Siêu ưu đãi đầu năm chỉ có trên KiddiHub

Giảm 100% học phí tháng đầu
0 giờ : 0 phút : 0 giây
Tìm kiếm bài viết

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ: Tìm hiểu nguyên nhân và giai đoạn

Đăng vào 24/05/2023 - 09:44:50

2340

Mục lục

Xem thêm

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ: Tìm hiểu nguyên nhân và giai đoạn

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ thường xuất hiện vì có sự thay đổi, phát triển nhanh chóng. Qua đó, các con không thể làm chủ được chính bản thân mình. 

Vậy khủng hoảng tâm lý là gìGiai đoạn khủng hoảng tâm lý của trẻ như thế nào? Thắc mắc sẽ được giải đáp ngay trong bài viết bên dưới mời quý bạn cùng theo dõi!

Giải đáp khủng hoảng tâm lý là gì?

Khủng hoảng tâm lý ở trẻ là thời kỳ chuyển đổi đặc biệt về mặt sinh lý cơ thể với gia tăng hormone nội tiết tố cả nữ, nam. Điều này thúc đẩy sự tăng trưởng, xuất hiện khác biệt về đặc thù mỗi giới tính. Nếu chưa tương thích về sự phát triển sẽ làm cho trẻ cảm thấy áp lực, căng thẳng.

khung-hoang-tam-ly-o-tre-1
Khủng hoảng tâm lý là thời kỳ chuyển đổi đặc biệt về mặt sinh lý cơ thể

Trên thực tế, dậy thì là độ tuổi nhạy cảm. Bởi khi bước sang giai đoạn này bất cứ ai cũng có sự thay đổi về thể chất và tinh thần. Đồng thời, cơ thể phát triển nhiều hơn so với trước đây. Điển hình như con trai vỡ giọng, mọc ria mép và con gái xuất hiện kỳ kinh nguyệt…..

Từ đó khiến trẻ cảm thấy bất an, lo lắng, bối rối và bị bạn bè trêu chọc. Nhất là những bạn chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về giai đoạn này cảm thấy rụt rè, xấu hổ.

Khi căng thẳng, áp lực về mặt tâm lý không được khắc phục sớm làm cho trẻ mắc hội chứng khủng hoảng. Thông qua đó, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sự phát triển tương lai, tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn hành vi, cảm xúc….

Nguyên nhân trẻ bị khủng hoảng tâm lý cha mẹ cần biết

Hiện nay có 2 nguyên nhân chính dẫn tới bất thường tâm lý ở trẻ. Trong đó do sự tác động trực tiếp tới cơ thể của trẻ và cú sốc gặp phải khi đối mặt với sự kiện không mong muốn. Cụ thể sẽ được Kiddihub đề cập bên dưới:

khung-hoang-tam-ly-o-tre-2
Trẻ bị khủng hoảng tâm lý do tổn thương trực tiếp đến cơ thể
  • Tổn thương trực tiếp tới cơ thể như bạo hành, trẻ bị đánh đập, bắt cóc, lạm dụng tình dục….
  • Xáo động về tâm lý như trẻ bị hành hạ, tai nạn, chứng kiến người thân qua đời, áp lực từ bên ngoài: Bị điểm kém, học hành quá sức….

Để con được thoải mái, tự tin vui chơi cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn. Trường hợp có dấu hiệu phụ huynh hãy tìm cách vượt qua khủng hoảng tâm lý và đưa ra giải pháp hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 5

Tìm hiểu biểu hiện trẻ bị khủng hoảng tâm lý

Sau khi nắm rõ nguyên nhân trẻ bị khủng hoảng tâm lý phụ huynh cần biết biểu hiện. Một số biểu hiện trẻ bị khủng hoảng tâm lý phổ biến như sau:

khung-hoang-tam-ly-o-tre-3
Trẻ bị khủng hoảng tâm lý thường ích kỷ, chống đối
  • Ích kỷ: Trẻ thường có xu hướng độc tôn, xem tất cả mọi thứ là của mình và không chia sẻ với mọi người. Điển hình như con không cho bạn bè đụng vào đồ chơi của mình và nhường nhịn đối phương.
  • Chống đối: Không nghe theo quyết định của thầy cô, cha mẹ và luôn sẵn sàng ẩu đả với mọi người xung quanh.
  • Vô lễ: Trước sự việc không theo ý muốn hoặc đối phương không đáp ứng yêu cầu con sẵn sàng to tiếng với người lớn. 
  • Ngoan cố: Cố chấp trước quyết định của mình dù sai hay đúng.
  • Bất quy tắc: Con tự làm điều bản thân cho là đúng mà không hỏi ý kiến của mọi người. Đồng thời, trẻ hướng đến sự độc lập ở mọi hành vi. Đặc biệt, con muốn thay hành động như tự ra ngoài một mình, tự nấu ăn và bất chấp hậu quả.

