Đăng vào 27/07/2023 - 15:39:58
910
Mục lục
Xem thêm
Mùa hè là thời điểm trẻ dễ đổ nhiều mồ hôi cũng như mắc một số bệnh ngoài da như viêm da, rôm sảy, ngứa ngáy, hăm… Việc ...
Mùa hè là thời điểm trẻ dễ đổ nhiều mồ hôi cũng như mắc một số bệnh ngoài da như viêm da, rôm sảy, ngứa ngáy, hăm… Việc tắm sẽ giúp bé mát mẻ, tâm trạng thoải mái và ngăn ngừa một số bệnh về da. Tuy nhiên bảo mẫu cũng cần đảm bảo việc tắm cho trẻ sơ sinh đúng thời điểm, đúng cách và tần suất tắm vừa phải.
Vậy thời gian tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè là khi nào, tần suất, nhiệt độ bao nhiêu? Tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè như thế nào mới đúng cách? Hãy xem ngay bài viết này để có câu trả lời nhé.
Theo khuyến cáo chung từ các chuyên gia, thời gian tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè vào khoảng 10 – 11 giờ sáng hoặc từ 15 – 16 giờ chiều. Tuy nhiên, thực tế là bảo mẫu có thể tắm cho trẻ sơ sinh vào thời điểm thuận tiện bé thấy thoải mái.
Bảo mẫu cũng nên lưu ý không nên tắm cho bé lúc bé đói hoặc vừa mới bú xong. Nếu bảo mẫu muốn tắm cho bé sau khi bé bú no; hãy chờ thêm 30 phút để dạ dày bé ổn định và tiêu hóa hết sữa nhé.
Với thời tiết nóng oi bức vào mùa hè, nhiều bảo mẫu lầm tưởng thời gian tắm cho trẻ sơ sinh lâu một chút sẽ giúp bé mát hơn. Tuy nhiên đây là một sai lầm. Dù thời tiết có thay đổi như thế nào thì bảo mẫu cũng không nên tắm cho bé quá lâu. Điều này khiến bé dễ cảm lạnh hơn.
Bảo mẫu có thể tham khảo: “Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân”
Nhiệt độ nước tắm lý tưởng cho trẻ sơ sinh vào mùa hè là từ 36-38°C. Đây là nhiệt độ gần với nhiệt độ cơ thể con người, giúp bé cảm thấy dễ chịu mà không bị sốc nhiệt.
Khi tắm cho trẻ sơ sinh, dù thời tiết mùa hè vô cùng nóng bức; bảo mẫu cũng chỉ nên sử dụng nước ấm để tắm cho bé, tuyệt đối không dùng nước lạnh.
Bên cạnh đó, bảo mẫu cũng nên lau kỹ các vùng dễ đổ mồ hôi như cổ, nách, khủy tay, bẹn và các vùng da gấp khác, không cần gội đầu thường xuyên để bé không bị cảm lạnh.
nên tắm nước ấm hay lạnh cho bé?
Nhiệt độ nước tắm lý tưởng cho trẻ sơ sinh vào mùa hè là từ 36-38°C
Bảo mẫu không cần dành thời gian mỗi ngày để tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè. Bảo mẫu chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần một tuần. Nếu tắm cho trẻ quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng khô da.
Bên cạnh tắm rửa, bảo mẫu cũng nên chú ý đến việc thay tã đầy đủ và vệ sinh vùng kín đúng cách cho bé. Đây cũng là việc giúp bé sạch sẽ, dễ chịu hơn trong những ngày hè oi bức.
Nếu bảo mẫu nắm rõ và xử lý tốt các thao tác trong quá trình tắm cho trẻ sơ sinh thì đây sẽ là một khoảng thời gian vui vẻ và thích thú nhất của bé. Ngược lại, nếu bạn tắm cho bé sai kỹ thuật thì đây lại là khoảng thời gian khiến bé ám ảnh và sợ hãi nhất, có thể gây nhiễm trùng và các tổn thương đến sức khỏe của bé. Dưới đây là những thông tin chi tiết về cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đơn giản nhất:
a. Chuẩn bị trước khi tắm
Trước khi tắm cho bé, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng sau:
Dụng cụ tắm cho bé: 2 thau tắm, sữa tắm gội sơ sinh, bông tắm, dưỡng da dành cho em bé.
Quần áo của bé, tã, 2 khăn xô nhỏ, tất, bao tay, mũ.
Bông gòn/tăm bông, gạc y tế và dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh vùng rốn và những vết thương (nếu có) cho bé.
Thau tắm đã chứa nước ấm khoảng 36-37℃. Nếu có thể mẹ nên có một chiếc nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ nước tránh để nước quá nóng hay quá lạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé; nếu không dùng khuỷu tay cảm nhận độ nóng vừa đủ để tránh làm bỏng da bé. (1)
Phòng tắm sạch sẽ, kín gió, đủ ánh sáng và có nhiệt độ khoảng 29-30℃.
