Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Khủng hoảng tuổi lên 2: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Đăng vào 23/05/2023 - 14:26:43

1006

Mục lục

Xem thêm

Khủng hoảng tuổi lên 2: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Khủng hoảng tuổi lên 2 ở trẻ có thể trở thành cơn ác mộng của không ít bậc phụ huynh hiện nay. Bởi trong mọi trường hợp, bé đều đưa ra câu trả lời là “không”. 

Nếu đang có con trong độ tuổi này, chắc hẳn bố mẹ đã nhiều lần điên đầu với trẻ. Vậy tình trạng này kéo dài bao lâu, nguyên nhân gây ra là gì và nên xử lý ra sao? Để có được câu trả lời, anh em hãy theo dõi nội dung bài viết Kiddihub chia sẻ bên dưới. 

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 ở trẻ là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn con trải qua sự thay đổi về tâm lý nhanh chóng khi muốn tự lập hơn. Đặc điểm của trẻ ở độ tuổi này chính là muốn khám phá nhiều thứ, có ý thức về bản thân cao hơn và muốn tự làm tất cả. 

khung-hoang-tuoi-tuoi-len-2-1
Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn trẻ trải qua sự thay đổi về tâm lý khi muốn nhanh chóng tự lập hơn

Nguyên nhân là do bé muốn được thực hiện nhiều thứ ngoài khả năng. Trường hợp nếu không được làm hoặc không thể làm, trẻ sẽ dễ khó chịu, cáu gắt. 

Lúc này, bố mẹ sẽ thấy những từ “không” và lần tự nhiên ăn vạ xuất hiện nhiều hơn. Khi làm những hành động này, trẻ mong muốn đạt được điều mình muốn hoặc đối phó với việc mình không muốn. 

Có thể bạn quan tâm: Đồ chơi giáo dục cho trẻ 2 tuổi

Khủng hoảng khi trẻ 2 tuổi kéo dài bao lâu? Nguyên nhân là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu là một trong những băn khoăn được bậc phụ huynh quan tâm nhiều hiện nay. Theo đó, tình trạng này có thể kéo dài đến khi bé được 3 tuổi.

khung-hoang-tuoi-tuoi-len-2-2
Khủng hoảng tuổi lên 2 có thể kéo dài đến khi bé được 3 tuổi

Đây là giai đoạn phát triển bình thường của bé, đồng thời cũng là cơ hội tốt để con được học cách tiết chế cảm xúc của bản thân. Vậy trẻ khủng hoảng tuổi lên 2 bắt đầu khi nào? Cụ thể, tình trạng này có thể bắt đầu từ lúc bé 1 tuổi. 

Dưới góc độ phát triển tâm lý, nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tuổi lên 2 thực chất là biểu hiện của sự trưởng thành của bé. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ có thay đổi lớn về trí tuệ, thể chất, đây là lúc bé bắt đầu học kỹ năng vận động, ngôn ngữ và ý thức được sự tồn tại độc lập và có suy nghĩ riêng.

Bé sẽ tự nhiên muốn khám phá môi trường và làm những gì muốn theo cách riêng. Tuy nhiên, vì các kỹ năng ngôn ngữ, cảm xúc, thể chất chưa phát triển tốt nên con dễ dàng thất vọng khi chưa thực hiện được. 

Khi dạy con, bố mẹ hãy kiên nhẫn để bé vượt qua khủng hoảng. Đừng quên chú ý những dấu hiệu để tìm ra cách hỗ trợ trẻ kịp thời. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 2

Khủng hoảng tuổi lên 2 của bé có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất chính  là sự tức giận, đột ngột thay đổi tâm trạng từ vui vẻ sang cáu gắt hoặc la hét, khóc lóc khi không hài lòng. Ngoài ra, bậc phụ huynh còn nhận thấy một số biểu hiện khác như:

khung-hoang-tuoi-tuoi-len-2-3
Trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 2 thường có biểu hiện như: Nhổ thức ăn, bỗng dưng khóc nức nở dù đang vui vẻ,...
  • Nhổ thức ăn, đá, cắn khi tức giận.
  • Bé bỗng dưng khóc nức nở dù đang vui vẻ.
  • Có thể gây gổ, đánh nhau với bạn bè, anh chị em nhiều hơn. 

