Đăng vào 29/11/2024 - 16:43:39
77
Mục lục
Xem thêm
“Nói bao nhiêu lần mà con không hiểu” Đây có thể là do khả năng nghe hiểu của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ. Chuyên gia...
“Nói bao nhiêu lần mà con không hiểu” Đây có thể là do khả năng nghe hiểu của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ. Chuyên gia thần kinh Katou Toshinori đã có những chia sẻ về “khả năng nghe hiểu” của não bộ.
Bạn có bao giờ băn khoăn rằng “Nói bao nhiêu lần con vẫn không hiểu” “Con không nghe lời ai cả”. Những điều này có thể do nguyên nhân là do con có “Bộ não không nghe lời”.
“Bộ não không nghe lời” là khái niệm để chỉ những trường hợp trẻ nghe thấy rõ ràng âm thanh, nhưng lại không thể lý giải rõ ràng, hoặc không thể ghi nhớ nội dung thông tin trong âm thanh đó. Điều này dẫn đến việc “khả năng nghe hiểu” kém.
Có rất nhiều trường hợp trẻ em không thể phát triển tối đa khả năng nghe hiểu trước năm 9 tuổi, và điều này càng nhiều hơn ở các bé trai. Nguyên nhân đó là vì phần não bộ mang tên Hải Mã ở các bé trai – nơi ghi nhớ tạm thời những kiến thức hoặc thông tin hàng ngày trong đời sống, có xu hướng phát triển chậm hơn ở các bé gái.
Nếu trẻ em lớn lên với “bộ não không nghe lời” thì có khả năng các con sẽ bị ảnh hưởng trong công việc, học tập và các mối quan vùng với người khác. Tuy nhiên, khả năng nghe của não bộ có thể được cải thiện ở bất cứ độ tuổi nào. Bố mẹ không cần lo lắng.
Để hiểu rõ về “khả năng nghe” của não, trước tiên tôi sẽ giải nghĩa kết cấu của não bộ nhé.
Não bộ chứa hơn 100 tỷ tế bào thần kinh, và các tế bào có chức năng tương tự thường tập trung thành các nhóm - gọi là cụm tế bào não. Các cụm tế bào này sẽ đảm nhiệm các chức năng khác nhau, và được phân chia thành 8 khu vực chính. Bác sĩ Kato Toshinori gọi mỗi khu vực này là “vùng não bộ”.
Các khu vực trong “vùng não bộ” được phân chia chức năng như sau: Vùng thính giác, vùng thị giác, vùng ghi nhớ, vùng tiếp thu đảm nhận việc thu thập thông tin và phân tích (input, đầu vào). Vùng tư duy, vùng truyền đạt, vùng vận động sẽ đảm nhận việc tư duy và hành động (output, đầu ra). Ngoài ra có Vùng cảm xúc sẽ đảm nhận cả hai chức năng input và output.
Trong 8 vùng não bộ này, nếu Vùng thính giác phát triển chậm thì con người sẽ gặp khó khăn trong việc nghe hiểu chính xác các âm thanh. Để có thể nghe hiểu người khác nói chuyện, con người không chỉ cần vùng thính giác mà còn cần cả vùng tiếp thu và vùng ghi nhớ nữa. Do có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các vùng não bộ khác, nếu vùng thính giác phát triển chậm thì vùng tiếp thu, vùng ghi nhớ cũng chậm theo, dẫn đến khả năng ghi nhớ, năng lực ngôn ngữ, khả năng giao tiếp của con người đều gặp khó khăn.
* Khái niệm “Vùng não bộ” của Tiến sĩ Katou đã được đăng ký thương hiệu
Độ tuổi 4-5 tuổi là phù hợp để biết được các vùng não bộ liên quan đến khả năng nghe trong não trẻ có hoạt động bình thường hay không. Các phương pháp sau có thể giúp bạn dễ dàng kiểm tra xem khả năng nghe của trẻ có yếu hay không: lặp đi lặp lại một câu văn văn. Ví dụ: bố mẹ sẽ nói với trẻ một câu ngắn như “Ngày mai cần mang đồ thể dục theo”. Sau đó, sẽ cho trẻ nhắc lại.
Nếu trẻ chỉ nghe 1 lần mà không nhắc lại được, thì cũng có khả năng Vùng thính giác chưa phát triển đầy đủ.
Nếu nghe đến lần thứ 2 mà trẻ nhắc lại được, thì Vùng ký ức đang hoạt động bình thường.