Bảo mẫu có thể tham khảo: “Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi đủ chất, mau lớn, tăng cân”
b. Hướng dẫn các bước tắm cho trẻ sơ sinh chi tiết
Sau khi đã chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết, quá trình tắm chỉ nên kéo dài từ khoảng 5 phút, bố mẹ có thể tắm cho bé theo thứ tự các bước sau:
Đối với hình thức tắm thả: Bảo mẫu bắt đầu tắm cho trẻ theo thứ tự từ trên xuống, từ mặt, cổ, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, hai bên đùi, mông và bàn chân, tránh bỏ sót phần hõm nách, các nếp lằn ở mông, đùi, cánh tay, cổ. Sau đó, bảo mẫu vệ sinh bộ phận sinh dục và phần hậu môn cho bé. Cuối cùng bảo mẫu tráng lại người cho bé bằng chậu nước sạch bên cạnh (đã chuẩn bị trước đó). Sau khi tắm xong, lau khô người cho bé, vệ sinh lại vùng rốn bằng nước muối sinh lí (nếu rốn bị ướt), cho bé mặc quần áo, quấn tã giữ ấm. Tiếp đến bắt đầu gội đầu và vệ sinh vùng tai cho bé;
Đối với hình thức tắm từng phần: bảo mẫu nên tắm cho trẻ theo hình thức này nếu trẻ đang bị ốm hay thời tiết quá lạnh. Khi tắm, mẹ sẽ lau người bé theo thứ tự từ khóe mắt vòng ra vành tai, tiếp đến là cổ, hõm nách, lòng bàn tay, ngực, bụng, lưng, đùi, mông (chú ý vệ sinh sạch các nếp lằn ở mông, đùi) và bàn chân. Sau đó, mẹ dùng một bông gạc hay khăn mềm vệ sinh bộ phận sinh dụng và phần hậu môn cho bé. Trong suốt quá trình này, bảo mẫu tránh làm ướt rốn của bé. Sau khi tắm xong, bảo mẫu lau người và mặc quần áo, quấn tã cho bé. Sau cùng, gội đầu cho bé khi đã được ủ ấm.
Gội đầu cho bé: Bảo mẫu nên sử dụng dầu gội chuyên dụng cho trẻ trong từng giai đoạn cụ thể, có thể xoa dầu gội vào tóc của bé hoặc trực tiếp lên da đầu của bé một cách nhẹ nhàng và sau đó, làm sạch bằng khăn ướt. Tiếp đến, bảo mẫu ngã đầu bé ra sau một cách nhẹ nhàng, giữ một tay trên trán bé và rửa sạch dầu gội bằng cách cho nước ấm chảy nhẹ nhàng từ trán tràn qua hai bên đầu của bé.
c. Chăm sóc bé sau khi tắm
Sau khi tắm xong, bảo mẫu lau lại vùng mắt cho bé theo hướng từ khóe mắt đến đuôi mắt bằng bông/gạc thấm nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý. Lưu ý, mỗi bên mắt, mẹ nên sử dụng một miếng gạc riêng, không dùng chung gạc cho hai bên mắt. Sau đó, mẹ nên nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mắt và mũi của bé. Quá trình này nên được thực hiện hàng ngày để tránh tình trạng nhiễm khuẩn mắt ở trẻ. Cần phải vệ sinh mắt cho trẻ đúng cách thì mới mang lại hiệu quả như mong muốn, nếu vệ sinh sai cách có thể vô tình gây ra nhiều phiền toái hơn cho mắt của trẻ.
Bên cạnh đó, bảo mẫu nên dùng tăm bông lau khô vành tai bé (không lau phía bên trong tai) và vệ sinh vùng xung quanh cuống rốn bằng tăm bông đã thấm nước muối sinh lý để tránh tình trạng viêm nhiễm trùng cuống rốn.
Để giữ ấm cho bé, bảo mẫu có thể xoa dầu tràm vào 2 bàn tay rồi chà nhẹ lên người bé, phần ngực, lưng, lòng bàn tay, bàn chân. Sau đó mẹ đeo bao tay, bao chân vào cho bé, ôm bé để ủ ấm cho bé.
Lưu ý, nếu rốn của trẻ có dấu hiệu sưng tấy, có mủ, bảo mẫu cần đưa bé đến gặp bác sĩ kiểm tra và điều trị sớm, tránh kéo dài dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong cho bé
Với những chia sẻ của chúng tôi trên đây, KiddiCare mong rằng những bảo mẫu đã ghi chép lại được những lưu ý riêng dành cho mình về “Thời gian tắm và cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè”
Hãy đăng ký trở thành giáo viên hoặc bảo mẫu của dịch vụ trông trẻ tại nhà KiddiCare để được đào tạo chuyên sâu và cùng KiddiCare xây dựng môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng tốt nhất cho các bé yêu! Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết và tham gia cùng KiddiCare trong hành trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ.
Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục KiddiHub
Địa chỉ: 158 Phố Hoàng Ngân, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: [email protected]
Hotline: 0972171331
Đăng bởi: Dương Thanh Hoa
So sánh mầm non Unicef Hòa Bình và Nắng Mai: Cân nhắc kỹ trước khi quyết định
So sánh chi tiết: Trường mầm non Olympia và Hoa Thủy Tiên – Trường nào phù hợp với bé nhà bạn?
Danh sách các Trường mầm non chất lượng hàng đầu Quận 2 năm 2024
Top 10 Trường chuyên cấp 2 ở Hà Nội được đánh giá cao nhất năm 2024
Danh sách Trường mầm non có chương trình học chất lượng hàng đầu tại Hồ Chí Minh
Top 5 Trường Mầm non công lập chất lượng nhất tại Quận Phú Nhuận năm 2024
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
02/08/2023
1041
Đọc tiếp
02/08/2023
1241
Đọc tiếp
02/08/2023
1410
Đọc tiếp
02/08/2023
1410
Đọc tiếp
02/08/2023
1310
Đọc tiếp
02/08/2023
1205
Đọc tiếp
01/08/2023
1176
Đọc tiếp
01/08/2023
1388
Đọc tiếp