Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 31/08/2023 - 17:05:05
844
Mục lục
Xem thêm
Nên học Piano hay Organ? Đây là vấn đề mà bất kỳ phụ huynh nào cũng gặp phải khi quyết định cho con đi học đàn. Có thể nói, âm nhạc và tiếng đàn giúp mỗi chúng ta cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng hơn.
Vậy đàn Piano và Organ khác nhau như thế nào? Mời quý độc giả cùng Kiddihub tìm hiểu và tham khảo nội dung bên dưới đây.
Đàn Organ và Piano là hai loại nhạc cụ được nhiều người chọn tập luyện, đặc biệt đối với các em nhỏ. Lợi ích của việc học đàn Piano hay Organ sẽ tốt cho sự phát triển của cơ thể. Dưới đây là tổng quan nội dung về đàn Organ và Piano, cụ thể:
Nhạc cụ | Nội dung |
---|---|
✅ Đàn Organ | Ở trên đàn Organ luôn có phần trống và nhạc đệm nên việc giữ nhịp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Loại nhạc cụ này mang lại cho bạn những âm thanh vui nhộn cùng giai điệu của bản nhạc. Bởi các bản nhạc từ loại nhạc cụ này có phần làm nền kỹ thuật ngón chủ yếu ở tay phải. Chính vì thế, việc thực hiện cũng sẽ trở nên đơn giản hơn. |
✅ Đàn Piano | Đây là loại nhạc cụ chơi bằng 2 tay nên cần sự nhanh nhẹn và linh hoạt của mỗi người. Do đó, nếu bạn nắm vững được cách chơi đàn Piano thì việc chuyển sang học chơi các loại khác rất dễ dàng. Ngoài ra, đàn Piano nhạc cụ phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của người chơi. Bởi cảm xúc bên trong của họ sẽ thể hiện ra đôi bàn tay nên đôi khi ta vui vì những giai điệu mạnh mẽ, rộn ràng. |
Xem thêm: Cho con học piano mất bao nhiêu tiền? Có đắt không?
Khi chơi đàn Organ, bạn sẽ gặp phải khó khăn như bị mỏi lưng, đau tay. Đồng thời, điều đó giúp người chơi khó kết hợp nhịp điệu giữa hai tay. Bởi vì thông thường, tay trái của người học organ thường bị hạn chế do chỉ đàn hợp âm, ít di chuyển.
Vậy nên khi chuyển sang chơi nhạc cụ khác, tay trái sẽ bị chậm hơn tay phải rất nhiều. Mặt khác, phần khó nhất khi học học Piano chính là giai đoạn ghép 2 tay lại với nhau. Bởi nếu như không biết cách và phương pháp học tốt hay không được hướng dẫn, bạn sẽ gặp khó khăn và có thể bỏ cuộc.
Vậy học Piano và organ cái nào khó hơn, nên học loại nhạc cụ nào? Dù bất cứ là loại nhạc cụ nào đi chăng nữa, chúng sẽ có cái khó riêng biệt nên rất khó để so sánh chính xác về việc học đàn piano hay organ khó hơn.
Thế nhưng, chỉ cần bạn yêu thích nhạc cụ nào, có thể học được. Nếu như bạn là người yêu thích sự sống động, vui nhộn, tiện lợi di chuyển thì bạn nên chọn Organ.
Mặt khác, nếu bạn là người thích sự sâu lắng, tinh tế, cảm xúc sáng tạo thì đàn Piano rất phù hợp. Sau khi đã xác định được loại đàn bản thân muốn tập luyện, bạn hãy lựa chọn cho bản thân nơi dạy đàn uy tín để thể hiện năng khiếu của chính mình.
Tại đây, bạn sẽ được đào tạo theo giáo trình bài bản. Đồng thời tiếp nhận kiến thức tốt nhất để bạn chơi được loại nhạc cụ mà mình yêu thích.
Sự khác nhau giữa Piano và Organ thể hiện qua nhiều yếu tố khác nhau. Giống như việc cả hai đều sử dụng chung hệ thống phím đàn nhưng số lượng phím lại hoàn toàn khác nhau. Đối với đàn Piano, tiêu chuẩn chỉ có 88 phím hoặc một số dòng Piano có số phím lớn hơn tới 92 hoặc 97 phím.
Trong đó, đàn Organ có số phím ít hơn chỉ có từ 61 phím. Điều này dẫn đến việc đàn Organ có ít quãng hơn Piano. Một điểm khác biệt dễ nhận thấy chính là Organ là đàn điện tử cần phải có nguồn điện cắm.
Còn đàn Piano sẽ không cần phải cắm điện khi chơi. Vì Organ là đàn điện tử nên mang trong mình rất nhiều âm thanh khác nhau như Sáo, Guitar, trống,…. Mặt khác, phím đàn Organ cũng nhẹ hơn rất nhiều so với Piano.
Chính vì thế, bạn sẽ không cần phải tốn nhiều lực để nhấn phím khi chơi Organ. Nhưng nếu chuyển sang chơi Piano, bạn sẽ rất khó điều khiển mọi âm sắc. Bởi vì thực tế Piano đòi hỏi người chơi biết kiểm soát lực nhấn để tạo ra âm thanh mình mong muốn.
Cuối cùng, sự khác biệt giữa hai loại nhạc cụ này chính là sự linh động. Đặc biệt, đàn Organ gọn và nhẹ hơn đàn Piano rất nhiều nên rất dễ di chuyển và mang đi bất cứ đâu để luyện tập. Ngược lại, đàn Piano khá to - nặng nên độ linh động chắc chắn sẽ không cao.
Hầu hết, các bậc phụ huynh đều muốn bé học đàn Piano dù học phí khóa học đàn Piano cao hơn so với Organ. Tuy nhiên, trước khi muốn cho trẻ học đàn, bậc phụ huynh nên có một số quyết định đúng đắn về các yếu tố:
Hiện nay, khi muốn cho con đi học đàn, vấn đề ba mẹ cần quan tâm đến đó chính là bé muốn học hay không. Thực tế, hai loại nhạc cụ này đều rất tốt cho sự phát triển trí não thông minh của trẻ.
Vậy nên, chúng sẽ trở nên thực sự tốt nếu con có sở thích, đam mê và năng khiếu. Khi đó, bé mới có thể học một cách thoải mái và vui vẻ nhất. Nếu trẻ đã không thích thì dù bạn có tốn bao nhiêu thời gian suy nghĩ trẻ em nên học Piano hay Organ cũng vô ích.
Bởi ép con học là điều hoàn toàn phản khoa học có thể khiến bé ám ảnh việc học đàn. Muốn biết trẻ có thích hay không, ba mẹ nên cho con tham gia các lớp học thử tại trường nhạc.
Đối với các bé ở độ tuổi mầm non 4 – 5 tuổi rất đơn giản, phụ huynh chẳng cần tốn thời gian để suy nghĩ xem cho con học loại nhạc cụ nào. Ở độ tuổi này, trẻ chỉ có thể tiếp xúc và cảm thụ âm nhạc nên giáo viên cũng chỉ cho chơi nốt trên đàn.
Còn bé từ 6 tuổi trở lên cần có sự phân biệt giữa Piano và Organ. Bởi đây là giai đoạn con có thể học được cả hai loại đàn. Trước tiên, bạn cần giải thích rõ về hai loại nhạc cụ này rồi cho bé là người lựa chọn đàn Piano hay Organ.
Khi dạy con chơi đàn, bậc phụ huynh nên tạo môi trường học tập thoải mái và yên tĩnh để trẻ có thể tập trung. Đồng thời, đảm bảo rằng bé sẽ có một cây đàn tốt để chơi và không gian riêng để tập luyện.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên khuyến khích và thể hiện sự ủng hộ đối với trẻ. Điều này giúp con trở nên tự tin và nỗ lực cố gắng hơn. Đặc biệt, bạn không nên tạo áp lực quá lớn lên trẻ trong quá trình học đàn. Phụ huynh hãy tạo điều kiện cho trẻ thưởng thức quá trình học và đặt mục tiêu hợp lý.
Tham khảo ngay: Top 25 trung tâm học piano, trung tâm thanh nhạc, học hát tốt và uy tín nhất theo từng khu vực
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về vấn đề nên học Piano hay Organ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ba mẹ đưa ra quyết định đúng đắn và chọn được loại nhạc cụ phù hợp với bé nhà mình.
Đăng bởi: PhamMai
23/04/2025
66
Đọc tiếp
22/04/2025
54
Đọc tiếp
19/04/2025
91
Đọc tiếp
12/04/2025
175
Đọc tiếp
12/04/2025
184
Đọc tiếp
12/04/2025
152
Đọc tiếp
12/04/2025
135
Đọc tiếp
12/04/2025
179
Đọc tiếp