Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Trẻ chậm phát triển nhận thức: 10 dấu hiệu nhận biết ba mẹ nên biết

Đăng vào 15/04/2023 - 15:11:10

2243

Mục lục

Xem thêm

Trẻ chậm phát triển nhận thức: 10 dấu hiệu nhận biết ba mẹ nên biết

Trẻ phát triển nhận thức nếu không phát hiện sớm sẽ rất khó điều trị khi đã nặng. Chính vì vậy ngoài việc quan tâm ba mẹ nên quan sát theo con khi phát hiện dấu hiệu trẻ chậm phát triển nhận thức như 9 tháng bé vẫn chưa cầm đồ, khả năng bú kém, khóc thét bất thường, ngủ nhiều... cần đến gặp bác sĩ để có những tư vấn và phác đồ điều trị tốt nhất.

Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển nhận thức

Như đã nói dấu hiệu trẻ chậm phát triển nhận thức không quá khó phát hiện nếu các bậc phụ huynh luôn theo sát con.

Dưới đây là những dấu hiệu các bậc phụ huynh nên biết:

9 tháng bé vẫn chưa giơ tay, cầm đồ được

So với những đứa bé khác, nếu như ba mẹ thấy con đã 9 tháng tuổi nhưng vẫn chưa thể giơ tay cầm nắm đồ vật hoặc chưa đứng vững trên 2 chân của mình thì đây chắc chắn là dấu hiệu cho thấy bé đang chậm phát triển.

tre-cham-phat-trien-nhan-thuc-1
9 tháng bé vẫn chưa giơ tay, cầm đồ được: Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển nhận thức

Lúc này bạn hãy đưa con tới phòng khám, trung tâm y tế uy tín để thăm khám và kịp thời can thiệp, điều trị. 

Xem thêm: Top trường dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tốt nhất - ba mẹ nên tham khảo

Khả năng bú kém

Trẻ thường hay khóc khi bị đói hay ốm. Thế nhưng, nếu con khóc thét nhưng không có tiếng vang hay khóc to, nhanh và kèm triệu chứng ngủ triền miên, lắc đầu, co giật, sốt... khả năng cao là trẻ chậm phát triển trí tuệ, trí não. 

Tuy nhiên khi trẻ thường trong tình trạng yếu, khóc không thành tiếng thì cha mẹ cần quan sát và tìm ra nguyên nhân, đừng vội đưa ra quyết định.

Khóc thét khác thường

Khi ở giai đoạn sơ sinh trẻ có biểu hiện như khó khăn khi bú sữa, không biết bú sữa, hay bị nôn trớ... bạn cũng cần lưu ý. Đâu là biểu hiện bé đang gặp phải chướng ngại về trí lực.

tre-cham-phat-trien-nhan-thuc-2
Bé khóc thét khác thường

Đối với bé ở giai đoạn ăn dặm thường có biểu hiện ăn thức ăn rắn thường nuốt chửng nhưng dễ nôn, khó khăn khi nhai thức ăn. Với trường hợp này bạn nên đưa con tới gặp bác sĩ để được tư vấn.

Ngủ quá nhiều nhưng lại không dễ tỉnh

Theo thống kế, với trẻ sơ sinh thường có thời gian ngủ phổ biến như sau:

TuổiThời gian ngủ
✅ Trẻ 1 tháng tuổiTừ 18 cho tới 20 tiếng để ngủ, tức là bé sẽ dành khoảng 3 – 4 tiếng để thức và chơi.
✅ Trẻ từ 2 – 3 tháng tuổiTừ 16 tới 18 tiếng.
✅ Trẻ từ 5 – 9 tháng tuổiTừ 15 – 16 tiếng.
✅ Trẻ tròn 12 tháng tuổiBé sẽ cần ngủ từ 14 – 15 tiếng.

Chính vì vậy nếu bạn thấy thời gian ngủ của con vượt mốc trên, tốt nhất nên đưa đến bệnh viện để thăm khám và kịp thời điều trị. Bởi đây có thể là dấu hiệu của việc trẻ chậm phát triển nhận thức.

Biểu cảm chậm chạp, đờ đẫn

Theo các chuyên gia, bé có dấu hiệu trên khuôn mặt như mắt hơi xếch, có khoảng cách xa nhau, mặt đờ đẫn, luôn thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước bọt thì nguy cơ cao là đang mắc dấu hiệu chậm phát triển nhận thức.

