Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 26/04/2023 - 14:31:35
713
Mục lục
Xem thêm
Tâm lý học trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có nhiều dấu hiệu khác thường về mặt cảm xúc như: Dễ bị kích động hoặc ngược lại, khó hình thành hứng thú, ù lỳ,...
Nhiều bé bị chậm phát triển trí tuệ sẽ có sự rối loạn cả trong phát triển thể chất. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, bố mẹ đừng vội bỏ qua những thông tin được Kiddihub tổng hợp dưới đây.
Để chẩn đoán và đánh giá sự phát triển nhận thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ từ 2 - 6 tuổi, các chuyên gia thường dùng nhiều phương pháp khác nhau.
Trong đó, trắc nghiệm là cách được áp dụng nhiều nhất. Đây là lựa chọn dựa trên cơ sở khoa học của các bài tập trắc nghiệm hoặc các tiêu chí chẩn đoán. Từ đó, các nhà nghiên cứu sẽ xác định được hành động và khả năng học tập của trẻ trong lĩnh vực tri giác.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ tri giác các đối tượng so với trẻ bình thường chậm hơn. Tức là trong một khoảng thời gian nhất định, khối lượng quan sát được của trẻ chậm phát triển trí tuệ được ít hơn.
Điều này cho thấy tri giác thị giác của trẻ chậm phát triển rất hạn chế. Bé không có khả năng phân biệt và bắt chước các hình dạng. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn khi định hướng trong hoàn cảnh mới, làm cho tốc độ của bé cũng gặp khó khăn hơn các bạn cùng trang lứa.
Trong tâm lý học trẻ chậm phát triển trí tuệ có 4 dạng tư duy cơ bản là: Trực quan – hành động, trực quan – hình ảnh, trực quan – sơ đồ và tư duy ngôn ngữ - logic.
Tư duy trực quan hình ảnh cho phép các bé khái quát hóa hoặc chia nhóm các đối tượng dựa trên đặc điểm cơ bản. Trong khi đó, tư duy trực quan – sơ đồ lại cho phép xác định các tiêu chí cơ bản của tình huống cũng như đặc điểm đặc trưng của các đối tượng.
Ở thời kỳ mẫu giáo lớn, tư duy trực quan – hình ảnh và tư duy sơ đồ sẽ phát triển. Vì thế, các nhà nghiên cứu sẽ tập trung, chú ý khảo sát, chẩn đoán và đánh giá mức độ phát triển, nhất là đối với trẻ có vấn đề trong hoạt động nhận thức.
Vậy trẻ chậm phát triển có chữa được không cũng là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh. Được biết, đây không phải là bệnh và không hoàn toàn chữa khỏi được. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời, tình trạng này của bé có thể được cải thiện.
Điều trị trẻ bị chậm phát triển đòi hỏi phụ huynh cần có sự kiên trì và nhẫn nại. Nếu không biết nên áp dụng phương pháp nào, bố mẹ có thể truy cập website chính thức của Kiddihub để tham khảo trung tâm trẻ tự kỷ uy tín cho con yêu của mình.
Xem thêm: Top trung tâm can thiệp sớm, trung tâm trẻ chậm phát triển tốt - ba mẹ nên tham khảo
Một trong những thành tựu quan trọng của trẻ mầm non là nắm vững tiếng mẹ đẻ như phương tiện nhận thức và khả năng giao tiếp của con người. Chính ở độ tuổi này, các bé sẽ có khả năng nói, nếu không lên đến khoảng 5 – 6 tuổi không thể nói lưu loát.
Tuy nhiên, qua việc quan sát, các chuyên gia nhận thấy rằng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hơn so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi nếu bị chậm phát triển trí tuệ. Khi đến tuổi đi học, do có vốn từ ít nên thường dùng những câu phức tạp, ít sử dụng liên từ, khó diễn tả suy nghĩ và trả lời cộc lốc.
Bậc phụ huynh có thể giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ ngôn ngữ thông qua nhiều cách khác nhau. nhưng hướng chung cụ thể là:
Nhiều trẻ bị chấn thương não bộ thường sẽ nhanh chóng mệt mỏi, thiếu tập trung nên khi viết thường cẩu thả, chữ nguệch ngoạc, nhiều lỗi sai. Vì thế, phụ huynh và giáo viên cần kiên trì và giúp đỡ mới hình thành được hành động viết.
Sự rối loạn trong quá trình phát triển thể chất và tâm lý ở trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cảm xúc của bé.
Một số biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ tình cảm cụ thể như: Quá trẻ con, tự vệ - công kích, tự vệ - thụ động. Đây đều là dạng thần kinh ban đầu của nhân cách, trong đó bao gồm một số trẻ sẽ hung dữ, hành động không nhất quán. Một số khác sẽ nhút nhát, thiếu tự tin, đa nghi và hay khóc nhè.
Do bị rối loạn trí tuệ ảnh hưởng nên nhóm người này thường không có khái niệm về bản thân cũng như những người xung quanh. Do đó, bé sẽ không biết bày tỏ thái độ tích cực và thiết lập mối quan hệ với người khác.
Ở lứa tuổi sơ sinh, từ khi vừa chào đời đến vài tuần tuổi, trẻ sẽ không xuất hiện nhu cầu xã hội và tình cảm. một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển như: Bé không chăm chú nhìn mẹ, không bày tỏ thái độ ngưng khóc khi được bế, mỉm cười khi thấy mình trong gương,...
Lên khoảng 3 – 4 tuổi, trẻ chậm phát triển trí tuệ không biết thể hiện tình cảm với những người, đồ vật yêu thích hoặc không yêu thích. Thậm chí, nhiều bé còn có hành vi bất thường với các món đồ chơi như: Bẻ chân tay búp bê, cắt tóc, móc mắt, xé sách vở,...
Có thể bạn quan tâm: Giáo án dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Bên cạnh những dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm phát triển trí tuệ, nhu cầu và khả năng của đối tượng này cũng rất được quan tâm. Nếu cũng đang tìm hiểu, bậc phụ huynh hãy theo dõi bảng thông tin sau:
Nhu cầu và khả năng | Chi tiết |
---|---|
✔️ Nhu cầu của bé bị chậm phát triển trí tuệ | Trẻ chậm phát triển trí tuệ có những nhu cầu cơ bản là:
|
✔️ Khả năng của trẻ | Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có những khả năng nhất định như: Biết mặc quần áo, lau rửa bát chén, vệ sinh nhà cửa, múa, nhận biết các hiệu lệnh,... với mức độ thấp hơn so với trẻ bình thường. |
Nhìn chung, tâm lý học trẻ chậm phát triển trí tuệ có rất nhiều đặc điểm và dấu hiệu khác nhau. Bố mẹ cần lưu ý, không nên xem nhẹ nếu nhận thấy điểm bất thường ở trẻ.
Mong rằng qua những thông tin được chia sẻ bên trên, bạn đã nắm rõ tâm lý học trẻ chậm phát triển trí tuệ. Bậc phụ huynh đừng quên theo dõi Kiddihub thường xuyên để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác ngay hôm nay!
Đăng bởi: PhamMai
23/04/2025
139
Đọc tiếp
22/04/2025
64
Đọc tiếp
19/04/2025
106
Đọc tiếp
12/04/2025
179
Đọc tiếp
12/04/2025
186
Đọc tiếp
12/04/2025
154
Đọc tiếp
12/04/2025
138
Đọc tiếp
12/04/2025
187
Đọc tiếp