Nhìn chung, ở độ tuổi dậy thì các bé phải trải qua nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Vì thế, phụ huynh hãy quan tâm để sớm nhận ra triệu chứng bất thường. Qua đó, dạy con để sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Xem thêm: Khủng hoảng tuổi lên 4 - những điều ba mẹ cần biết

Chia sẻ 4+ giai đoạn khủng hoảng tâm lý của trẻ

Mỗi giai đoạn ở độ tuổi khác nhau trẻ sẽ gắn liền nét tính cách mới nhằm thích nghi. Trường hợp không kịp theo thường dẫn tới tình trạng khủng hoảng tâm lý. Sau đây là 4+ giai đoạn mời cha mẹ cùng khám phá:

khung-hoang-tam-ly-o-tre-4
Mỗi giai đoạn ở độ tuổi khác nhau trẻ sẽ gắn liền nét tính cách mới

Giai đoạn

Chi tiết

✔ Giai đoạn tuổi ấu nhi(từ 0-3 tuổi)

 

  • Trẻ bắt đầu làm quen với môi trường mới lạ, rộng lớn hơn. Đồng thời, con phải thích nghi sự thay đổi thể chất theo mỗi giai đoạn như nằm, lẫy, bò, đứng, đi và chạy. 
  • Phát triển tri giác, tình cảm và cảm xúc.
  • Trẻ tò mò, muốn khám phá mọi thứ từ nhận biết hình ảnh, âm thanh tới bộ phận cơ thể, nhất là người thân.
  • Trong giai đoạn này con phát triển mạnh về mặt tình cảm, gắn bó sâu sắc với mẹ, người thân trong gia đình. Vì là những người gần gũi tiếp xúc nên vỡ òa khi gặp người lạ, sợ phải xa mọi người, sợ hãi khi đi học mẫu giáo. 
  • Do đó, phụ huynh hãy cho con rèn luyện ở môi trường mới. Điển hình như các lớp giáo dục kỹ năng sống uy tín nhằm trang bị tốt cho con kiến thức đời sống, tâm lý.

✔ Khủng hoảng tuổi lên ba(từ 3 đến 6 tuổi)

 

  • Giai đoạn này con có bước phát triển tốt về ngôn ngữ, thể chất. Trẻ nghe cũng như bắt chước cách nói chuyện người lớn nhanh. Tuy nhiên, vì chưa phát triển hoàn toàn nên khả năng phát âm bị ngọng, nói khó nghe. 
  • Khi giao tiếp con hay hờn dỗi, khóc vì chưa thể diễn đạt hết mong muốn cho mọi người hiểu. 
  • Trẻ xuất hiện nhu cầu tự lập, làm theo ý bản thân muốn như tự đi chơi, mặc quần áo…. Thế nhưng, bản tính bao bọc của che mẹ thường ngăn cấm tự làm hoặc làm hộ.
  • Việc làm này khiến con có thái độ ương ngạnh, bướng bỉnh. Để giúp con vượt qua phụ huynh hãy chú ý thay đổi trong tính cách của trẻ. Thông qua đó đưa ra phương pháp giáo dục kỹ năng sống phù hợp.
  • Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con tham gia hoạt động thư giãn như lớp học kỹ năng sống trẻ em, khóa hè bán trú…..

✔ Giai đoạn tiền tiểu học(từ 6-11 tuổi)

  • Vì là giai đoạn chuyển biến quan trọng từ học sinh mẫu giáo thành học sinh tiểu học. Vậy nên, con thường gặp khó khăn trong việc thích nghi như làm quen với cô giáo, bạn, trường lớp mới….
  • Khả năng tập trung bị ảnh hưởng nhiều vì thời gian, tổ chức hoạt động khác nhau. Ngoài niềm vui rằng bản thân đã trưởng thành, lớn hơn thì một số bé có tâm lý lo sợ khi phải tới trường. 
  • Do đó, cho con tham gia trải nghiệm kỹ năng sống về tiểu học rất cần thiết. Bằng cách này trẻ sớm vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý ở trẻ.

✔ Giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì(từ 11 đến 15 tuổi)

 

  • Đây là giai đoạn khủng hoảng tâm lý ở trẻ khó khăn nhất. Bởi các con chuyển giao từ học sinh tiểu học lên trung học cơ sở. Lúc này trẻ có nhiều thay đổi mà mình chưa kịp thích nghi là thay đổi sinh lý, cơ thểtâm lý.
  • Sự phát triển vượt trội về cơ thể như ngoại hình, vóc dáng, cân nặng làm con cảm thấy trưởng thành. Thế nhưng, hệ xương, cơ chưa được nhanh nhạy nên việc đổ vỡ đồ đạc rất bình thường. 
  • Tuy nhiên, người lớn thường phán xét trẻ qua hành động này là hậu đậu. Thời điểm này rất thuận lợi để con tập huấn kỹ năng sống, áp dụng vào đời sống thật. 
  • Việc phát triển sinh lý như hiện tượng kinh nguyệt, mộng tinh làm cho trẻ có tâm lý ngại ngùng, không muốn chia sẻ với người thân. 
  • Tóm lại cha mẹ hãy đổi vai, đứng vào vị trí con để thấu hiểu nghĩ và mong muốn gì, cần gì từ mình.  

 

Kết luận

Tương tự như chứng trầm cảm, để giải tỏa khủng hoảng tâm lý bạn hãy kiên trì và thấu hiểu. Đồng thời, cha mẹ hãy giúp con nhận thức hành vi và tôn trọng sự độc lập trong khuôn khổ.

Hy vọng những gợi mở bên trên giúp bạn nắm rõ nguyên nhân và các giai đoạn của khủng hoảng tâm lý ở trẻ. Sớm liên hệ đến Kiddihub để được chuyên gia tư vấn bạn nhé.

Đăng bởi: PhamMai

PhamMai PhamMai

Bài viết liên quan

[PDF] Phương pháp Montessori – Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao

21/05/2025

64

[PDF] Phương pháp Montessori – Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao
Tải ngay sách Phương pháp Montessori – Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao – cẩm nang giáo dục sớm dành cho cha mẹ hiện đại

Đọc tiếp

Cha ủy quyền cho mẹ nuôi con được không?

13/05/2025

146

Cha ủy quyền cho mẹ nuôi con được không?
Cha ủy quyền cho mẹ nuôi con được không? Thủ tục ủy quyền nuôi con thực chất là như thế nào? Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Kế hoạch hoạt động của hội cha mẹ học sinh năm học 2025-2026

13/05/2025

224

Kế hoạch hoạt động của hội cha mẹ học sinh năm học 2025-2026
Kế hoạch hoạt động của hội cha mẹ học sinh năm học 2025-2026. Lợi ích của việc triển khai kế hoạch hoạt động của hội cha mẹ học sinh

Đọc tiếp

Cách xưng hô khi họp phụ huynh đúng chuẩn mực, giao tiếp hiệu quả

13/05/2025

356

Cách xưng hô khi họp phụ huynh đúng chuẩn mực, giao tiếp hiệu quả
Cách xưng hô khi họp phụ huynh đúng chuẩn mực, giao tiếp hiệu quả. Những điều cần lưu ý trong cách xưng hô khi họp phụ huynh

Đọc tiếp

cách bầu ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025-20236

13/05/2025

160

cách bầu ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025-20236
Ý nghĩa và vai trò quan trọng của ban đại diện cha mẹ học sinh trong môi trường giáo dục hiện đại. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Hướng dẫn cách làm giấy mời họp phụ huynh hiệu quả nhất

13/05/2025

273

Hướng dẫn cách làm giấy mời họp phụ huynh hiệu quả nhất
Hướng dẫn cách làm giấy mời họp phụ huynh hiệu quả nhất. Top 10 mẫu giấy mời họp phụ huynh đẹp, phổ biến hiện nay. Hãy cùng Kiddihub tìm hiểu nhé!

Đọc tiếp

Hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025-2026

13/05/2025

140

Hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025-2026
Hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2025 - 2026. Những lưu ý khi tham gia hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh

Đọc tiếp

Bài phát biểu của phụ huynh ngày tổng kết năm học 2025-2026

13/05/2025

2709

Bài phát biểu của phụ huynh ngày tổng kết năm học 2025-2026
Bài phát biểu của phụ huynh ngày tổng kết năm học 2025-2026. Tổ chức Ban đại diện của cha mẹ học sinh trường được quy định như thế nào?

Đọc tiếp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • ...
  • Trang tiếp