Mỗi đứa trẻ sẽ có biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2 không giống nhau nên bố mẹ hãy lưu ý phân biệt các biểu hiện kể trên với các vấn đề hành vi của bé. Cụ thể là: 

  • Trẻ giận dữ đến mức làm tổn thương chính bản thân mình.
  • Mỗi lần bé giận kéo dài trung bình hơn 25 phút. 
  • Trẻ 2 tuổi không có khả trở lại trạng thái bình tĩnh sau khi tức giận.
  • Mỗi ngày con nổi giận từ 10 – 20 lần, có hành vi bạo lực, hung hăng. 

Bé sẽ dần điều tiết được hành động của mình khi qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2. Tuy nhiên, trước khi trẻ ngoan, biết nghe lời, bố mẹ cần đưa ra chiến lược cụ thể để hạn chế những lần ăn vạ. 

Xem thêm: Top trường mầm non tốt cho bé 2 tuổi

Mách bạn cách xử lý khi trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 2

Cách xử lý, khắc phục khủng hoảng tuổi lên 2 khéo léo trong từng tình huống ứng xử với trẻ giúp mẹ chế ngự biểu hiện ăn vạ. Đồng thời giúp bé hiểu không phải điều gì cứ muốn là cũng có được. 

khung-hoang-tuoi-tuoi-len-2-4
Bố mẹ hãy giữ bình tĩnh, kiên nhẫn khi bé bị khủng hoảng tuổi lên 2

Cách xử lý

Chi tiết

✅ Giữ bình tĩnh, kiên nhẫn với con

Dù đang rất bực tức với hành động ăn vạ của con nhưng bố mẹ cũng cần phải bình tĩnh, kiên nhẫn. Lúc này, bạn hãy để bé một mình rồi ngồi gần bé và làm việc riêng. 

Điều này không có nghĩa là mẹ không quan tâm con nữa, nhưng hãy giữ thái độ bình thản, vui vẻ. Càng bình thản, khả năng trẻ sớm trở lại trạng thái bình thường nhanh hơn.

✅ Nói chuyện khi trẻ trong tình trạng bình tĩnh

Tâm lý trẻ 2 tuổi thường ăn vạ, phụ huynh không cần đưa ra bất kỳ lời quát mắng hay bình luận nào. Đến khi trẻ hết giận, bạn mới bắt đầu nói chuyện và bình thường lại mối quan hệ.

Sau một vài lần lặp lại như vậy, bé sẽ tự hiểu là cơn giận dỗi, ăn vạ của mình không hiệu quả. Thay vào đó chỉ tự làm bẩn thân mệt hơn. 

✅ Thống nhất quan điểm dạy con của các thành viên trong gia đình

Khi trẻ đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 biếng ăn, gia đình cần thống nhất một quan điểm dạy con của các thành viên. 

Tức là không phải mẹ làm lơ nhưng bố lại đến dỗ dành, bố mẹ thực hiện việc làm này nhưng ông bà lại không đồng ý. Điều này góp phần tạo thêm cơ hội để trẻ mè nheo, ăn vạ. 

Nếu bé thường xuyên ăn vạ ở nơi công cộng, mẹ cũng nên tập làm lơ bé và bỏ đi. Tâm lý của trẻ là sẽ sợ bị bỏ rơi và chạy theo. 

Bên cạnh đó, mẹ cần kín đáo quan sát con vì ở nơi đông người thường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu bé nhất định ăn vạ, bạn nên ở cạnh cho đến khi con bình tĩnh rồi nói chuyện. 

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ tuổi lên 2 hay lớn hơn nữa đều có cách khắc phục riêng để hạn chế. Chỉ cần phụ huynh bình tĩnh và kiên nhẫn hơn, mọi chuyện sẽ được giải quyết. 

✅ Hãy làm lơ bé khi cần thiết

Khi không có ai, màn khóc lóc, mè nheo, giận dữ của trẻ lên 2 sẽ tự động chấm dứt. Tuy nhiên, nếu con có những hành động như cắn, đánh người khác, bạn cần phải can thiệp. 

