Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub
Giảm 100% học phí tháng đầuĐăng vào 23/05/2023 - 14:29:27
5132
Mục lục
Xem thêm
Khủng hoảng tuổi lên 1 có nhiều nguyên nhân gây ra như sự phát triển tâm lý, cách nhìn nhận ở trẻ,… Trẻ thường có những biểu hiện là dễ cáu gắt, biếng ăn,…
Để nắm rõ hơn về nguyên nhân khủng hoảng 1 tuổi và biểu hiện bạn hãy tham khảo ngay nội dung bài viết của Kiddihub chia sẻ bên dưới.
1 tuổi là cột mốc đánh dấu bé đã bước từ giai đoạn sơ sinh đến chập chững biết đi. Con bắt đầu học kỹ năng để đạt được mốc quan trọng phát triển. Cụ thể:
Trong giai đoạn này trẻ vẫn tiếp tục định nghĩa về thế giới xung quanh. Con có thể gặp sự vật, sự việc nhưng chưa hiểu được.
Điều này khiến bé hoang mang lo lắng, không biết cách hỏi để để hiểu được. Bây giờ trẻ có thể di chuyển khắp nơi và khám phá mọi thứ xung quanh. Do những kỹ năng vận động của con chưa phát triển đầy đủ nên bé dễ thất vọng nếu không làm được điều gì như mong muốn.
Giai đoạn này con mong muốn nhiều nhưng kỹ năng nói chuyện, bày tỏ cảm xúc còn hạn chế nên dễ xảy ra khủng hoảng tuổi lên 1.
Khủng hoảng tuổi lên 1 hay còn được gọi khủng hoảng tự ý. Giai đoạn này tâm lý của bé có sự thay đổi lớn trong cách nhìn nhận, tương tác với thế giới xung quanh.
Sau đây là một số nguyên nhân khủng hoảng 1 tuổi phổ biến:
Việc nắm rõ nguyên nhân khủng hoảng ở trẻ 1 tuổi giúp phụ huynh có sự hỗ trợ, giúp đỡ bé vượt qua giai đoạn này.
Khủng hoảng tâm lý ở trẻ lên 1 thường có những biểu hiện cụ thể như sau:
Biểu hiện | Chi tiết |
---|---|
✔️ Dễ cáu gắt, khóc lóc thường xuyên | Đây là đặc điểm dễ nhận ra nhất ở tâm lý trẻ 1 tuổi. Bé dễ cáu nếu không chiều theo ý mình, những cơn giận có thể là khóc lóc, gài thét, ném, phá đồ đạc,… Phụ huynh có thể thấy bé phản ứng nhạy cảm đến mức độ đoán được không cho con làm gì hoặc đưa đồ. |
✔️ Trẻ 1 tuổi biếng ăn, khóc đêm | Giai đoạn này cũng khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn. Việc mải mê khám phá thế giới xung quanh để trải nghiệm kỹ năng mới học được làm con quên việc ăn. Bước vào giai đoạn 1 tuổi bé thường khó ngủ, ngủ ít hơn trong cả ngày và đêm. Con mệt quá, buồn ngủ khi ngày ngủ không đủ giấc. Những trẻ chưa có khả năng tự ngủ, tình trạng này còn khó khăn hơn khi không tự mình đi vào giấc ngủ. Những biến động trong cơ thể cũng khiến con gặp giấc mơ sợ hãi làm trẻ 1 tuổi khóc đêm. |
✔️ Bám mẹ hoặc người chăm sóc | Con chưa định nghĩa được sự vật, sự việc mới mẻ xung quanh mình, nhận thức nhạy cảm của bé lập tức báo động. Giai đoạn này, trong nhận thức của bé, phụ huynh và con vẫn không thể tách rời. Trẻ yên tâm hơn khi được ở bên cạnh mẹ và được an ủi vỗ về. Thậm chí có em bé bám chặt người mẹ, trẻ chỉ cần mẹ ở trong tầm mắt để thỉnh thoảng ôm. |
✔️ Tâm trạng thay đổi thất thường | Trẻ đang vui bỗng có sự thay đổi nhỏ cũng khiến con trở nên dễ cáu giận. Con cũng bắt đầu thể hiện nỗi lo lắng, sợ hãi trước sự việc nào đó. Chẳng hạn sự xuất hiện của một món đồ chơi mới hay quá trình tự tắm. Thậm chí phụ huynh cũng nhận thế bé dễ tủi thân, hay òa khóc. |
Bạn đang quan tâm: Cách khắc phục khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ
Sau đây là một số lưu ý quan trọng bố mẹ cần nắm khi gặp các độ tuổi khủng hoảng của trẻ, cụ thể:
Dù lên 1 hay bất cứ độ tuổi nào bé cũng cần được ăn uống, nghỉ ngơi đều đặn để giữ sức khỏe, tinh thần tốt. Có như vậy, mức độ bực bội của trẻ giảm dần đi.
Bố mẹ hãy khuyến khích bé vận động, đặc biệt là vui chơi khám phá ngoài thiên nhiên. Vận động tích cực và sự gần gũi với thiên nhiên không chỉ giúp con tăng nhận thức còn giải tỏa căng thẳng.
Xem thêm: Top trường mầm non tốt cho trẻ 1 tuổi
Phụ huynh cần sắp xếp đồ đạc trong nhà phù hợp với sự phát triển của con theo từng thời kỳ. Nhằm tạo cơ hội cho bé khám phá môi trường xung quanh trong giới hạn an toàn.
Từ đó mẹ hãy dạy con tự làm những việc trong khả năng của bé để phục vụ nhu cầu cá nhân. Chẳng hạn tập đánh răng, lấy đồ, tự lấy sách và đồ chơi trên giá kệ,…
Bạn hãy báo trước cho con về những sự việc sắp xảy ra. Lúc này trẻ càng nhạy cảm với sự thay đổi, phụ huynh hãy giới thiệu trước với bé về những điều sắp xảy ra với bản thân.
Hành động này không chỉ tăng nhận thức và chuẩn bị tâm lý cho bé còn hỗ trợ niềm tin, cảm giác an toàn về thế giới xung quanh. Giai đoạn này nhu cầu có mẹ và nỗi sợ bị bỏ rơi cũng là vấn đề nhạy cảm với bé. Nếu phụ huynh vắng mặt hãy nói với trẻ là tạm thời bố mẹ rời khỏi phòng và quay lại.
Dù con khóc nhưng bạn vẫn nói và rời đi dứt khoát, tránh kéo dài thời gian tạm biệt. Dần bé hiểu mọi thứ vẫn ổn khi không có mẹ ở đó và yên tâm rồi phụ huynh quay lại. Ban đầu mẹ chỉ rời đi trong khoảng vài phút và quay lại ngay khi con bắt đầu hiểu chuyện bạn có thể tăng thời gian vắng mặt.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần kiên nhẫn đồng hành cùng bé để giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả và an toàn.
Có thể thấy, khủng hoảng tuổi lên 1 xảy ra do nhiều nguyên nhân và có những biểu hiện khác nhau ở trẻ. Bố mẹ cần nắm rõ để cùng con vượt qua giai đoạn này một cách hiệu quả.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây giúp phụ huynh nắm rõ hơn về tình trạng khủng hoảng tuổi lên 1. Bạn cần thấu hiểu, kiên nhẫn đồng hành cùng bé trên con đường cùng bé khôn lớn.
Đăng bởi: PhamMai
25/04/2025
56
Đọc tiếp
23/04/2025
256
Đọc tiếp
22/04/2025
96
Đọc tiếp
19/04/2025
152
Đọc tiếp
12/04/2025
205
Đọc tiếp
12/04/2025
191
Đọc tiếp
12/04/2025
158
Đọc tiếp
12/04/2025
150
Đọc tiếp