Đăng vào 26/04/2023 - 15:30:05
1097
Mục lục
Xem thêm
Trẻ chậm nói hay đi nhón chân có thể là do bại não hoặc loạn dưỡng cơ hay tự kỷ. Lúc này ba mẹ nên cho con đến phòng khá...
Trẻ chậm nói hay đi nhón chân có thể là do bại não hoặc loạn dưỡng cơ hay tự kỷ. Lúc này ba mẹ nên cho con đến phòng khám uy tín để thăm khám, điều trị kịp thời.
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách khắc phục trẻ chậm nói hay đi nhón chân mời bạn đón đọc bài viết này của KiddiHub.
Chậm nói hay đi nhón gót là một trong những hành vi trẻ tự kỷ. Nhưng không phải khi nào trẻ chậm nói hay đi nhón chân cũng sẽ là tự kỷ. Điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý bại não , loạn dưỡng cơ... Cụ thể:
Trẻ chậm nói hay đi nhón gót có thể là dấu hiệu bệnh bại não thường gặp. Đây chính là rối loạn vận động, hay trương lực cơ liên quan tới chấn thương nghiêm trọng hoặc bất ổn của não bộ khi phát triển, gây ra tình trạng kiểm soát về hoạt động của cơ bắp, các chức năng.
Những biểu hiện của căn bệnh này có thể xuất hiện từ khi mới chào đời, sau đó phát triển dai dẳng về sau. Tuy nhiên, bé bị bại não thường khó tự kiểm soát hoạt động cơ bắp, vậy nên dễ dẫn tới tình trạng đi đứng loạng choạng, đi nhón gót, mất cân bằng...
Mặt khác, các chuyên gia cũng nhận thấy, bại não cũng gây nhiều trải trở với trí tuệ, khiến bé chậm nói, thậm chí là không nói được. Đứa trẻ này không biết cách biểu lộ tình cảm, cảm xúc, không hóng chuyện cũng như tương tác với người xung quanh.
Loạn dưỡng cơ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ chậm nói đi nhón chân. Khi đó các cơ của dần yếu, teo đi tạo biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của chúng ta.
Đặc trưng căn bệnh này chính là yếu cơ tiến triển từ vùng chân cho tới xương chậu và những vị trí khác trên cơ thể.
Theo nghiên cứu, bệnh này trực tiếp liên quan tới yếu tố di truyền, nhất là từ nhiễm sắc thể nữ X ở mẹ. Tỷ lệ con trai mắc bệnh loạn dưỡng cơ cao hơn con gái.
Đối với biểu hiện, loạn dưỡng cơ có triệu chứng rõ ràng, rất dễ nhận biết. Trong đó suy giảm cơ ở chi trên nghiêm trọng khiến bé có xu hướng đi nhón chân. Triệu chứng bệnh khởi phát rất sớm ở trẻ từ 5 cho tới 15 tuổi. Vài năm đầu có thể con vẫn đi bình thường nhưng về sau sẽ nhón gót.
Trẻ đi nhón gót và chậm nói cũng có thể là do tự kỷ. Đây chính là chứng rối loạn phức tạp. Nói dễ hiểu hơn đây là sự hạn chế về giao tiếp, hành vi, tương tác. Đặc biệt, biểu hiện này khởi phát từ sớm, kéo dài vĩnh viễn, không điều trị triệt để được.
Trẻ chậm nói tự kỷ, khả năng giao tiếp kém, thậm chí đến tuổi đi học nhưng vẫn có bé không nói được từ nào. Chính sự hạn chế, hạn hẹp về vốn từ đã khiến con thu mình lại, thiếu tự tin bản thân.
Ngoài ra, tự kỷ còn khiến bé đối diện với rối loạn về hành vi. Con hay lặp đi lặp lại hành vi bất thường, không thể kiểm soát được như lắc lư, xoay người, cúi gập người, đặc biệt là đi nhón chân.
Nhưng, không phải tất cả trẻ nhỏ có biểu hiện chậm nói hay đi nhón chân đều mắc chứng tự kỷ. Một số triệu chứng đặc trưng của tự kỷ như:
Những biểu hiện tự kỷ khá đa dạng, mỗi bé khi tự kỷ sẽ có triệu chứng riêng biệt. Với tình trạng trẻ tự kỷ chậm nói hay đi nhón chân có thể do ảnh hưởng rối loạn giác quan, tiền đình, hoặc rối loạn vận động hay bại não.