Bạn nên nhớ khi trẻ hơi đờ đẫn, chậm chạm và mãi tới tháng thứ 6 mới cười hoặc đầu biến dạng... đều là biểu hiện bất thường cần phải đến bệnh viện kiểm tra. 

Động tác chậm hơn so với trẻ bình thường

Khi bé từ 3 tháng tuổi trở lên có động tác chậm như ngẩng đầu, ngồi, đứng chậm so với trẻ cùng trang lứa đều là biểu hiện của sự phát triển khác thường.

tre-cham-phat-trien-nhan-thuc-4
Động tác chậm hơn so với những đứa trẻ bình thường

Ví dụ: Sau 6 tháng tuổi con chỉ tập trung vào một vật với biểu cảm chậm chạp, đờ đẫn và không có hứng thú với mọi thứ. Hay nói cách khác là bé chơi một mình, có người gọi cũng không quan tâm thì ba mẹ nên quan sát, theo dõi sát sao một thời gian. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục bạn hãy đưa con tới gặp bác sĩ để được tư vấn. Đây có thể là dấu hiệu bệnh tự kỷ, chậm nhận thức.

Phát triển ngôn ngữ chậm

Dấu hiệu bé chậm phát triển nhận thức còn gặp ở những trẻ chậm nói. Khi lên 9 tháng trẻ thường theo dõi và mô phỏng cách nói của người lớn.

Tới tháng thứ 10, vẫn không phát ra âm thanh hay âm không rõ bạn cần lưu ý bởi đây có khả năng là biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Lúc này ba mẹ cần dạy con kỹ năng mở khẩu hình miệng hoặc trò chuyện giúp con học nói.

Thiếu hứng thú môi trường, xã hội xung quanh

Một số bé không hứng thú môi trường, xã hội xung quanh. Thậm chí bé còn không thích giao lưu, nói chuyện với người khác và luôn thiếu tình cảm.

Với tình trạng này bạn cần phải đặc biệt quan tâm, dành nhiều tình yêu thương cho bé hơn và tuyệt đối không được xem nhẹ. Bên cạnh đó ba mẹ cũng nên nhờ tới sự giúp đỡ của chuyên gia để kịp thời chữa trị tâm lý cho con.

Phản ứng chậm với thế giới ở bên ngoài 

Khi bé được 6 tháng tuổi nhưng mắt nhìn vẫn lờ đờ, không quay đầu khi có người gọi, không ngồi vững được.

tre-cham-phat-trien-nhan-thuc-5
Phản ứng chậm với thế giới ở bên ngoài

Hay con thiếu phản ứng, chậm chạp với thế giới bên ngoài như không nói chuyện, tương tác với cha mẹ thì dây chính là biểu hiện của việc trẻ chậm phát triển nhận thức.

7-9 tháng vẫn chảy nước miếng

Với trẻ phát triển bình thường sẽ ăn dặm vào tháng thứ 7 – 9. Bởi thức ăn có thành phần dinh dưỡng vì thế khi bé ăn tuyến nước bọt sẽ được kích thích và làm tăng quá trình bài tiết.

Bên cạnh đó ở giai đoạn này bé sẽ mọc răng và thường hay ngậm tay cũng khiến tuyến nước bọt bị kích thích và tăng nước bọt.

Với trẻ chậm phát triển nhận thức ngoài việc chảy nước miếng còn nghiến răng ken két... Tuy nhiên đây cũng là biểu hiện của bệnh liên quan đến não(liệt dây thần kinh, viên não). Dù nguy cơ mắc bệnh này khá ít nhưng bạn cũng nên cẩn thận hãy đưa con đi khám.

Nguyên nhân trẻ phát triển chậm về nhận thức?

Theo các chuyên gia của Kiddihub trẻ chậm phát triển nhận thức có thể do những nguyên nhân sau:

  • Khiếm khuyết di truyền.
  • Do vấn đề về sức khỏe trước khi sinh của mẹ.
  • Trẻ bị bỏ mặc khi mới sinh ra.
  • Trẻ tiếp xúc với chất độc hại từ bên ngoài.
  • Khi mang thai mẹ tiếp xúc với chất độc hoặc rượu hay nhiễm độc chì.
  • Hội chứng tự kỷ.
  • Hội chứng Down.

Can thiệp về giáo dục chính là biện pháp giúp điều trị tình trạng trẻ chậm phát triển nhận thức. Không những vậy phương pháp này còn giúp con phát triển những kỹ năng nhận thức cụ thể. Bên cạnh đó ba mẹ cũng có thể sử dụng liệu pháp hành vi hoặc trò chơi để giải quyết vấn đề này.

Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo một số trung tâm dạy trẻ chậm phát triển uy tín tại trang web KiddiHub.com.

Xem thêm: Trẻ chậm phát triển có chữa được không?

Cần làm gì khi trẻ chậm phát triển nhận thức?

Ngay khi thấy bé có dấu hiệu chậm phát triển nhận thức phụ huynh nên đưa con đi khám để được đánh giá mức độ và lên kế hoạch can thiệp.

Nhưng khám mới là bước đầu tiên giúp bạn biết tình trạng của bé. Bước quan trọng tiếp theo đó là lên kế hoạch giúp con phát triển theo trẻ cùng lứa tuổi.

Kết luận

Vậy là bạn đã hiểu được dấu hiệu cũng như nguyên nhân trẻ chậm phát triển nhận thức rồi đúng không. Ba mẹ hãy kiên trì, tương tác đều đặn với con hàng ngày và theo dõi KiddiHub để có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm đồng hành cùng con nhé!

Đăng bởi:

PhamMai

Bài viết liên quan

Trung tâm khảo thí SAT Edison: Bệ phóng cho học sinh Việt Nam chinh phục đại học top đầu

16/07/2025

203

Trung tâm khảo thí SAT Edison: Bệ phóng cho học sinh Việt Nam chinh phục đại học top đầu
Trung tâm khảo thí SAT Edison – địa chỉ tin cậy giúp học sinh Việt Nam luyện thi, đăng ký và thi SAT chuẩn quốc tế ngay tại trường. Xét tuyển đại học dễ dàng hơn

Đọc tiếp

Hướng dẫn cách làm ô tô bằng chai nhựa chi tiết nhất

13/07/2025

124

Hướng dẫn cách làm ô tô bằng chai nhựa chi tiết nhất
Hướng dẫn chế tạo ô tô chạy bằng động cơ từ chai nhựa. Hướng dẫn làm xe ô tô đồ chơi từ chai nhựa và bóng bay. Cùng KiddiHub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

5 cách làm đồ chơi bằng gỗ cực sáng tạo dành cho trẻ

13/07/2025

126

5 cách làm đồ chơi bằng gỗ cực sáng tạo dành cho trẻ
Lợi ích của việc tự làm đồ chơi bằng gỗ cho bé. Các cách làm đồ chơi bằng gỗ cho bé đơn giản. Cùng KiddiHub tìm hiểu bạn nhé!

Đọc tiếp

Trò chơi liên hoàn cho trẻ mầm non thú vị nhất hiện nay

13/07/2025

105

Trò chơi liên hoàn cho trẻ mầm non thú vị nhất hiện nay
Trò chơi liên hoàn là gì? Lợi ích của trò chơi liên hoàn cho trẻ mầm non. Mẫu giáo án tổ chức trò chơi liên hoàn cho trẻ mầm non. Cùng KiddiHub tìm hiểu bạn nhé.

Đọc tiếp

30 trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi vui nhộn và hấp dẫn nhất

13/07/2025

110

30 trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi vui nhộn và hấp dẫn nhất
Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ từ 5 đến 6 tuổi. Lợi ích của trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi. Cùng KiddiHub tìm hiểu bạn nhé!

Đọc tiếp

15+ trò chơi thông minh cho bé phát triển trí tuệ

13/07/2025

91

15+ trò chơi thông minh cho bé phát triển trí tuệ
Thời điểm nào phù hợp để trẻ bắt đầu làm quen với trò chơi trí tuệ? Gợi ý các trò chơi thông minh cho bé. Cùng KiddiHub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

14 cách tự làm đồ chơi cho bé sơ sinh siêu đáng yêu tại nhà

13/07/2025

100

14 cách tự làm đồ chơi cho bé sơ sinh siêu đáng yêu tại nhà
Trẻ sơ sinh nên bắt đầu chơi đồ chơi từ mấy tháng tuổi? Gợi ý cho mẹ những cách tự làm đồ chơi cho bé sơ sinh. Cùng KiddiHub tìm hiểu bạn nhé!

Đọc tiếp

30+ trò chơi halloween cho trẻ em thú vị nhất năm 2025

13/07/2025

71

30+ trò chơi halloween cho trẻ em thú vị nhất năm 2025
Lợi ích của việc tổ chức trò chơi Halloween cho trẻ em. Tổng hợp các trò chơi Halloween cho trẻ em sáng tạo và hấp dẫn. Cùng KiddiHub tìm hiểu bạn nhé!

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp