Tìm kiếm bài viết

Khủng hoảng tuổi lên 3: Bố mẹ nên đối phó như thế nào?

Đăng vào 24/05/2023 - 09:31:17

454

Mục lục

Xem thêm

Khủng hoảng tuổi lên 3 là biểu hiện của sự chuyển giao từ giai đoạn ấu nhi sang mẫu giáo. Lúc này, tâm lý của bé thường có sự thay đổi mạnh mẽ, cư xử tiêu cực.

Khủng hoảng tuổi lên 3: Bố mẹ nên đối phó như thế nào?

Khủng hoảng tuổi lên 3 là biểu hiện của sự chuyển giao từ giai đoạn ấu nhi sang mẫu giáo. Lúc này, tâm lý của bé thường có sự thay đổi mạnh mẽ, cư xử tiêu cực. 

Bài viết hôm nay, Kiddihub sẽ chia sẻ một số giải pháp hữu hiệu giúp bạn áp dụng dễ dàng và giảm bớt áp lực. Tuy nhiên, bé vẫn có thể phát triển tư duy cũng như vốn hiểu biết đầy đủ nhất ở độ tuổi này.

Tại sao trẻ mầm non lại bị khủng hoảng tuổi lên 3?

Khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ mầm non là giai đoạn phát triển bình thường. Cụ thể, chính trong bé đang có sự biến đổi để hình thành các cột mốc phát triển quan trong. Từ đó, trẻ có thể thích nghi dễ dàng với cuộc sống hơn. 

khung-hoang-tuoi-len-3-1
Khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ mầm non là giai đoạn phát triển bình thường

Nguyên nhân

Chi tiết

✅ Do mâu thuẫn giữa nhu cầu với năng lực thực tế của trẻ

Theo Erick Erickson – nhà tâm lý học lứa tuổi, 3 tuổi là khởi đầu của giai đoạn hình thành ý thức độc lập và tính tự chủ của trẻ. Trong thời kỳ này, các bé muốn tự mình trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh bằng thị giác, xúc giác của mình. 

Ngoài ra, vận động thô như di chuyển, thăng bằng của bé cũng phát triển, hoàn thiện thúc đẩy trẻ làm theo suy nghĩ của mình.

Các bé đam mê khám phá thế giới, chinh phục những thứ không trong khả năng vốn có của mình để thể hiện cái tôi.

Điều này dẫn đến trẻ dễ xảy ra mâu thuẫn: Kỹ năng của bé không đủ để đáp ứng được mong muốn, suy nghĩ nên dẫn đến khủng hoảng với chính mình. Từ đó, con sẽ cảm thấy khó chịu, dễ khóc, dễ bỏ cuộc, hay cáu gắt với chính mình,... 

✅ Bé và người lớn không có tiếng nói chung dẫn đến phản ứng tiêu cực

Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 xảy ra còn do nguyên nhân giữa bé và người lớn không tìm được tiếng nói chung. 

Cụ thể, bên cạnh khả năng vận động, trẻ mầm non cũng bắt đầu hình thành ý thức về bản thân. Bé dần nhận ra rằng mình là cá thể riêng biệt với mọi người và cũng muốn độc lập, thực hiện những việc liên quan đến bản thân. 

Trẻ thường không cần sự giúp đỡ của phụ huynh, người thân, bạn bè xung quanh. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để “buông tay” bé. 

Vì vậy, nhiều người thường có xu hướng kiểm soát, cấm đoán con một cách chặt chẽ. Chính việc không có tiếng nói chung đã dẫn đến biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3 như: Bướng bỉnh, không nghe lời, luôn làm trái lời bố mẹ,... 

 

Có thể bạn quan tâm: Khủng hoảng tuổi lên 4 - những điều ba mẹ cần biết

Tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu khi nào và kéo dài bao lâu?

Khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu và bắt đầu khi nào? Đúng như tên gọi, giai đoạn này bắt đầu khi trẻ lên 3 và kéo dài đến 4 tuổi rưỡi. Khi đó, trẻ đã học được thêm nhiều kỹ năng và có sự thay đổi rõ rệt về hành vi và tâm lý. 

khung-hoang-tuoi-len-3-2
Khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu khi trẻ lên 3 và kéo dài đến 4 tuổi rưỡi

Tình trạng này sẽ có cường độ, mức độ khác nhau phụ thuộc vào sự tương tác của người lớn trong môi trường của bé. Nếu bố mẹ không hỗ trợ để con vượt qua các bài đánh giá theo quy luật, bé có thể sẽ sống mãi trong sự khủng hoảng. 

Đồng thời, khủng hoảng tâm lý ở trẻ dễ bị lệch lạc, sang chấn, làm cánh cửa của sự khám phá cuộc sống của con bị đóng lại. Khiến bé trở nên sống nội tâm, khép kín, dây dựng vỏ bọc của riêng mình. 

Tham khảo ngay: Top trường mầm non tốt cho bé 3 tuổi

5+ cách đối phó trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 3 bố mẹ nên biết

Để cùng con vượt qua giai đoạn này, bố mẹ có thể tham khảo một số gợi ý về cách khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3 sau: 

khung-hoang-tuoi-len-3-3
Để khắc phục bé 3 tuổi bị khủng hoảng, bố mẹ nên hạn chế la hét, quát nạt con, áp dụng phương pháp time-out,...

Cách khắc phục

Chi tiết

✅ Hạn chế la hét, quát nạt con

Nhiều bố mẹ thường đối phó với trẻ bị rối loạn tuổi lên 3 bằng cách la hét, quát nạt con liệu có đúng? La hét là cơ chế phòng thủ người lớn thường sử dụng khi bé không nghe lời. 

Tuy nhiên, hành động này sẽ để lại nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý bé nhiều hơn dù việc này đem lại hiệu quả ngay lập tức. 

Thay vì la hét, quát nạt con một cách lớn tiếng, bạn hãy cố gắng kiềm chế và tìm ra hình thức cảnh cáo nhẹ nhàng. Nguyên nhân là vì trẻ 3 tuổi nói riêng và trẻ nhỏ mầm non nói chung cần được nuôi dạy trong môi trường tích cực mới giúp trí não phát triển khỏe mạnh. 

✅ Học cách lắng nghe

Con sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi biết được bố mẹ, mọi người xung quanh đang lắng nghe những gì bé đang cố gắng trình bày. 

Nếu trẻ bày tỏ thái độ khó chịu vì không được mẹ mua món đồ chơi yêu thích, bạn hãy nói với con một điều gì đó. Chẳng hạn như: “Mẹ biết con rất thích và muốn mua chú gấu bông đó, nhưng bà chủ cửa hàng nói rằng tuần sau sẽ có thật nhiều bạn gấu đẹp hơn, hãy thử đợi đến lúc đó xem sao con nhé”. 

Dù điều này không thể thỏa mãn sự thôi thúc của trẻ về món đồ chơi nhưng cũng sẽ góp phần làm giảm cảm giác tự giận và xoa dịu bé. 

✅ Giải thích hành vi của trẻ

Em bé đang bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 ăn vạ không thể hiểu được vì sao mình lại phải thôi không được làm những hành động bản thân cảm thấy vui. Ví dụ như: Đánh, cắn, giành đồ chơi của bạn bè,... 

Thay vào đó, hãy giải thích về hành vi của con và để con hiểu về sự đồng cảm. Cụ thể là: Nếu con cắn, đánh, làm bạn đau, bạn sẽ khóc và rất buồn đó. 

Biện pháp này giúp bé hiểu được hành vi của mình gây ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người và không tốt chút nào. 

✅ Nên chú ý đến trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 3

Tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3 sẽ khiến bé làm đủ mọi biện pháp để thu hút sự chú ý từ người lớn. 

Bố mẹ có thể nhận biết điều này qua việc trẻ thường xuyên tìm cách lấy điện thoại sử dụng khi bạn đang dùng. Hoặc khi đang làm việc bé sẽ chen vào giữa bạn và máy tính. 

Đương nhiên, người lớn cần phải hoàn thành công việc hàng ngày và không phải lúc nào cũng có thể chơi đùa với con. 

Vì thế, nếu trẻ tỏ ra muốn được quan tâm đến, phụ huynh hãy tạm dừng việc đang làm trong chốc lát để ôm con. Sau đó hỏi xem bé có cần ăn hoặc uống gì đó hay không. 

✅ Áp dụng phương pháp time-out

Time-out là hình thức phạt khá phổ biến, không cần phải la hét, quát nạt trẻ nhỏ. Cụ thể, khi bé không ngoan, bạn hãy bế con đến khu vực yên tĩnh trong nhà rồi để bé ở đó khoảng từ 10 – 15 phút dù con có la hét như thế nào đi nữa. 

Lúc này, bố mẹ hãy dạy con rằng chỉ cho phép bé quay lại chơi nếu như bé biết kiềm chế, bình tĩnh và nghe lời người lớn. 

 

Kết luận

Nhìn chung, trẻ lên 3 khủng hoảng sẽ nhanh chóng qua đi, các phản ứng tiêu cực cũng sẽ dần được khắc phục nếu nhận được sự quan tâm, khuyến khích và hỗ trợ. Từ đó góp phần làm tăng tính độc lập của con và sẽ tự tin hơn với khả năng của mình trong cuộc sống.

Mong rằng qua những chia sẻ bên trên, bạn đã hiểu rõ hơn về khủng hoảng tuổi lên 3. Bố mẹ đừng quên đồng hành cùng bé trong giai đoạn này để giúp con có thể phát triển toàn diện nhé!

Đăng bởi: PhamMai

PhamMai PhamMai

Bài viết liên quan

Muốn học tiếng Anh hiệu quả? Đừng bỏ qua bài so sánh Anh ngữ Milsgate và BeLi English này!

04/12/2024

25

Muốn học tiếng Anh hiệu quả? Đừng bỏ qua bài so sánh Anh ngữ Milsgate và BeLi English này!
Muốn chinh phục IELTS, TOEIC hay đơn giản chỉ là giao tiếp tự tin hơn? Việc lựa chọn một trung tâm Anh ngữ uy tín là điề...

Đọc tiếp

So sánh UBE và Scots English - Trung tâm nào phù hợp với mục tiêu học tập của bạn?

04/12/2024

43

So sánh UBE và Scots English - Trung tâm nào phù hợp với mục tiêu học tập của bạn?
UBE hay Scots English, đâu mới là “chân ái” cho hành trình chinh phục tiếng Anh của bạn? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay...

Đọc tiếp

ECO English và ABC English: So sánh toàn diện để chọn trung tâm học tiếng Anh tốt nhất

04/12/2024

50

ECO English và ABC English: So sánh toàn diện để chọn trung tâm học tiếng Anh tốt nhất
Việc lựa chọn một trung tâm tiếng Anh uy tín là quyết định quan trọng đối với tương lai. Trong số nhiều trung tâm hiện n...

Đọc tiếp

So sánh Anh ngữ Canada CEC và Dream Sky: Trung tâm nào vượt trội hơn? 

03/12/2024

75

So sánh Anh ngữ Canada CEC và Dream Sky: Trung tâm nào vượt trội hơn? 
CEC hay Dream Sky? Đó là câu hỏi mà nhiều người học tiếng Anh đang băn khoăn. Để giúp các phụ huynh và học viên đưa ra q...

Đọc tiếp

So sánh chi tiết: RES và IELTS Lab - Đâu là lựa tốt nhất cho bạn?

03/12/2024

86

So sánh chi tiết: RES và IELTS Lab - Đâu là lựa tốt nhất cho bạn?
Bạn đang băn khoăn không biết nên chọn RES hay IELTS Lab để chinh phục IELTS? Cả hai trung tâm đều có những ưu điểm riên...

Đọc tiếp

So sánh Anh ngữ Athena và Jaxtina: Đâu là trung tâm phù hợp với bạn?

02/12/2024

99

So sánh Anh ngữ Athena và Jaxtina: Đâu là trung tâm phù hợp với bạn?
Bạn đang tìm kiếm một trung tâm tiếng Anh chất lượng để cải thiện kỹ năng và đạt được điểm số cao trong các kỳ thi TOEIC...

Đọc tiếp

ILA hay Apollo English? So sánh để đưa ra quyết định đúng đắn

02/12/2024

104

ILA hay Apollo English? So sánh để đưa ra quyết định đúng đắn
Theo một khảo sát gần đây, hơn 80% người Việt Nam mong muốn cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh. Điều này đã tạo nên ...

Đọc tiếp

So sánh Anh ngữ Ms Hoa và ZIM Academy: Đâu là trung tâm luyện thi Tiếng Anh hiệu quả

02/12/2024

101

So sánh Anh ngữ Ms Hoa và ZIM Academy: Đâu là trung tâm luyện thi Tiếng Anh hiệu quả
Bài viết này sẽ so sánh hai trong số những trung tâm tiếng Anh nổi tiếng tại Việt Nam: Ms Hoa và Zim Academy, nhằm giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt nhất....

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • >
  • >>