Bạn có thể quan tâm: Phương pháp dạy trẻ tự kỷ hiệu quả tại nhà
Nếu thấy những biểu hiện trẻ chậm nói đi nhón chân dưới đây ba mẹ nên chủ động đưa con tới thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp:
Biểu hiện | Chi tiết |
---|---|
✔️ Khiếm khuyết khả năng ngôn ngữ |
|
✔️ Giao tiếp kém |
|
✔️ Có hành vi bất thường |
|
Đối với trẻ chậm nói hay đi nhón chân bạn cần quan tâm tới con nhiều hơn. Đồng thời hãy dành thời gian vui đùa, nói chuyện cùng bé. Tuyệt đối bạn không nên để con xem điện thoại, tivi... quá nhiều. Bởi tiếp xúc với thiết bị điện tử cũng khiến bé lầm lì, chậm chạp và ít nói.
Ngoài ra để khắc phục tình trạng trẻ chậm nói hay đi nhón chân bạn có thể áp dụng biện pháp sau:
Bạn nên tạo cho con không gian thoải mái, tiếp xúc nhiều cùng bạn bè cùng trang lứa. Qua đó khả năng giao tiếp của bé sẽ được tăng lên.
Cho bé tiếp xúc nhiều với bạn bè trang lứa
Ngoài ra việc tham gia hoạt động giải trí sẽ khiến bé mạnh dạn trong giao tiếp, đồng thời phát triển trí não.
Bên cạnh việc nói chuyện, vui chơi cùng bé, cha mẹ cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con.
Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn thực phẩm bổ dưỡng trí não như lạc, ngô, đậu, ngũ cốc, củ cải vàng, khoai tây, cá Thu, cá Hồi, lòng đỏ trứng, đậu phộng,…
Với chứng nhón chân bạn cần chú ý dạy con cách đi đứng bình thường. Ba mẹ có thể cùng con chơi những trò như ngồi xổm, diễu hành... miễn sao bé chạm toàn bộ chân xuống sàn nhà.
Mặt khác, bạn cũng có thể cho con tham gia những hoạt động thể thao, giải trí như di chuyển ở nơi có địa hình không bằng phẳng hay nhảy nệm lò xo..
Tuy nhiên, với những trẻ chậm nói hay nhón chân tốt nhất bạn vẫn nên cho con tới phòng khám uy tín để thăm khám và có phác đồ điều trị hợp lý. Việc thăm khám sẽ sớm tìm ra được nguyên nhân và kịp thời chữa trị, tránh những ảnh hưởng nặng nề về sau. Bên cạnh đó các trung tâm điều trị trẻ đặc biệt cũng là gợi ý hay dành cho bạn.
Xem thêm: Top trung tâm trẻ tự kỷ, trung tâm trẻ đặc biệt tốt nhất - ba mẹ nên tham khảo
Trẻ đi nhón chân, chậm nói là biểu hiện thường gặp ở chứng tử kỷ hay bệnh bại não hoặc loạn lưỡng cơ. Nhưng, triệu chứng này còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như gia đình, di truyền... Chính vì thế, bạn không nên quá hoang mang, lo lắng khi trẻ chậm nói hay nhón chân, hãy nói chuyện và đưa con đi khám để chữa trị kịp thời. Kiddihub hy vọng qua chia sẻ trên bạn đã có được thông tin hữu ích.
Đăng bởi: PhamMai
So sánh các trường chuyên cấp 3 ở Hà Nội nổi tiếng về chất lượng học
So sánh nhanh: Mầm non Kids Garden và Green Pearl - Trường nào nổi bật hơn?
Top 5 trường mầm non dành cho bé 6 tháng tuổi ở Hà Nội uy tín
So sánh Sakura Montessori với IQ Hạ Long: Trường nào vượt trội hơn?
So sánh học phí top 5+ trường mầm non công lập được phụ huynh Cần Thơ lựa chọn nhiều nhất
Top 10+ trường THPT dân lập ở Hà Nội được phụ huynh tin tưởng nhất
Tìm trường/trung tâm học tốt nhất cho con
22/11/2024
36
Đọc tiếp
22/11/2024
47
Đọc tiếp
22/11/2024
74
Đọc tiếp
21/11/2024
96
Đọc tiếp
21/11/2024
122
Đọc tiếp
20/11/2024
147
Đọc tiếp
19/11/2024
137
Đọc tiếp
19/11/2024
324
Đọc tiếp