Đồng thời giải thích cho bé biết mình có quyền biểu lộ cảm xúc nhưng không thể sử dụng cách làm đau người khác. 

✅ Sắp xếp hợp lý thời gian biểu 

Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 khóc đêm, bé thường có xu hướng thích làm ầm ĩ khi bố mẹ đang tập trung làm việc gì đó. 

Để có thể thay đổi tình trạng này, khi con đói, mệt, cần được dỗ ngủ, bạn nên tránh làm việc riêng.

Khi con bị bệnh cũng vậy, hầu như mẽ sẽ không thể làm công việc gì vì con luôn bám lấy. Do đó, phụ huynh hãy chuẩn bị trước bằng cách nói với trẻ mình sẽ chuẩn bị rời đi, bố mẹ mong bé sẽ chơi đồ chơi một mình khoảng 20 phút. Điều này giúp con học được cách tôn trọng sự riêng tư của bố mẹ. 

 

Kết luận

Khi trải qua khủng 2 tuổi lên 2 cùng bé, bố mẹ cần nhắc nhở bản thân rằng con đang trong giai đoạn phát triển bình thường. Tức là bé không cố tình chống đối người lớn, thay vào đó chỉ cố gắng thể hiện sự độc lập khi các kỹ năng giao tiếp chưa phát triển đầy đủ.

Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ bên trên, bạn đã hiểu rõ hơn về khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ. Bậc phụ huynh hãy chấp nhận những thay đổi con đang trải qua và thể hiện sự tôn trong với nhu cầu của bé. 

Đăng bởi: PhamMai

PhamMai PhamMai

Bài viết liên quan

Trại hè quân đội, học kỳ quân đội 2025: Thông tin đầy đủ từ A-Z phụ huynh cần biết

23/04/2025

65

Trại hè quân đội, học kỳ quân đội 2025: Thông tin đầy đủ từ A-Z phụ huynh cần biết
Trại hè quân đội là gì, học phí bao nhiêu, có nên cho trẻ tham gia? Khám phá toàn bộ sự thật về học kỳ quân đội: nội dung đào tạo, lợi ích, rủi ro và nơi học uy tín

Đọc tiếp

Hoạt động hè cho trẻ mầm non: Hành trang lý tưởng cho một mùa hè bổ ích và trọn vẹn

22/04/2025

54

Hoạt động hè cho trẻ mầm non: Hành trang lý tưởng cho một mùa hè bổ ích và trọn vẹn
Khám phá hoạt động hè cho trẻ mầm non giúp bé phát triển toàn diện, vui chơi sáng tạo và rèn luyện kỹ năng sống. Gợi ý chi tiết từ KiddiHub

Đọc tiếp

Cách tính lương giáo viên mầm non mới nhất từ 01/7/2024

19/04/2025

91

Cách tính lương giáo viên mầm non mới nhất từ 01/7/2024
Cách tính lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 đối với viên chức. Cách tính lương giáo viên mầm non khi ký hợp đồng lao động. Cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết

12/04/2025

175

10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết
10 nguyên tắc vàng nuôi dạy con đúng cách bố mẹ nên biết. Những câu hỏi thường gặp giúp phụ huynh nuôi dạy con đúng cách

Đọc tiếp

Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì"

12/04/2025

184

Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì"
Ý nghĩa câu tục ngữ "Con dại cái mang là gì". Phân tích và giải thích câu tục ngữ "Con dại cái mang" (5 Mẫu). Hãy cùng Kđihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có

12/04/2025

152

15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có
15 cách nuôi dạy con cái của người Việt Nam mà không ở đâu có. Nuôi con theo dư luận – Cha mẹ dễ đánh mất chính mình. Hãy cùng Kiddihu tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết

12/04/2025

135

Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết
Các cách nuôi dạy con khoa học mà cha mẹ nên biết. Những sai lầm phổ biến trong việc nuôi dạy con theo khoa học. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Cách dạy con khi con ăn trộm tiền cực kỳ hiệu quả

12/04/2025

179

Cách dạy con khi con ăn trộm tiền cực kỳ hiệu quả
Cách dạy con khi con ăn trộm tiền cực kỳ hiệu quả. Phải làm gì khi con vẫn tiếp tục trộm tiền dù đã được nhắc nhở? Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp