang sinh con của Kiddihub để tìm ra câu trả lời tốt nhất cho thắc mắc trên.
Phụ nữ sảy thai bao lâu thì được ăn hải sản? Nếu việc sảy thai diễn ra ở 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần khoảng 5 đến 7 ngày để tử cung có thời gian hồi phục. Nếu việc sảy thai diễn ra khi thai nhi lớn hơn 3 tháng tuổi, người mẹ cần 15 đến 30 ngày để lấy lại sức khỏe ban đầu. Với những mẹ bầu có sức khỏe yếu và bị ảnh hưởng tâm lý sau sảy thai có thể cần đến 1 - 2 tháng để hồi phục.
Để đảm bảo sức khỏe cũng như không làm gián đoạn quá trình phục hồi sau sảy thai, mẹ bầu có thể ăn hải sản sau khi sảy thai từ 1 đến 2 tháng. Mẹ bầu nên bổ sung các loại hải sản giàu sắt, canxi và các loại vitamin như: cá hồi, cá mòi,... tuy nhiên phải đảm bảo vệ sinh, chế biến một cách kỹ lưỡng và tuyệt đối không được ăn sống.
Khi vừa sảy thai, nhiều gia đình quan niệm rằng mẹ bầu cần phải ăn nhiều hải sản để nạp đủ các loại dinh dưỡng và nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, nếu thai phụ ăn hải sản khi vừa mới sảy thai - giai đoạn tử cung còn rất nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương thì việc này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và gây nhiễm trùng các vết thương, quá trình hồi phục cũng vì thế mà chậm dần.
Ngoài các loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, một số loại khác mẹ bầu cần tránh chính là những món ăn có tính hàn và có những chất dễ gây dị ứng, các loại thực phẩm có mùi tanh và khó để làm sạch như: hến, cá, sò, cua, ốc, mực,... những loại thực phẩm này không chỉ làm chậm quá trình phục hồi mà còn gây nên cảm giác sưng tấy, đau rát và khó chịu ở tử cung.
Bên cạnh thắc mắc sảy thai bao lâu thì được ăn hải sản thì vấn đề sảy thai ăn gì cho ra hết máu cũng được nhiều chị em và người nhà quan tâm. Đáp án cho câu hỏi này sẽ là nước chè vằng, rau răm, lá ngải, rau ngót,...Các loại thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất như flavonoid, alkaloid, glycoside, papaverine,.... giúp chống viêm, giảm sưng, tiêu ứ huyết, tổng hợp collagen từ đó giúp đẩy máu còn sót ra ngoài và giúp vết thương của mẹ liền nhanh.
Tham khảo thêm: Sảy thai ăn gì cho ra hết máu
Thực đơn cho người sảy thai là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và tinh thần của phụ nữ sau khi sảy thai. Việc lựa chọn những thực phẩm tốt để bồi dưỡng sức khỏe cũng là điều phụ nữ sảy thai cần lưu ý. Do đó chị em cần áp dụng những nguyên tắc sau để xây dựng cho mình một thực đơn khoa học:
Thực đơn hàng ngày của người vừa sảy thai cần phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để nhanh chóng hồi phục. Sắt, Protein, magie, canxi, và các loại vitamin là những dưỡng chất cần nạp vào cơ thể.
Phụ nữ sảy thai nên ăn gì? Rau xanh, trái cây là câu trả lời phù hợp nhất. Đây là những thực phẩm chứa lượng lớn khoáng chất, các loại vitamin và là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào giúp người vừa sảy thai cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và góp phần giải quyết các vấn đề về đường ruột.
Bên cạnh đó, một số loại rau xanh như rau ngót, lá ngải, rau răm,... còn giúp máu và các mô còn sót lại trong cơ thể mẹ được đẩy ra nhanh hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo mô, collagen giúp các tổn thương của mẹ nhanh chóng hồi phục. Với các dưỡng chất thiết yếu của mình, rau xanh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe cho phụ nữ mới mất thai mà còn là đáp án cho vấn đề sảy thai ăn gì cho ra hết máu.
Bạn nên tránh những thực phẩm dầu mỡ khi vừa sảy thai, việc tiêu thụ dầu mỡ trong giai đoạn vừa sảy thai sẽ khiến quá trình phục hồi trở nên dài hơn, những loại thực phẩm dầu mỡ sẽ là một môi trường thuận lợi để tình trạng viêm nhiễm phát triển khiến cơ thể trở nên đau đớn và mệt mỏi.
Ở bất cứ giai đoạn nào, chúng tôi đều khuyên bạn xây dựng thói quen ăn chín uống sôi để hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi vừa sảy thai cơ thể trở nên yếu ớt, bạn cần tạm thời tránh ăn các món sống hoặc những món được lên men để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Tham khảo thêm: Sảy thai uống nước dừa được không?
Bên cạnh câu hỏi sảy thai bao lâu cần được ăn hải sản, người sảy thai cần kiêng gì cũng là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Khi thai phụ không may bị sảy thai rất cần ăn uống một cách cẩn thận để đảm bảo sức khỏe nhanh chóng được lấy lại trạng thái ban đầu. Để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe sau khi sảy thai, chị em cần lưu ý các loại thực phẩm cần tránh để đảm bảo sức khỏe được phục hồi một cách nhanh nhất.
Đáp án đầu tiên cho câu hỏi sảy thai kiêng gì chính là các món chiên rán nhiều dầu mỡ. Những món ăn chiên rán không chỉ gây béo phì mà còn khiến chị em gặp phải những vấn đề về tiêu hóa. Đồ chiên rán cũng là tác nhân thúc đẩy sự phát triển phản ứng viêm trong cơ thể người vừa bị sảy thai do sức đề kháng kém và sức khỏe yếu. Việc sử dụng các món ăn chiên rán sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và gần như kiệt sức sau sảy thai.
Việc ăn nhiều các món ăn chiên rán tưởng như giúp bạn no và sẽ có khả năng thay thế các bữa chính, nhưng lượng calo được hấp thụ sẽ rất ít và những món ăn chiên rán sẽ ngăn cản khả năng hấp thụ những loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Chính vì thế, các loại thực phẩm chiên rán là câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi sảy thai kiêng gì.
Khi sảy thai, tâm trạng của chị em sẽ trở nên tồi tệ hơn. Đa số chị em thường có thói quen sử dụng các loại bánh kẹo ngọt như một cách để xả hết nỗi buồn. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt sau khi sảy thai sẽ làm tăng đường huyết, tuần hoàn máu bị ảnh hưởng và làm chậm khả năng phục hồi tổn thương ở tử cung. Lượng đường có trong các loại bánh kẹo là tác nhân làm tăng chỉ số Glycemic (GI) dẫn đến biến động đường huyết.
Bên cạnh đó, bánh kẹo ngọt còn là nguyên nhân khiến chị em bị tăng cân một cách mất kiểm soát. Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ sau sảy thai không nên ăn nhiều đường, các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt hay sử dụng bất cứ thực phẩm nào chứa nhiều đường. Để đảm bảo sức khỏe, phụ nữ sảy thai cần tránh dung nạp các thực phẩm có nhiều đường trong thực đơn cho người sảy thai.
Các loại thực phẩm làm từ đậu và đậu nành chứa nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho sức khỏe nhưng hàm lượng phytate trong đậu nành khá cao, lượng chất này là nguyên nhân ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt - một dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với phụ nữ sau sảy thai có tác dụng tạo máu và cải thiện tình trạng sức khỏe. Do đó, sau khi sảy thai bạn nên tránh không ăn các món ăn được chế biến từ đậu và kiêng uống sữa đậu nành để đảm bảo cơ thể hấp thu sắt một cách tốt nhất.
Người sảy thai cần tránh xa các thực phẩm có chứa các chất kích thích như: rượu, bia, Cà phê,... Cà phê chứa lượng lớn cafein gây kích thích thần kinh và khiến đầu óc trở nên căng thẳng, bồn chồn, lo lắng ảnh hưởng không ít đến tâm trạng của người vừa sảy thai.
Bia, rượu được xem là kẻ thù lớn của sức khỏe. Các loại thực phẩm này gây suy giảm chức năng của gan, dạ dày, thận, tác động và làm tổn thương các tế bào thần kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sảy thai.
Sau khi sảy thai, bạn có thể ăn tôm, nhưng cần lưu ý một số điều:
Lợi ích của tôm sau sảy thai
Lưu ý khi ăn tôm
Sau sảy thai lớn, chị em nên kiêng khoảng 6 tuần để cơ thể phục hồi. Việc mang thai lại chỉ nên thực hiện sau 3 tháng hoặc là theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất, nên kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi có kế hoạch mang thai để đảm bảo an toàn.
Sau khi hút thai, cơ thể cần thời gian để phục hồi, vì vậy bạn nên kiêng một số thứ để tránh biến chứng và giúp hồi phục nhanh hơn. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
Kiêng thực phẩm không tốt
Kiêng quan hệ tình dục
Kiêng làm việc nặng, thức khuya
Kiêng tắm nước lạnh, ngâm nước lâu
Chế độ chăm sóc khuyến khích
Bà bầu có thể ăn sò huyết, nhưng cầnphải nấu chín kỹ để tránh nhiễm khuẩn. Sò huyết giàu sắt, kẽm, protein và Omega-3, tốt cho mẹ và bé. Tuy nhiên, chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần, chọn sò tươi, tránh ăn tái hoặc sống. Nếu có tiền sử dị ứng hay một số vấn đề tiêu hóa, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Sau khi ăn hải sản, việc uống một tách trà gừng ấm có thể giúp xoa dịu dạ dày, giảm đầy hơi và hỗ trợ tiêu hóa. Gừng kích thích tiết enzym, thúc đẩy quá trình phân giải protein từ hải sản, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Điều này đặc biệt có lợi khi ăn các loại giàu đạm như tôm, cua, cá…
Sau khi sinh, chế độ dinh dưỡng của mẹ cần được điều chỉnh hợp lý để hỗ trợ quá trình hồi phục. Đặc biệt, với mẹ sinh mổ, không nên ăn hải sản ngay vì hàm lượng protein cao có thể gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí táo bón.
Ngoài ra, nếu gia đình có người bị dị ứng hải sản (chẳng hạn như bố của bé), nguy cơ bé cũng gặp phản ứng dị ứng là khá cao. Vì vậy, mẹ nên tránh ăn hải sản trong giai đoạn cho con bú sớm để hạn chế rủi ro cho bé. Tốt nhất, chỉ nên bổ sung hải sản sau ít nhất 6 tuần để đảm bảo an toàn.
Khi cơ thể đã ổn định, mẹ có thể ăn hải sản với lượng phù hợp. Theo khuyến nghị, sản phụ nên tiêu thụ khoảng 200g hải sản mỗi tuần, chia nhỏ thành từng bữa, không quá 100g mỗi lần để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt và không ảnh hưởng đến bé.
Phụ nữ sảy thai bao lâu thì được ăn hải sản cùng những nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người sảy thai và các loại thực phẩm người sảy thai cần kiêng đã được Kiddihub gửi đến bạn trong bài viết này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho chị em trong quá trình phục hồi sức khỏe thể chất lẫn tinh thần sau sảy thai. Đừng quên theo dõi Kiddihub để đọc thêm những bài viết về cẩm nang sinh con hữu ích khác. Cảm ơn bạn đã xem bài viết.
18/03/2025
470
Đọc tiếp
18/03/2025
1278
Đọc tiếp
18/03/2025
753
Đọc tiếp
17/03/2025
668
Đọc tiếp
17/03/2025
1007
Đọc tiếp
17/03/2025
2725
Đọc tiếp
08/03/2025
2496
Đọc tiếp
08/03/2025
1024
Đọc tiếp