Nếu nghe đến lần thứ 2 rồi nhưng vẫn không nhắc lại được, thì Vùng ký ức của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ.
Nếu não bộ có thể nghe rõ ràng và ghi nhớ điều người khác nói, vùng tư duy và vùng vận động cũng sẽ hiểu được yêu cầu và chuyển nó thành hành hành động cụ thể. Nếu trẻ không thể nhắc lại một câu ngắn, thì không phải là vì con không nghe lời bố mẹ. Đó có thể vì não bộ của con chưa thể nghe và hiểu nó một cách chính xác, và chưa dẫn đến hành động phù hợp mà thôi.
Nếu khả năng nghe hiểu của não bộ cứ mãi không phát triển thì sao?
Nếu Vùng thính giác của trẻ cứ mãi phát triển chậm như vậy, khả năng sẽ gây trở ngại cho con trong việc sinh hoạt tại trường học. Ở trường mầm non hay trường học, việc phải nghe để tiếp nhận thông tin khá nhiều, những dặn dò quan trọng hầu như sẽ do giáo viên nói. Kể cả nội dùng giờ học cũng cần trẻ nghe hiểu chính xác điều cô nói.
Khả năng nghe của não có ảnh hưởng đến khả năng nói, cụ thể là năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ. Vậy nên việc chăm sóc, rèn luyện cho khả năng nghe rất quan trọng.
Tốc độ phát triển của não bộ của mỗi người là khác nhau, chúng ta không cần lo lắng thái quá về việc trẻ “chưa phát triển”. Nếu khả năng nghe của trẻ chưa phát triển đầy đủ, ta có thể thử những cách sau đây.
Trẻ em có khả năng nghe hiểu kém thường thiếu sự chú ý đối với âm thanh. Để giúp con chú ý vào âm thanh, hãy cố gắng nói những điều bạn muốn truyền đạt ngay sát tai trẻ. Ví dụ, khi nói "Con thay quần áo đi nhé", nói ngắn gọn nhất có thể, với tốc độ chậm rãi để con nghe rõ ràng.
Với những trẻ có khả năng nghe kém, việc kết hợp thông tin thính giác với thị giác sẽ giúp trẻ hiểu tốt hơn. Phương pháp "nhìn chữ" và "đọc thành tiếng" sẽ hỗ trợ con tiếp thu dễ dàng. Vì "âm thanh" là thứ không thể nhìn thấy, việc chuyển chúng thành chữ viết hoặc hình minh họa - một hình thức hữu hình, giúp trẻ dễ dàng nắm bắt hơn.
Đối với trẻ gặp khó khăn trong việc thực hiện những quy tắc được truyền đạt bằng lời, chẳng hạn như quy tắc "Đánh răng trước khi đi ngủ", bạn có thể viết quy tắc đó ra giấy và dán lên tường hoặc nơi dễ thấy. Sau đó, cùng trẻ đọc to quy tắc này.
Trong những tình huống cần nhắc nhở trẻ, ví dụ như khi con làm ồn trong phòng chờ bệnh viện – một nơi cần giữ yên lặng, thì sử dụng những câu cấm đoán như "không được làm ồn" không phải là cách hay. Những lời nói mang tính kiềm chế có thể khiến trẻ cảm thấy áp lực và không hiểu rõ điều bạn thực sự muốn truyền đạt. Vậy nên thay vì nói những thứ "không được làm", hãy dùng những câu đơn giản để hướng dẫn trẻ làm điều đúng. Chẳng hạn như: "Con nói nhỏ thôi". Trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn khi được hướng dẫn cụ thể bằng những từ ngắn gọn, dễ hiểu.
Nếu bạn cảm thấy trẻ không phản ứng ngay cả khi nhắc nhở nhiều lần, có thể đó là do khả năng nghe hiểu của con vẫn còn chưa phát triển đầy đủ. Nghĩ theo hướng này sẽ giúp bạn bớt lo lắng đấy. Điều tốt là khả năng "nghe hiểu" của não bộ có thể được rèn luyện ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu cùng con phát triển một "bộ não biết nghe lời" thôi.
Đăng bởi: Hoàng Việt Anh
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
24/12/2024
97
Đọc tiếp
20/12/2024
152
Đọc tiếp
19/12/2024
166
Đọc tiếp
19/12/2024
170
Đọc tiếp
12/12/2024
151
Đọc tiếp
12/12/2024
189
Đọc tiếp
11/12/2024
159
Đọc tiếp
11/12/2024
174
Đọc tiếp